Cơ quan Cảnh sát điều tra bộ công an: Bắt kẻ thuê ôtô đem thế chấp
Mới đây, Phòng 5 Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (phía Nam) đã bắt giữ và bàn giao đối tượng Trương Thanh Phong (ảnh, SN 1980, ngụ khu vực 4, Lê Hồng Phong, quận 10, TPHCM) cùng tang vật vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản cho Công an quận 2 tiếp tục điều tra, xử lý.
Theo thông tin ban đầu, anh N.T.C (ngụ phường Bình Trưng Tây, quận 2) cho một thanh niên tên Trần Văn Hùng (SN 1976, KHTT: P12, quận Tân Bình thuê một ôtô Chevorlet màu đen biển số 51A-032.90, với thời gian là một tháng. Bên thuê xe thế chấp một sổ hộ khẩu, một xe máy Attila và một số giấy tờ mang nhiều tên khác nhau. Đến ngày hôm sau, anh C. không thể liên lạc được với Hùng. Tiến hành kiểm tra thiết bị định vị GPGS (kết nối với chiếc xe nói trên), anh C. phát hiện thiết bị này đã bị cắt tại một gara sửa xe trên đường Phạm Văn Thuận (TP. Biên Hòa, Đồng Nai) chỉ sau vài giờ khi Hùng nhận xe.
Nhận được đơn trình báo của nạn nhân, các trinh sát Phòng 5 Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã vào cuộc, truy tìm tung tích Trần Văn Hùng và chiếc xe nạn nhân đã cho thuê. Tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, CQĐT phát hiện chiếc xe này cùng với giấy tờ hiện đang được thế chấp tại một tiệm cầm đồ. Toàn bộ giấy tờ liên quan đến chiếc xe đã bị làm giả. Từ những chứng cứ thu thập được, CQĐT xác định khả năng đây là một vụ lừa đảo tài sản nên mở rộng điều tra. Ngày 9-12-2011, các trinh sát phát hiện Trương Thanh Phong chính là Hùng, nên đã tiến hành bắt giữ đối tượng này tại chung cư Hưng Vượng (quận 7). Tiến hành kiểm tra nơi Phong ở, CQĐT phát hiện nhiều tài liệu liên quan đến 20 chiếc ôtô khác, không loại trừ khả năng đây là những con mồi đã bị Phong “phù phép” để trục lợi. Đáng chú ý, trong danh sách hàng chục chiếc xe này có những chiếc có giá trị rất lớn và một số xe có biển đăng ký của các tỉnh thành ở phí Bắc.
Theo nhận định ban đầu, rất có thể Phong là một mắt xích trong đường dây chuyên thuê ôtô sau đó làm giả các giấy tờ để thế chấp tại các tiệm cầm đồ. Hiện vụ việc đang được Công an quận 2 điều tra mở rộng, làm rõ. Đây là bài học cảnh giác đối với những người cho thuê xe ôtô.
Theo CATP
Lừa tiền tỉ vẫn sống nhởn nhơ
Khi người dân phát hiện mình bị lừa đã gửi đơn đến TAND huyện Tân Hồng (Đồng Tháp) để nhờ can thiệp và nơi đây đã ra quyết định phong tỏa tài sản. Sự việc tưởng chừng đã ổn thỏa, thế nhưng sau đó, cũng chính nơi đây lại tự ra quyết định hủy quyết định kê biên tài sản. Điều này tạo cơ hội cho con nợ bán sạch tài sản và vẫn sống thản nhiên, trong khi hàng chục bị hại chới với có nguy cơ mất hết tài sản đã cho vay lên đến gần chục tỉ đồng. Ai đã "tiếp tay" vào việc tẩu tán tài sản khiến dư luận bất bình?
Vợ chồng Võ Hồng Tân và Lê Thị Cẩm Vân đã làm hợp đồng thế chấp trạm xăng dầu này để vay hàng tỉ đồng của người dân, nhưng sau đó tìm cách bán cho người khác
VỢ CHỒNG CÙNG LỪA ĐẢO?
Mấy năm trước, từ huyện Hồng Ngự, vợ chồng ông Võ Hồng Tân và Lê Thị Cẩm Vân đến Tân Hồng làm ăn. Sau khi mở cơ sở kinh doanh buôn bán vật tư nông nghiệp, Tân - Vân đã thành lập DNTN kinh doanh xăng dầu Hồng Tân (nằm trên QL 30, thuộc thị trấn Sai Rài, Tân Hồng). Công việc làm ăn của vợ chồng Tân ngày càng mở rộng. Ông Tân còn ra ứng cử đại biểu HĐND thị trấn nên lấy được lòng tin của nhiều người ở đây và các xã lân cận. Cách đây 3-4 năm, vợ chồng ông Tân có tìm đến nhà anh Hòa mượn 150 triệu đồng, ngay sau đó trả sòng phẳng. Tuy nhiên, từ tháng 4 đến tháng 8-2009, vợ chồng chủ đại lý xăng dầu Hồng Tân tiếp tục đến nhà anh Hòa hỏi vay tổng cộng năm lần với số tiền khoảng 1,2 tỉ đồng để kinh doanh mua bán vật tư, xăng dầu. Do quá tin người nên trong những lần cho mượn, anh Hòa chỉ làm hợp đồng và tài sản thế chấp là Trạm xăng dầu Hồng Tân và Cửa hàng buôn bán vật tư nông nghiệp (số 111 Hùng Vương, thị trấn Sai Rài) mà không hề cầm, giữ giấy CNQSĐ những giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp...
Ngày 27-5-2010, anh Hòa tá hỏa khi phát hiện Tân - Vân đã bán tài sản thế chấp là cửa hàng vật tư nông nghiệp cho vợ chồng ông Tâm Cúc (nhà kế bên) và bán trạm kinh doanh xăng dầu Hồng Tân cho ông Phạm Ngọc Anh. Do không biết luật, khi phát hiện mình bị lừa đảo, anh Hòa lẽ ra đến tố giác tại cơ quan điều tra thì anh lại đến TAND huyện Tân Hồng gửi đơn để nhờ can thiệp. Anh Hòa còn phát hiện không chỉ mình anh là chủ nợ của vợ chồng chủ cây xăng Hồng Tân mà còn có đến cả chục người khác với số tiền trên 3,5 tỉ đồng. Cũng từ đây, các bị hại mới tá hoả bởi Tân - Vân chỉ dùng một tài sản mà thế chấp cho nhiều người trước khi vay tiền; đồng thời các tài sản thế chấp đã bị cặp vợ chồng này tẩu tán bằng hình thức chuyển nhượng cho người khác.
AI ĐÃ TIẾP TAY TẨU TÁN TÀI SẢN?
Sau khi phát hiện mình bị lừa đảo, nhiều người đã gửi đơn đến các cơ quan chức năng của huyện Tân Hồng để tố cáo sự việc, thì ngay trong ngày 27-5-2010, TAND huyện Tân Hồng ra quyết định số 01/QĐ-BPKCTT, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, buộc ông Võ Hồng Tân và bà Lê Thị Cẩm Vân không được chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản dưới mọi hình thức nhằm đảm bảo quyền lợi cho những người có liên quan. Chi cục thi hành án huyện Tân Hồng cũng ra quyết định "tạm ngưng việc đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất" của vợ chồng Tân - Vân cho ông Phạm Ngọc Anh và bà Ngô Thị Lan. Thế nhưng ngay sau đó, ngày 31-5-2010, Viện KSND huyện Tân Hồng có văn bản kiến nghị TAND huyện Tân Hồng phải ra quyết định hủy quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 01, ký ngày 27-5-2010 nêu trên. Theo VKSND huyện Tân Hồng lập luận tài sản không còn thuộc quyền sở hữu của ông Tân và Vân mà tài sản này đã thuộc về ông Phạm Ngọc Anh và bà Ngô Thị Lan, bởi giao dịch chuyển nhượng tài sản đã hoàn thành (!?). Nhận được kiến nghị của VKSND huyện, ngày 2-6-2010, TAND huyện Tân Hồng ra quyết định không chấp nhận kiến nghị và giữ nguyên quan điểm là áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Theo nhận định của TAND huyện, việc vợ chồng Tân - Vân chuyển nhượng cho ông Phạm Ngọc Anh và bà Ngô Thị Lan là chưa hoàn thành các thủ tục theo qui định, nên tài sản vẫn thuộc quyền sở hữu và quyền sử dụng của vợ chồng Tân - Vân, vì vậy kiến nghị của Viện là không có cơ sở.
Bất ngờ, bởi ngày 30-6-2010, Viện KSND tỉnh Đồng Tháp ban hành kiến nghị số 54, gửi Chánh án TAND tỉnh Đồng Tháp, yêu cầu khắc phục sửa chữa các vi phạm của TAND huyện Tân Hồng. Theo Viện này, ông Phạm Ngọc Anh đã hoàn tất thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền, là chủ sở hữu trạm xăng dầu Hồng Tân cùng với diện tích đất đã mua bán, chuyển nhượng... Do vậy, đến ngày 16-12-2010, TAND huyện buộc phải ra quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời mà trước đó chính cơ quan này đã ban hành. Đồng thời, ngày 17-12-2010 Chi cục thi hành án dân sự huyện Tân Hồng ra quyết định đình chỉ quyết định thi hành án.
Việc này cũng đồng nghĩa với sự "thắng lợi" của vợ chồng Tân - Vân. Nếu có ra tòa, Tân - Vân không còn tài sản để trả cho các bị hại lên đến tiền tỉ, không chỉ người dân mất trắng tài sản mà còn bức xúc vì vợ chồng chủ cây xăng Hồng Tân vẫn sống nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật...
Theo Công An TP
Bắt tạm giam 2 cán bộ Agribank Ngày 14.3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố các bị can, bắt tạm giam Nguyễn Thị Hương (50 tuổi), nguyên Giám đốc Phòng giao dịch Đức Trung, thuộc Chi nhánh Ngân hàng (NH) NN-PTNT (Agribank) H.Đức Thọ (Hà Tĩnh) về tội "vi phạm quy định cho vay"; Trần Trung...