Cơ quan chức năng sẽ có hướng dẫn chi trả cho người cung cấp thông tin vi phạm giao thông
Quy định cụ thể cùng hướng dẫn trong việc chi trả cho người cung cấp thông tin vi phạm và tiêu chí trả cho từng nội dung sẽ sớm được cơ quan chức năng đưa ra…
Cục CSGT cho biết, Nghị định 176/2024 của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2025 cho phép Bộ Công an được chi hỗ trợ cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm hành chính về TTATGT. Mức chi cho nội dung này là không quá 10% số tiề.n xử phạt vi phạm hành chính và tối đa 5 triệu đồng/vụ việc.
Người dân ghi hình vi phạm giao thông tại Hà Nội.
Theo đó, việc tiếp nhận thông tin, hình ảnh của người dân để xác minh, xử lý vi phạm trong lĩnh vực TTATGT đường bộ đã được thực hiện trong thời gian qua, lực lượng CSGT đã xử lý nhiều trường hợp vi phạm từ thông tin, hình ảnh do quần chúng nhân dân, các tổ chức cung cấp. Về đầu mối tiếp nhận, mới đây nhất, thông tư 73/2024 của Bộ Công an có nêu nội dung này.
Theo đó, đơn vị CSGT có trách nhiệm thông báo công khai: Địa điểm, địa chỉ bưu chính, hộp thư điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử, tài khoản mạng xã hội, số điện thoại đường dây nóng của đơn vị để cá nhân, tổ chức biết cung cấp thông tin. Đồng thời tổ chức trực ban 24/24 giờ để tiếp nhận, thu thập dữ liệu của cá nhân, tổ chức cung cấp.
CSGT tiếp nhận tin báo của người dân và thông tin đến đơn vị địa bàn xử lý vi phạm.
Video đang HOT
Đơn vị CSGT thực hiện tiếp nhận, thu thập dữ liệu gồm: Cục CSGT; Phòng CSGT; Đội CSGT trật tự thuộc công an cấp quận/huyện. Ngoài ra, người dân cũng có thể cung cấp thông tin, hình ảnh về vi phạm thông cài đặt, sử dụng VneTraffic do Bộ Công an phát triển.
Theo Thông tư 73/2024, quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu (thông tin, hình ảnh) do cá nhân, tổ chức cung cấp, được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 135/2021. Dữ liệu thu được cần đảm bảo: Không xâm phạm quyền tự do, danh dự, nhân phẩm, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân và tổ chức theo quy định của pháp luật. Đồng thời, phản ánh khách quan, chính xác, trung thực về hành vi vi phạm, thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm.
Đối với cơ chế chi trả tiề.n cho người cung cấp thông tin và tiêu chí xét chi trả cho từng nội dung và sẽ được các cơ quan liên quan sớm quy định cụ thể trong các văn bản hướng dẫn thực thi.
Do vậy những thông tin về việc cá nhân được nhận tiề.n thưởng từ cung cấp thông tin, hình ảnh vi phạm TTATGT trên mạng xã hội thời gian gần đây là không chính xác
Quy định về đèn tín hiệu giao thông từ ngày 1/1
Theo quy định tại Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, khi tín hiệu đèn giao thông là màu vàng, người tham gia giao thông phải dừng lại trước vạch dừng.
Điều 11 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực từ năm 2025, quy định, chấp hành báo hiệu đường bộ có nội dung mới về Tín hiệu đèn giao thông.
Cụ thể, tại khoản 4 Điều 11, tín hiệu đèn giao thông có 3 màu: Xanh, vàng, đỏ; có hiển thị thời gian hoặc không hiển thị thời gian.
(Ảnh minh họa: G.T.).
Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành như sau: Tín hiệu đèn màu xanh là được đi; trường hợp người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang đi ở lòng đường, người lái xe phải giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.
Khi tín hiệu đèn màu vàng, người tham gia giao thông phải dừng lại trước vạch dừng. Trường hợp đang đi trên vạch dừng hoặc đã đi qua vạch dừng mà tín hiệu đèn màu vàng thì được đi tiếp.
Trường hợp tín hiệu đèn màu vàng nhấp nháy, người lái xe được đi nhưng phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường hoặc các phương tiện khác.
Tín hiệu đèn màu đỏ là cấm đi.
Trước đó, trao đổi với phóng viên Dân trí, lãnh đạo Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe có hiệu lực từ 1/1.
Theo vị lãnh đạo, tại Nghị định này, nhiều hành vi vi phạm có mức xử phạt vi phạm hành chính tăng rất cao.
Cụ thể: Đối với ô tô, một số hành vi bị tăng mức xử phạt như: Mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn gây ta.i nạ.n giao thông sẽ bị phạt 400.000-600.000 đồng (mức phạt cũ); còn mức phạt mới từ 1/1 tăng lên 20-22 triệu đồng.
Với hành vi không chấp hành hiệu lệnh chỉ dẫn của người điều khiển giao thông, người vi phạm bị phạt 4-6 triệu đồng theo mức phạt cũ, và tăng lên 18-20 triệu đồng, theo mức phạt mới.
Hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, mức phạt cũ 4-6 triệu đồng, còn mức phạt mới 18-20 triệu đồng.
Đối với xe máy, một số hành vi bị tăng mức xử phạt như: Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông bị phạt 800.000-1 triệu đồng (mức phạt cũ), mức phạt mới sẽ là 4-6 triệu đồng.
"Để lập lại trật tự đòi hỏi việc thực thi pháp luật phải nghiêm minh, chế tài đủ tính răn đe, tương xứng với vi phạm, nhất là các hành vi cố ý xâm phạm trật tự an toàn giao thông", lãnh đạo Cục CSGT thông tin.
Diễn biến mới vụ rơi gãy 9 phiến dầm cầu trên cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu Liên quan sự cố rơi gãy 9 phiến dầm khi thi công cầu trên cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề nghị đán.h giá lại quá trình chuẩn bị thi công về kỹ thuật, độ an toàn, vị trí đặt xe cẩu. Ông Nguyễn Công Vinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa -...