Cơ quan đặc biệt mới được ghi âm, ghi hình ngụy trang
Chỉ cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội được sử dụng thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị.
Bộ Công an đang lấy ý kiến rộng rãi cho dự thảo Nghị định quy điều kiện kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị.
Theo Bộ Công an, trong những năm qua, tình hình kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang để ghi âm, ghi hình, định vị diễn ra rất phức tạp, gây bức xúc trong xã hội, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa quốc phòng, an ninh, trật tự của đất nước.
Các phần mềm nghe lén trên điện thoại ngày càng được sử dụng phổ biến- ảnh minh hoạ
Video đang HOT
Qua công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, Bộ Công an đã phát hiện nhiều vụ, việc đối tượng sử dụng thiết bị, phần mềm ngụy trang để ghi âm, ghi hình, định vị; điển hình là vụ Công ty Việt Hồng công khai quảng cáo sản phẩm phần mềm Ptracker và đã thực hiện giám sát hơn 14.000 tài khoản điện thoại di động, cho phép đối tượng thuê dịch vụ phần mềm Ptracker của công ty Việt Hồng để bí mật quay phim, chụp ảnh, ghi âm cuộc gọi, định vị điện thoại trái pháp luật…
Ngoài ra, Bộ Công an đã xác định có ít nhất 24 cá nhân, tổ chức có hành vi công khai quảng cáo, buôn bán thiết bị và cung cấp các dịch vụ tương tự như Công ty Việt Hồng.
Những người sử dụng các thiết bị ghi âm, ghi hình, định vị được ngụy trang dưới vỏ bọc đồ vật bình thường hoặc phần mềm theo dõi được cài đặt trái phép trên các thiết bị điện tử, máy tính xâm phạm quyền bí mật riêng tư của cá nhân, hoạt động của cơ quan, tổ chức, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, gây bức xúc trong xã hội.
Theo dự thảo vừa được Bộ Công an công bố, các hoạt động kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị gồm: sản xuất, lắp ráp, vận chuyển, tồn trữ, mua bán, cho thuê, sửa chữa thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị là hoạt động kinh doanh có điều kiện, bắt buộc phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do cơ quan thẩm quyền thuộc Bộ Công an hoặc Bộ Quốc phòng cấp.
Theo dự thảo Nghị định, chỉ có 3 nhóm đối được được kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị gồm: Cơ sở kinh doanh thuộc Bộ Công an; Cơ sở kinh doanh thuộc Bộ Quốc phòng phục vụ cho lực lượng Quân đội nhân dân; Cơ sở kinh doanh không thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng được Bộ Công an có văn bản chấp thuận.
Dự thảo cũng nêu rõ chỉ cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội được sử dụng thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị phục vụ cho hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm và nhiệm vụ quốc phòng.
Đồng thời, dự thảo nêu rõ 8 hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có: Lợi dụng hoạt động kinh doanh để thực hiện hành vi xâm hại đến an ninh, trật tự; Sử dụng thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị gây phương hại an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; Sản xuất, lắp ráp, vận chuyển, tồn trữ, mua bán, cho thuê, sửa chữa trái phép thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị…
Theo Người Lao Động
Bộ Công an: Sẽ ghi âm, ghi hình việc hỏi cung bị can
Theo Bộ Công an, việc ghi âm, ghi hình sẽ phục vụ cho công tác hỏi cung, đối chất, nhận dạng, thẩm vấn, giám sát của VKS, luật sư; giúp thu thập các lời khai, chứng cứ cho quá trình điều tra phá án.
Thông tin từ Cổng thông tin điện tử Bộ Công an, Bộ Công an vừa thành lập ban chỉ đạo, tổ giúp việc xây dựng Đề án tổng thể về ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can.
Theo đó, Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an giữ vị trí trưởng ban chỉ đạo; Thượng tướng Lê Quý Vương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an giữ vị trí phó trưởng ban; các thành viên Ban chỉ đạo là đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành có liên quan.
Lực lượng công an sẽ ghi âm, ghi hình trong quá trình hỏi cung bị can (Trong ảnh là Công an tỉnh Lào Cai đang lấy lời khai của Tẩn Táo Lở, bị can trong vụ thảm sát khiến bốn người tử vong)
Thượng tướng Lê Quý Vương cho biết ghi âm, ghi hình có âm thanh trong hỏi cung bị can là quy định mới của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Đây là một nhiệm vụ quan trọng cần được triển khai thực hiện một cách nghiêm túc, đúng pháp luật đảm bảo thực hiện quyền con người theo quy định của Hiến pháp, pháp luật. Việc làm này không chỉ phục vụ cho công tác hỏi cung mà còn phục vụ công tác đối chất, nhận dạng, thẩm vấn, giám sát của viện kiểm sát, luật sư, giúp thu thập các lời khai, chứng cứ cho quá trình điều tra phá án.
Trước đó, ngày 2-8, Bộ Công an có Quyết định số 3203/QĐ-BCA thành lập Ban chỉ đạo, tổ giúp việc xây dựng Đề án về cơ sở vật chất, bộ máy, cán bộ và lộ trình cụ thể việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can.
Đề án tổng thể về ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can ra đời căn cứ theo Nghị quyết số 110/2015/QH13 của Quốc hội khoá XIII về việc thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự; Quyết định số 371/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự; Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự trong CAND và công văn cử người của các bộ, ngành có liên quan.
Theo Tuyến Phan (Pháp Luật TPHCM)
2 kẻ trộm nhẫn kim cương bị camera ghi hình Khi đột nhập 1 nhà hàng Nhật để trộm tài sản, 2 thanh niên gây án đã bị camera trong nhà hàng này ghi hình lại nhân dạng. Vụ trộm được xác định xảy ra vào đêm 5/6 tại nhà hàng Sakura (theo phong cách Nhật Bản, ở đường Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận 1) do ông Kenichi (SN 1959, quốc...