Cổ phương kỳ diệu: Cách làm giảm đau răng nhanh chóng, hiệu quả theo bí quyết Đông y xưa
Không có ai trong đời là không bị đau răng, có người còn đau tái phát nhiều lần. Các danh y Trung Quốc giới thiệu bí quyết làm giảm đau răng đơn giản, hiệu quả, có lúc sẽ dùng đến.
Đông y hướng dẫn cách giảm đau rằng nhờ bấm huyệt, xoa bóp
Chúng ta đều biết rằng, Đông y có nhiều cách chữa bệnh vô cùng độc đáo, đơn giản mà hiệu quả. Các danh y bậc thầy vốn đánh giá rất cao tác dụng của việc xoa bóp bấp huyệt hàng ngày. Việc chăm sóc sức khỏe của người xưa thông qua những kinh mạch và huyết quản hay huyệt vị vẫn đang được đông đảo quần chúng nhân dân tin dùng cho đến ngày nay.
Đau răng được xem là căn bệnh “trong đời ai cũng sẽ mắc ít nhất một lần” hay thậm chí dân gian còn truyền nhau câu nói “không có đau gì khó chịu như đau răng” để chúng ta dễ hình dung sự khó chịu của căn bệnh phổ biến này và biết cách đề phòng nó.
Bệnh đau răng là một chuỗi các lý do liên quan đến những nguyên nhân khác nhau như sâu răng, viêm tủy, viêm vùng chân răng, viêm nướu lợi… Khi một cơn cấp tính bởi một nguyên nhân nào đó xảy ra, cơn đau sẽ rất nghiêm trọng.
Trong số đó, viêm tủy răng cấp tính thường có biểu hiện là những cơn đau liên tục, trầm trọng hơn vào ban đêm, bệnh nhân không thể phân định rõ hoặc miêu tả được cảm giác đau nhức.
Đau xung quanh lợi thường có cảm giác đau đớn dai dẳng, bệnh nhân rất khó chỉ ra vị trí của chiếc răng đau, khi viêm chân răng cấp tính thì bệnh nhân sẽ có cảm giác đau day dứt và nhìn thấy rõ các vùng sưng đỏ quanh chân răng.
Có nhiều cách để giảm cơn đau răng, nhưng nhiều khi dù bạn đã thử, cơn đau vẫn không ngừng tăng nặng. Đông y có một cách rất đơn giản và được cho là hiệu quả trong việc giảm đau cấp tốc, đó chính là mát xa bấm huyệt. Bạn hãy thử những cách sau đây.
1. Bấm huyệt hợp cốc
Đông y xưa đánh giá cao tác dụng của việc bấm huyệt, và y học Trung Quốc hiện đại cũng xem những thành tựu này là một phần không thể thiếu trong phòng ngừa và điều trị bệnh.
Video đang HOT
Về công dụng của huyệt hợp cốc, đây là huyệt vị được Đông y gọi là huyệt của khuôn mặt, có tác dụng giảm đau răng rõ rệt.
Huyệt hợp cốc còn gọi là huyệt hổ khẩu, nằm ở phần lõm tam giác giữa ngón trỏ và ngón cái (xem hình minh họa để xác định đúng vị trí).
Huyệt này thuộc về kinh dương minh đại tràng. Do kinh đại tràng đi qua vùng miệng, vòm họng và vùng răng lợi, vì thế bấm huyệt này có thể phòng ngừa và điều trị chứng đau răng và viêm lợi.
Bạn nên ghi nhớ bí quyết này, bấm huyệt hợp cốc có thể có tác dụng thần kỳ trong việc giảm đau răng. Hãy bấm, giữ 2 giây rồi thả lỏng 1 giây, bấm tiếp như vậy trong 3-5 phút. Khi bấm nên dùng lực 1 chút đủ mạnh, sau đó đổi tay.
Huyệt vị này nằm giữa xương quai hàm vùng má, ở chân tai đi xuống, nơi lõm vào khi bạn nhai (xem hình ảnh để xác định đúng vị trí).
Theo lý thuyết về kinh lạc, huyệt giáp xa có tác dụng chủ trị các vùng bị đau xuất hiện trên mặt và vùng cằm cổ.
Đặc biệt, huyệt giáp xa có tác dụng tuyệt vời đối với bệnh lệch mắt miệng, chứng méo mặt hoặc lác mắt. Không những thế, nếu xoa bóp bấm huyệt này có thể điều trị chứng bệnh thần kinh sinh ba, thần kinh vùng mặt gây tê bì có tác dụng rất tốt.
Thường xuyên bấm huyệt vị này còn có thể giúp giảm viêm tuyến giáp, đau chân răng, bao gồm các tác dụng trị liệu đối với người đã có bệnh nặng.
Khi bấm huyệt, nên ngồi ngay ngắn, chọn vị trí huyệt vị chính xác, dùng ngón cái và ngón út sờ vào huyệt và giữ, 3 ngón giữa thì thẳng ra ngoài, sau đó lại dùng 3 ngón giữa để xoa ấn lên vùng huyệt dướt cằm, bấm đến khi buồn buồn tê tê thì dừng lại. Mỗi lần thực hiện khoảng từ 1-3 phút, thực hiện nhiều lần trong ngày khi bạn có thời gian.
Điều đặc biệt cần chú ý, khi cơn đau răng xuất hiện, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao bị đau, nếu như đau răng do nóng trong, đau ở mức độ trầm trọng, thông thường sẽ đi kèm chứng miệng khô, đắng, triệu chứng đi ngoài táo bón, phân cứng. Trong trường hợp này, nên giải nhiệt cho dạ dày, có thể bấm huyệt giáp xa mạnh tay hơn chút.
Huyệt hợp cốc cũng có tác dụng làm sạch dạ dày, giảm tiêu chảy, hạ hỏa, điều chỉnh khí và giảm đau.
Khi đau răng do nóng thường có thể nhìn thấy các triệu chứng như chân răng hơi đỏ, hơi sưng nhẹ, thậm chí bị co thắt, đau đớn đi kèm với miệng khô, không có cảm giác thèm ăn uống. Trong trường hợp này, bấm huyệt xoa bóp nên nhẹ nhàng hơn, bấm huyệt giáp xa và hợp cốc để giảm nhiệt độ do sốt, giảm sưng và giảm đau.
*Theo Báo Cổ phương Trung y Dược (TQ)
Nguồn: soha.vn
Đau răng, sâu răng đến buốt óc chỉ cần một nắm lá này là trị tận gốc không cần phải đi nha sĩ...
Đau răng, sâu răng thật là một nỗi ám ảnh đối với các chị em. Không chỉ gây đau nhức, đau răng còn ảnh hưởng đến cả thẩm mỹ nữa. Vậy nên nếu đang khổ sở vì bị chứng đau răng, sâu răng hành hạ mọi người hãy thử dùng nắm lá này chữa trị nhé.
Nhiều người tốn rất nhiều tiền đi nha sĩ chỉ mong chữa tận gốc bệnh sâu răng của mình nhưng không khỏi. Thế nhưng sử dụng loại lá này thì rất nhanh hết-loại lá "thần dược" này chính là lá lốt. Moi ngươi co biêt tai sao la lôt lai co thê giam đau răng không?
Nguyên nhân bơi vi trong thân va la cua la lôt co chưa tinh dâu benzylacetat, beta caryophylen va alkaloid. Nhưng chât nay co tinh khang khuân cao giup giam sưng, tiêu viêm. Bên canh đo, la lôt co vi cay, mui thơm va tinh âm nên han chê đau nhưc răng hiêu quả. Vây chung ta cung tham khao công thưc sư dung la lôt chưa đau răng.
Công thưc 1
Chuân bi nguyên liêu:
- 20g la lôt.
- 3g muôi trăng.
- 50ml nươc.
Cach lam:
- La lôt mua vê rưa sach dươi voi nươc rôi ngâm vao châu nươc muôi loang.
- Thai nho la lôt rôi cho vao may xay sinh tô đê xay nhuyên cung 50ml nươc va 3g muôi trăng.
- Sau khi xay nhuyên thi đô vao chai, đây kin năp va đăt trong bao quan trong tu lanh đê dung dân.
- Môi ngay vao buôi sang sau khi ngu dây va trươc khi đi ngu hay lây chai nươc la lôt đê ngâm va suc miêng trong 5 phut. Thưc hiên liên tuc trong 3 ngay, cơn đau se giam đi hoan toan va biên mât. Đôi vơi nhưng ngươi bi chân răng đau chay mu co mui hôi thi ngâm nươc la lôt. Khoang 1-2 giơ sau se loai bo mu, lam sach chân răng va châm dưt cơn đau.
Công thưc 2
La lôt mua vê lây ca thân, canh va la đem rưa sach. Săc bo la lôt vơi nươc đên khi cô đăc lai thi dung thư nươc nay đê ngâm dân. Môi ngay hay ngâm 3 - 4 lân va thưc hiên liên tuc trong 3 ngay. Tinh trang đau nhưc răng se giam nhanh đên bât ngơ.
Công thưc 3
Ngoai công thưc dung la va thân, canh cua la lôt đê giam đau răng, ban con co thê rê cua no đê ap dung. Cach nay cung hiêu qua va không co mui hăc, kho ngưi.
Đâu tiên hay chuân bi 20g rê cây la lôt, rưa thât sach rôi gia nat vơi mây hat muôi va ep lây nươc côt. Sau khi đanh răng xong hay dung miêng bông cotton nho nhung vao hôn hơp rôi thâm vao vi tri răng bi đau. Ngâm va căn chăt răng trong khoang 3 - 5 phut thi suc miêng lai băng nươc muôi âm. Môi ngay thưc hiên 3 lân, chi sau 2-3 ngay tinh trang đau răng se co sư chuyên biên ro rêt.
Theo emdep.vn
Trên bàn tay có 1 điểm nếu bạn chịu khó ấn vào hằng ngày thì hiệu quả vô cùng "kỳ diệu" Ngón tay được xem là "trái tim thứ 2" của con người, nếu chăm sóc tốt các ngón tay theo cách này, nhiều bệnh nan y của bạn có thể sẽ bị "đánh bật". Hãy thử tập luyện ngay bây giờ. Theo Đông y, các bộ phận trên cơ thể được kết nối với nhau bằng nhiều hình thức, trong đó có các...