Cơ phó Airbus A320 đeo mặt nạ dưỡng khí trước khi tự sát
Trong khi cơ trưởng máy bay Airbus A320 tuyệt vọng dùng xà beng đập cửa buồng lái và thét lên: “Mở cánh cửa chết tiệt này ra!”, cơ phó Andreas Lubitz đeo mặt nạ dưỡng khí bình thản ngồi bên trong điều khiển máy bay lao vào dãy núi Apls, miền nam nước Pháp.
Tạp chí Pháp Paris Match trích dẫn nguồn tin từ các nhà điều tra vừa tiết lộ chi tiết mới nhất liên quan đến thảm kịch máy bay Airbus A320 của hãng hàng không giá rẻ Germanwings bị rơi ở vùng núi xa xôi, hẻo lánh ở miền nam nước Pháp hôm 24.3, khiến toàn bộ 150 người trên khoang thiệt mạng.
Cụ thể, cơ trưởng máy bay Patrick Sondenheimer đã nỗ lực vận dụng mọi cách, từ việc sử dụng một bình chữa cháy hay bình oxy đến một chiếc xà beng để phá cửa buồng lái vốn bị cơ phó Lubitz khóa chặt khi cơ trưởng vào nhà vệ sinh. Trong khi đó, cơ phó Andreas Lubitz ung dung đeo bình dưỡng khí, ung dung, bình tĩnh ngồi trong buồng lái điều khiển máy bay lao xuống, đâm vào dãy núi Apls. Hơi thở của anh ta được mô tả là bình thường, không chút gấp gáp, kích động.
Cơ phó Andreas Lubitz được cho là đã đeo bình dưỡng khí ung dung điều khiển máy bay lao đâm vào dãy núi Apls.
Tạp chí Pháp Paris Match dẫn nguồn tin thân cận với cuộc điều tra công bố đầy đủ diễn biến của vụ tai nạn xảy ra ngày 24.3 như sau: 10h00: Chuyến bay 4U9525 cất cánh từ Barcelona đến Dusseldorf sau khi bị trì hoãn trong khoảng một tiếng. Cơ trưởng Patrick Sondenheimer đã xin lỗi hành khách về sự cố này.
10h10: Cơ trưởng Patrick nói với cơ phó Lubitz: Tôi không kịp vào nhà vệ sinh trước khi máy bay cất cánh.
Cơ phó Lubitz trả lời: “Hãy đi bất cứ khi nào anh muốn”
10h27: Máy bay đạt độ cao 11,5 km (38.000 feet) Cơ trưởng yêu cầu cơ phó chuẩn bị cho việc hạ cánh. Cơ phó Lubitz làm theo yêu cầu của cơ trưởng và thúc giục cơ trưởng: “Anh có thể đi vệ sinh được rồi. Anh hãy đi ngay bây giờ đi”. 10h28: Tiếng ồn phát ra từ một ghế lái. Cơ trưởng tháo dây an toàn. Cánh cửa buồng lái mở. Cơ trưởng nói với cơ phó Lubitz rằng: “Bây giờ anh đang là người điều khiển máy bay đấy”. Cơ phó Lubitz nhẹ trả lời: “Tôi hy vọng thế”.
10h30: Cơ phó Lubitz một mình ngồi trong buồng lái. Anh ta khóa cánh cửa buồng lái bọc thép bằng cách ấn nút “Lock – khóa”. Từ đây, buồng lái không còn có thể mở ra từ bên ngoài. Lubitz bắt đầu tiến hành các thao tác lập trình để hạ độ cao máy bay.
Video đang HOT
10h33: Máy bay bắt đầu hạ độ cao nhanh chóng. Chiếc máy bay lao xuống với tốc độ 914.4 m/phút. Kiểm soát không lưu dưới mặt đất phát hiện vấn đề. Họ cố gắng liên lạc với máy bay. Tuy nhiên, cơ phó Lubitz không đáp trả. Giọng của cơ trưởng vang lên gay gắt khi ộng quay trở lại buồng lái từ nhà vệ sinh và phát hiện cửa buồng lái đã bị khóa chặt: “Là tôi đây”. Hình ảnh cơ trưởng xuất hiện trong một camera được trang bị bên trong buồng lái. Cơ phó Lubitz có thể nhìn thấy cơ trưởng trên màn hình nhưng anh ta không đáp trả. Cơ trưởng lấy một bình ô xy hoặc một bình chữa cháy để phá cửa buồng lái. Cơ phó Lubitz vẫn không có phản ứng gì. Cơ trưởng thét lên: “Vì chúa, mở cánh cửa chết tiệt này ngay”.
10h34: Cảnh báo đầu tiên vang lên. Cả âm thanh và hình ảnh. Cơ phó Lubitz vẫn im hơi lặng tiếng. Dù bị ngăn cách bởi cánh cửa buồng lái, những âm thanh đầu tiên cho thấy hành khách hoảng loạn nháo nhác chạy khắp các lối đi vẫn có thể được nghe thấy.
10h35: Cơ trưởng yêu cầu lấy xà beng đập và bẩy cửa buồng lái. Những tiếng va đập chói tai vang lên.
10h37: Cảnh báo thứ 2 vang lên bằng cả hình ảnh và âm thanh. Cảnh báo nhấn mạnh: “Cẩn thận địa hình, tăng độ cao lện”.
Cơ trưởng hét lên: “”Mở cánh cửa chết tiệt này ra”.
10h38: Hơi thở của cơ phó Lubitz thông qua mặt nạn dưỡng khí có thể được cảm nhận rõ ràng. Anh ta thở bình thường, không hề gấp gáp.
10h40: Một âm thanh lớn bên ngoài máy bay vang lên. Đồng thời, bên trong, tiếng la hét, huyên náo, hoảng loạn, nhiều người bật khóc. Cánh phải chiếc AirbusA320 va chạm vào sườn núi. Không có âm thanh nào khác ngoài tiếng chuông báo động và tiếng hành khách trên máy bay la hét., 10h41: Chiếc máy bay va chạm sườn núi ở độ cao 1,5 km (5.000 feet) và vẫn lao xuống với tốc độ 800 km/h.
Chi tiết mới trên được tiết lộ cùng thời điểm xuất hiện video tiết lộ những khoảnh khắc tuyệt vọng cuối cùng của hành khách trên chuyến bay tử thần. Video được cho là từ một thẻ nhớ điện thoại di động được thu hồi từ hiện trường vụ tai nạn. Theo tờ Bild của Đức, hành khách trên máy bay đã thét lớn “Ôi, chúa ơi!” bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Tuy nhiên, các quan chức chịu trách nhiệm điều tra vụ tai nạn đã lên tiếng phủ nhận sự tồn tại của đoạn video.
Ngoài ra, hãng bay Lufthansa cũng vừa ra tuyên bố, họ biết tiểu sử bệnh tình của cơ phó Andreas Lubitz. Cụ thể, Lubitz đã thông báo qua email về tình trạng bệnh lý của anh ta với hãng này vào năm 2009, sau khi tạm nghỉ khóa huấn luyện bay trong nhiều tháng.
Sau đó, Lubitz vượt qua tất cả các bài kiểm tra y tế, hoàn thành khóa huấn luyện và chính thức trở thành phi công của hãng này.
Theo NTD
Cơ phó máy bay Airbus A320 là kẻ tội đồ!
Hai ngày sau khi máy bay Airbus A320 của hãng Hàng không Đức rơi ở Pháp, công tố viên thành phố Marseille của Pháp, Brice tiết lộ thông tin gây chấn động.
Kết quả phân tích dữ liệu ghi âm buồng lái cho thấy, cơ phó của máy bay này đã lợi dụng lúc cơ trưởng ra khỏi buồng lái, chiếm quyền kiểm soát và cố tình lái máy bay đâm vào sườn núi. Thông tin này đã thổi bùng những nghi vấn về việc cơ phó tự sát vì trầm cảm...
Cơ phó cố ý phá hủy máy bay
Ngày 26/3, tại cuộc họp báo về vụ tai nạn máy bay Airbus A320 mang số hiệu 4U9525 của hãng Hàng không Germanwings (Đức) rơi ở vùng miền nam Pháp vào ngày 24/3, cơ quan công tố Pháp công bố đã giải mã được 30 phút cuối cùng trước khi máy bay lao vào núi. "Chúng tôi đã tách được đoạn ghi âm 30 phút cuối. Trong 20 phút đầu tiên, các phi công nói chuyện với nhau bình thường, tỏ ra lịch sự với nhau giống như hai phi công trên bất kỳ chuyến bay nào", công tố viên Brice Robin, của thành phố Marseille cho biết. Tuy nhiên sau đó, khi được cơ trưởng đề nghị điều khiển máy bay để mình ra khỏi buồng lái, cơ phó Lubitz, 28 tuổi đã khóa trái cửa. Khi cơ trưởng quay trở lại, Lubitz đã không chịu mở cửa.
Trong khi đó, hãng tin Abcnews dẫn lời ông Robin đưa tin, cơ phó đã không nói thêm bất cứ một lời sau khi cơ trưởng rời buồng lái. "Một sự im lặng tuyệt đối bao trùm buồng lái. Cơ phó thở bình thường, không nói một lời", ông nói. Trong những phút cuối cùng của máy bay, có những tiếng đập cửa rất mạnh và chuông báo động vang lên. "10 phút cuối cùng, cơ trưởng đã năn nỉ rất nhiều để có thể vào buồng lái, nhưng không thể. Cơ trưởng đập mạnh cửa, nhưng không có tiếng trả lời. Chỉ có tiếng thở của cơ phó... ", ông Robin nói.
Cơ phó Andreas Lubitz người có tiền sử bệnh trầm cảm được cho là đang trải qua khủng hoảng cá nhân tại thời điểm tai nạn xảy ra.
Cơ phó Lubitz có một loạt thao tác trên bảng điều khiển làm máy bay hạ độ cao và cuối cùng chiếc Airbus A320 đâm vào sườn núi khiến 150 người trên máy bay thiệt mạng. Nhiều người nguyền rủa viên cơ phó là "kẻ tội đồ", hay "kẻ giết người hàng loạt". Vị công tố Pháp mô tả đây là hành động "tự ý" và cho biết, hiện chưa rõ viên cơ phó có bất cứ mối liên hệ nào với khủng bố hoặc các nhóm cực đoan hay không. Khi được đề nghị tiết lộ tôn giáo của cơ phó Lubitz, ông Robin nhấn mạnh: "Tôi không nghĩ rằng đây là điều chúng ta nhất thiết phải biết".
Cơ phó đã bật nút "hệ thống giám sát chuyến bay" để hạ độ cao máy bay và nói "không chỉ một từ duy nhất" trong 10 phút cuối cùng trước khi máy bay đâm vào sườn núi. Theo ông Robin, cơ phó vẫn sống cho đến cú va chạm cuối cùng. "Cái chết chắc chắn đến ngay lập tức", ông Robin nói về các nạn nhân trên máy bay.
Cơ phó từng phải nghỉ học vì bệnh trầm cảm
Theo hãng hàng không Lufthansa, công ty mẹ của Germanwings, Lubitz, 28 tuổi, gia nhập hãng này năm 2013 và có 630 giờ bay. Trước đó, người này đã hoàn thành khóa huấn luyện tại hãng Lufthansa, ở thành phố Bremen, Đức. Lubitz xuất thân từ thị trấn Montabaur, cách Frankfurt khoảng gần 100km về phía Tây Bắc. Trong ngày 26/3, thị trấn này đã ra thông cáo chia buồn với gia đình nhưng không nêu tên Lubitz.
Lubitz là thành viên một câu lạc bộ hàng không tại Đức có tên LSC, và theo CLB này, Lubitz là thành viên của họ từ khi còn trẻ với mong muốn "hoàn tất giấc mơ được bay". Trên website của mình LSC đã đăng thông báo về cái chết của một thành viên có nêu tên Andreas Lubitz. "Các thành viên LSC Westerwald tiếc thương Andreas và 149 nạn nhân khác trong thảm họa này. Chúng tôi dành sự cảm thông sâu sắc nhất cho các nạn nhân thuộc mọi quốc tịch", thông cáo viết.
Tại thị trấn Montabaur, quê nhà của Lubitz, những người quen khẳng định với hãng tin AP rằng phi công này không có dấu hiệu gì của sự trầm cảm khi họ gặp lần cuối vào mùa Thu năm ngoái. Tuy nhiên, phi công này từng mắc chứng trầm cảm. Năm 2008, khi đang tham gia khóa huấn luyện bay, Lubitz đã phải nghỉ học vì chứng bệnh trầm cảm. Một người bạn cùng lớp của Lubitz đã nói với tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung rằng, thời gian huấn luyện căng thẳng khiến viên phi công này trầm cảm nặng và phải nghỉ một thời gian.
Tuy nhiên, khi bàn về căn bệnh trầm cảm của cơ phó Lubitz, đại diện hãng hàng không Lufthansa cho biết: "Chúng tôi tuyển chọn nhân viên rất kỹ lưỡng. Cũng như các phi công khác, Lubitz hàng năm đều được kiểm tra sức khỏe y tế, tuy nhiên không bao gồm vấn đề tâm thần. Đúng là Lubitz từng phải nghỉ học 6 năm trước nhưng những lần kiểm tra sức khỏe sau đó, bao gồm cả kiểm tra thể chất lẫn tâm thần, anh ấy đều đạt tiêu chuẩn 100%. Tôi không hiểu sao trước đó anh ấy phải nghỉ học".
Lịch sử lặp lại? - Năm 2013, máy bay số hiệu 470 của hãng hàng không LAM (Mozambique) cũng gặp nạn vì phi công tự sát. Trong vụ này, cơ trưởng đã nhập số liệu ra lệnh cho máy bay đâm thẳng xuống đất ngay sau khi cơ phó vừa ra ngoài, khiến toàn bộ 33 người trên máy bay thiệt mạng. - Năm 1997, chiếc máy bay Boeing 737 mang số hiệu 185 của hãng hàng không Silkair từ Jakarta tới Singapore cũng đã đâm xuống đất ngay sau khi cơ trưởng vừa rời khỏi buồng lái. - Ngày 31/10/1999, lợi dụng cơ trưởng vào nhà vệ sinh, cơ phó Gameel al-Batouti nói "con thuộc về Chúa", rồi tắt hệ thống bay tự động, tắt động cơ và điều khiển máy bay Boeing 767-366ER của hãng Egypt Air (Ai Cập) chúi mũi, đâm xuống Đại Tây Dương, sau khi cất cánh từ sân bay John F. Kennedy ở thành phố New York (Mỹ) để đến Ai Cập. Tất cả 217 người trên máy bay thiệt mạng.
Duy Linh
Theo_Người Đưa Tin
Tai nạn máy bay A320 ở Pháp: Phi công phụ muốn đâm vào núi tự sát - Phi công phụ khóa cửa nhốt phi công chính ở ngoài rồi nhấn nút hạ độ cao. Chiều 26-3, tại cuộc họp báo về vụ máy bay Airbus A320 của hãng hàng không giá rẻ Germanwings (Đức) rơi ở tỉnh Alpes-de-Haute-Provence (Pháp) làm 150 người thiệt mạng, ông Brice Robin, công tố viên TP Marseille phụ trách điều tra, đã cung cấp...