Cơ quan chức năng xử lý vụ người đàn ông gây sự với đội công tác y tế
Mới đây, trên mạng xã hội đã lan truyền đoạn clip ghi lại việc một người đàn ông ăn mặc khá lịch sự, tiến đến bàn làm việc của nhân viên y tế rồi thể hiện thái độ bức xúc, đạp đổ bàn.
Theo chủ đoạn clip, sự việc xảy ra tại Thành phố Hồ Chí Minh và người đàn ông này không bằng lòng với việc các nhân viên để bàn làm việc ở gần nhà của mình.
Người đàn ông tung cước đạp đổ bàn làm việc của nhân viên y tế. (Ảnh: Chụp màn hình)
Mặc dù những người ở đó đã lên tiếng khuyên người đàn ông phải bình tĩnh thì mới giải quyết được mọi chuyện, song người này không hề nhượng bộ mà tiếp tục to tiếng: “Không biết cái gì hết. Sao có thể bình tĩnh được. Mọi người sợ dịch bệnh, tôi cũng sợ chứ.”
Bên dưới đoạn clip, còn xuất hiện bình luận đã giải thích cho tình huống khi đó: “Sự việc là do đội bảo vệ và ban quản lý có ca nghi nhiễm Covid-19 nên tổ chức lấy mẫu ở cuối đường cho dân dễ tập trung. Nhưng ở khu vực đó là đất trống lớn không có cây xanh, chiều gió giật rất mạnh, nắng gắt nên đội y tế mới chọn căn nhà bỏ hoang làm điểm làm.
Trong lúc chuẩn bị làm, chị vợ nhà ấy có ra nhắc không được để bàn hành chính trước cửa, sau đó đội mới đang dọn xuống đường để làm thì ông này tới đạp đổ liền mà không hề nói năng gì, cũng không cần biết đó là mẫu bệnh hay không.”
Người này sau đó tiếp tục to tiếng, đuổi tổ công tác lấy mẫu đi. (Ảnh: Chụp màn hình)
Người đàn ông đạp bàn làm việc, đuổi nhân viên y tế ở Thành phố Hồ Chí Minh. (Clip: Người Lao Động)
Thời điểm đoạn clip xuất hiện vẫn chưa thể xác minh được thông tin chính xác nhưng với hành động của người đàn ông này, rất nhiều người tỏ thái độ bất bình. Họ cho rằng việc gì cũng có thể từ tốn giải quyết bằng lời nói chứ không nên động tay, động chân, nhất là đối với các nhân viên y tế đang nỗ lực chống dịch.
Công an cho biết sẽ vào cuộc xác minh thông tin này. (Ảnh: Chụp màn hình)
Theo Thanh Niên, trong ngày 22/7, Chủ tịch UBND xã Phước Kiển, Huyện Nhà Bè, ông Lê Quốc Khanh cho biết đã nắm được thông tin về đoạn clip trên mạng xã hội này. Ngay sau đó, Chủ tịch UBND xã Phước Kiển chỉ đạo Công an xã Phước Kiển mời người này về làm rõ, xử lí theo quy định.
Ông Khanh khẳng định: “Sự việc có phải diễn ra như mạng xã hội chia sẻ rằng người này không cho tổ công tác lấy mẫu trước nhà mình hay không thì công an xã sẽ xác minh, lập hồ sơ để xác định hành vi, xử lí và sẽ có kết quả báo cáo về UBND xã. Sau đó, xã sẽ thông tin kết quả xử lí.”
Trong lúc các y bác sĩ đang nỗ lực để chiến đấu với dịch bệnh, việc nhận được sự cảm thông, hỗ trợ từ mọi người là vô cùng đáng quý. Trên thực tế, không phải ai cũng có hành động giống với người đàn ông trong clip. Nhân viên y tế cũng không ít lần cảm nhận được sự ấm áp thông qua sự giúp sức của bà con.
Anh nhân viên y tế muốn trả tiền ăn nhưng chủ quán nhất định không lấy. (Ảnh: Chụp màn hình)
Chẳng hạn như hồi tháng 6 vừa rồi, mạng xã hội cũng xôn xao về đoạn clip nhân viên y tế ngồi trên xe cấp cứu dừng lại mua bánh mì ven đường. Chủ quán khi đó không hề tỏ ra sợ sệt vì phải tiếp xúc với xe cứu thương mà ngược lại vô cùng nhiệt tình chuẩn bị đồ ăn và thậm chí là từ chối lấy tiền.
Hay cách đây chưa lâu, chị Ngọc Mai ở Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định đóng cửa hàng trà sữa của mình để làm gần 600 ly nước chuyển đến tặng cho các bác sĩ tuyến đầu chống dịch. Mặc dù gặp nhiều khó khăn từ khâu chi phí đến vận chuyển nhưng vợ chồng chị Mai vẫn hoàn thành được ý định này, phần nào góp sức giúp nhân viên y tế đang vất vả làm việc.
Chị Mai chuẩn bị trà sữa gửi tặng các y bác sĩ trong khu cách ly.
Hiện sự việc về người đàn ông nói trên vẫn đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều dân mạng. Bạn nghĩ sao về hành động của người đàn ông trong clip, hãy chia sẻ cho chúng tôi biết nhé.
Nam sinh gây sốt khi nhảy 'Hạ còn vương nắng' để bé gái không sợ lấy mẫu nCoV
Để đồng đội dễ dàng lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2, nam sinh Lưu Hải Phong liền nhảy múa thu hút sự quan tâm của bé gái.
Video: Nam sinh nhảy múa thu hút sự chú ý của bé gái khi lấy mẫu SARS-CoV-2
Mạng xã hội đang lan truyền video nam sinh mặc bảo hộ màu xanh, nhảy trên nền nhạc "Hạ còn vương nắng" khi đi hỗ trợ lấy mẫu SARS-CoV-2. Nam sinh đó là Lưu Hải Phong, sinh viên năm nhất ngành Công tác xã hội, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM.
Phong cho biết, clip được quay ngày 20/7 khi em đang hỗ trợ công tác lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại quận Bình Tân, TP.HCM. Em bé trong clip khoảng 4 tuổi - em bé nhỏ nhất tại trung tâm thời điểm đó. Mới đầu, em bé khóc rất nhiều và bảo "mẹ ơi đau quá, con không lấy đâu".
Sau đó, bé liên tục đẩy tay của nhân viên y tế và không cho lấy mẫu xét nghiệm rồi khóc to. Lúc này Hải Phong đến gần bé gái, thực hiện động tác nhảy, vẫy hai tay, thu hút sự chú ý của bé. Nhờ vậy, em bé quên đi sự đau đớn và công tác lấy mẫu xét nghiệm cũng diễn ra nhanh chóng.
Lưu Hải Phong, sinh viên năm nhất ngành Công tác xã hội, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM.
Hành động ngẫu nhiên của Phong vô tình được đồng đội quay lại. Clip đăng tải trên tiktok thu hút sự chú ý của dân mạng. Đa số đều bình luận đó là hành động vô cùng dễ thương, gần gũi. "Nhiều người nhận xét qua clip thấy người Việt Nam dễ thương, ấm áp. Vì vậy em rất vui, đây cũng là kỷ niệm đáng nhớ nhất trong hành trình tham gia hoạt động tình nguyện của mình", Phong nói.
Hải Phong tham gia chiến dịch tình nguyện hỗ trợ công tác phòng chống dịch tại TP.HCM do Thành Đoàn phát động. Trước đó, nam sinh từng thực hiện nhiều chiến dịch thiện nguyện khác như góp gạo thổi cơm, hỗ trợ công tác lấy mẫu xét nghiệm tại nhiều ổ dịch trong thành phố. Em đã được đăng ký tiêm vaccine theo diện tình nguyện viên.
Đoàn tình nguyện của Phong gồm 11 người. Tất cả đều là sinh viên từ các trường đại học trên địa bàn thành phố. Công việc chính của các tình nguyện viên là truy vết, gọi điện thoại, hỏi về thông tin, tình trạng sức khỏe của những người nghi nhiễm. Bên cạnh đó, Phong và đồng đội tham gia hỗ trợ các y bác sĩ đi xuống địa phương để lấy mẫu xét nghiệm, lập danh sách các đối tượng khác nhau.
"Công việc của chúng em thường bắt đầu từ 7h sáng đến khoảng 10 giờ đêm, có hôm đến 12 giờ đêm tùy vào tiến độ công việc cũng như tình hình cụ thể tại các điểm truy vết ", Phong cho biết.
Để tham gia chiến dịch tình nguyện lần này, Hải Phong phải thuyết phục mẹ và gia đình rất nhiều. Phong hiểu được tâm lý lo lắng của phụ huynh khi con vào tâm dịch. Vì vậy, em hứa với mẹ sẽ cố gắng chăm sóc bản thân, phòng chống dịch cẩn thận để mẹ yên tâm và tự hào.
Nam sinh chia sẻ: "Khi tham gia chiến dịch lần này, thói quen sinh hoạt của em thay đổi nhiều. Em đeo khẩu trang 24/7, không chủ quan. Khi ra vào các phòng, các điểm lấy mẫu, chúng em cũng được khử khuẩn để đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, em và các bạn được hỗ trợ ăn uống đủ chất để đảm bảo sức khỏe trong quá trình hoạt động".
Nhóm sinh viên tình nguyện của Hải Phong.
Là sinh viên ngành Công tác xã hội, Hải Phong nhận thấy ngành học của mình liên quan rất nhiều đến những hoạt động đã tham gia. Phong bộc bạch, nếu chỉ học lý thuyết sẽ rất khô khan, nhưng khi thực hành thì dễ dàng tiếp thu hơn và thấy vui vẻ đối với những gì mình đang theo đuổi. Đến nay, hành trình tham gia hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19 của Phong kéo dài được hơn 10 ngày.
Nhói lòng nữ sinh đi chống dịch ở TP.HCM không thể về chịu tang bố "Sinh ly tử biệt" là điều mà không ai mong muốn gặp phải. Vì thế, giữa lúc đang xung phong vào tuyến đầu chống dịch tại TP.HCM, một nữ sinh đã vô cùng đau buồn khi hay tin người thân ở nhà đột ngột qua đời mà không thể về. Câu chuyện thương tâm này khiến dư luận cả nước vô cùng nghẹn...