Cổ phiếu trôi về vùng đáy, cổ đông lớn nhất của Vietravel (VTR) muốn thoái bớt 11% vốn
Tạm tính tại mức thị giá cổ phiếu VTR hiện tại, Vietravel Corporation có thể thu về khoảng 38 tỷ đồng từ thương vụ thoái bớt vốn.
CTCP Tập đoàn Vietravel (Vietravel Corporation) vừa đăng ký bán hơn 1,78 triệu cổ phiếu VTR, tương đương 10,7% vốn của CTCP Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam (Vietravel). Giao dịch dự kiến thực hiện theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh từ ngày 16/12/2022 đến ngày 13/1/2023.
Vietravel Corporation là tổ chức có liên quan đến Chủ tịch HĐQT Nguyễn Quốc Kỳ và hiện đang là cổ đông lớn nhất của Vietravel nắm giữ gần 7,04 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 42,24%. Nếu giao dịch thành công, tổ chức này sẽ giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 31,5%. Ngoài ra, cá nhân ông Kỳ cũng đang trực tiếp nắm giữ 1,72% cổ phần tại Vietravel.
Trên thị trường, VTR hiện đang trong diện hạn chế giao dịch trên UpCOM và chỉ được giao dịch vào ngày thứ 6 hàng tuần do âm vốn chủ sở hữu. Cổ phiếu này giao dịch quanh vùng đáy với mức 21.400 đồng/cổ phiếu, giảm 75% so với đỉnh đạt được hồi đầu tháng 10/2019. Tạm tính tại mức thị giá này, Vietravel Corporation có thể thu về khoảng 38 tỷ đồng từ thương vụ thoái bớt vốn.
Video đang HOT
Về kết quả kinh doanh 9 tháng, Vietravel ghi nhận doanh thu đạt 2.680 tỷ đồng, cao gấp 4,4 lần so với cùng kỳ nhưng lại lỗ 108 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu do khoản lỗ từ công ty liên kết trong khi mảng du lịch đang đóng góp lợi nhuận khá tốt.
Theo giải trình, nhờ mở cửa du lịch cũng như rơi vào cao điểm dịp Hè, chỉ tính riêng mảng du lịch, doanh thu quý 3 của Vietravel đạt gần 1.500 tỷ đồng, gấp 26 lần cùng kỳ, lợi nhuận từ mảng du lịch đạt hơn 144 tỷ đồng. Ngược lại tại mảng hàng không, lợi nhuận từ các đường bay nội địa của Vietravel Airlines đang triển khai vẫn chưa bù đắp được cho các khoản chi phí.
Hiện, Vietravel Airlines đang trong quá trình thực hiện các thủ tục xin cấp phép để mở rộng đường bay quốc tế vào cuối năm 2022, đầu năm 2023. Với các đường bay quốc tế được đưa vào khai thác, Vietravel Airlines nhiều khả năng cân đối được chi phí và tạo được lợi nhuận cho Vietravel.
Ông Trần Đoàn Thế Duy, Tổng Giám đốc Vietravel cho biết hoạt động kinh doanh của công ty chỉ thực sự bắt đầu quay lại kể từ khi Chính phủ tuyên bố mở cửa đón khách du lịch quốc tế từ 15/3/2022. Với thông tin Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… sẽ hoàn toàn mở cửa du lịch cho du khách quốc tế trong quý 4/2022. Vốn được xem là thị trường truyền thống, doanh thu luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu Công ty, tỷ lệ lợi nhuận của các thị trường nước ngoài luôn ở mức cao, chắc chắn VTR sẽ hoàn thành vượt mức kế hoạch đã đặt ra trong năm 2022..
Dự báo trong quý cuối năm, ngành du lịch và hàng không tiếp tục có nhiều diễn biến thuận lợi với các sự kiện đặc sắc trong năm như Lễ Giáng Sinh, Tết Dương lịch, Tết Âm lịch, mùa du lịch lá vàng lá đỏ… Kế hoạch đặt ra trong quý 4/2022, Vietravel kỳ vọng đạt 150.000 lượt khách và 1.000 tỷ đồng doanh thu về du lịch.
Phiên 15/12: Tự doanh CTCK mua ròng 183 tỷ đồng trên HoSE, "gom" chứng chỉ quỹ FUEVFVND, VPB, HPG
Chiều ngược lại, tự doanh CTCK bắt đầu "xả" bớt cổ phiếu NVL sau giai đoạn liên tục mua ròng trước đó.
Thị trường chứng khoán có thêm một phiên giao dịch tăng điểm với sự đóng góp không nhỏ từ nhóm cổ phiếu trụ rổ VN30. Bộ ba cổ phiếu nhà băng gồm VPB, MBB và VCB trở thành những "công thần" nâng đỡ chỉ số chính tăng tới 3,6 điểm.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 4,89 điểm ( 0,47%) lên 1.055,32 điểm. HNX-Index giảm 0,25 điểm xuống 212,95 điểm và UPCoM-Index tăng 0,48 điểm lên 72,59 điểm. Thanh khoản trên HoSE đi ngang so với phiên trước với giá trị khớp lệnh đạt 11.226 tỷ đồng.
Theo dữ liệu từ HOSE, khối tự doanh phiên 15/12 mua ròng tổng cộng 183 tỷ đồng. Cụ thể, họ mua ròng 155 tỷ đồng khớp lệnh và mua ròng nhẹ gần 6 tỷ đồng thỏa thuận. Ngoài ra tự doanh CTCK còn mua ròng thêm gần 23 tỷ đồng chứng chỉ quỹ.
Tại chiều mua, nhóm tự doanh công ty chứng khoán tập trung mua mạnh nhất chứng chỉ quỹ FUEVFVND với gần 36 tỷ đồng. Theo sau lần lượt là VPB (29 tỷ đồng); HPG (27 tỷ đồng),...
Chiều ngược lại, CTCK tập trung bán ròng mạnh tại NVL (29 tỷ đồng), chứng chỉ quỹ FUEKIV30 (15 tỷ đồng), FUESVFL (10 tỷ đồng),...
Còn trên HNX, tự doanh mua ròng hơn 25 tỷ đồng, trong đó DDG được mua ròng mạnh nhất với 20 tỷ đồng, TIG cũng được mua ròng 4 tỷ đồng.
Trên UPCoM, tự doanh mua ròng gần 16 tỷ đồng với ba giao dịch tại ACV, MCM và NAB, trong đó NAB được mua ròng hơn 15 tỷ đồng.
Dragon Capital: Đỉnh điểm của sự bi quan đã qua đi, TTCK Việt Nam tăng trở lại trên nền định giá thấp Theo Dragon Capital, định giá thấp sẽ là cơ sở vững chắc để thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trở lại khi sự hoảng loạn qua đi và các áp lực suy thoái đã giảm bớt. Trong báo cáo tháng 11 mới công bố, Dragon Capital cho rằng thị trường trải qua tháng 11 đây biên đọng với áp lực bán giải...