Cổ phiếu TISCO tăng mạnh trong ngày loạt cựu lãnh đạo hầu toà
Mã TIS của TISCO tăng 2,91% lên 10.600 đồng trong ngày giao dịch chứng kiến VN-Index bật tăng mạnh gần 21 điểm.
Ngày giao dịch 12/4, sắc xanh được duy trì suốt thời gian giao dịch của thị trường, VN- Index bứt phá mạnh và kết phiên tăng 20,79 điểm lên 1.252,45 điểm. Đáng chú ý, thanh khoản khớp lệnh sàn HoSE cũng đạt mức cao kỷ lục 19.983 tỷ đồng.
Gang thép Thái Nguyên gặp khó khăn do dự án đầu tư mở rộng sản xuất giai đoạn 2 (TISCO II) vẫn chưa được tháo gỡ.
Xuôi theo diễn biến tích cực của thị trường, mã TIS của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO, mã chứng khoán TIS) tiếp tục bật tăng mạnh mẽ. Cụ thể, chốt ngày giao dịch, TIS đứng mức 10.600 đồng/cổ phiếu, tăng 2,91%, tương đương mỗi cổ phiếu tăng 300 đồng. Với hơn 284 triệu cổ phiếu đang lưu hành, vốn hoá thị trường của TISCO tăng thêm 85,2 tỷ đồng.
Tuy vậy tính từ đầu năm, cổ phiếu của doanh nghiệp thép này lại giảm 12,4%, tương ứng mỗi cổ phiếu “bay hơi” 1.500 đồng. Vốn hoá thị trường cũng bị thổi bay khoảng 426 tỷ đồng.
Việc mã TIS tăng trong ngày loạt cựu lãnh đạo của TISCO hầu toà khiến thị trường chú ý. Theo cáo trạng, dự án mở rộng giai đoạn 2 của TISCO được triển khai năm 2007 và do Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNS) chỉ đạo, kiểm soát; đơn vị trúng thầu là Tập đoàn Khoa học công nghệ và Thương mại luyện kim Trung Quốc (MCC).
TISCO ký với MCC hợp đồng EPC trị giá hơn 160 triệu USD, trong đó phần E (thiết kế) trị giá hơn 3,1 triệu USD, phần P (cung cấp thiết bị) giá gần 115 triệu USD và phần C (xây lắp) trị giá hơn 42 triệu USD.
Nội dung hợp đồng EPC thể hiện, MCC phải thi công, chạy thử, chuyển giao công nghệ, sửa chữa lỗi nếu có trong vòng 30 tháng. Tuy nhiên, MCC sau đó không thi công và đòi tăng giá.
Video đang HOT
Các bị cáo tại TISCO và VNS chấp thuận yêu cầu này đồng thời giới thiệu VINAINCON làm nhà thầu phụ thực hiện phần C.
Ngoài ra, phần C bị chuyển từ hợp đồng trọn gói (không đổi giá trị) sang hợp đồng theo đơn giá (giá hợp đồng thay đổi theo thời gian). Đến năm 2011, VINAINCON dừng thi công do không đủ năng lực nên dự án của TISCO bị tạm dừng đến nay.
Cơ quan truy tố cho rằng, việc các bị cáo chấp thuận tăng giá hợp đồng EPC và chọn nhà thầu phụ không đủ năng lực khiến dự án chậm tiến độ, làm phát sinh lãi vay gây thiệt hại 830 tỷ đồng. Bị cáo Trần Trọng Mừng ( cựu Tổng giám đốc TISCO) được xác định phải chịu trách nhiệm chính về vụ án.
TISCO là doanh nghiệp tên tuổi trong ngành thép tại Việt Nam, nhưng vài năm gần đây đang rơi vào khó khăn. Báo cáo cho thấy, năm 2020, TIS đạt 9.566 tỷ doanh thu, giảm 8,3% so với năm 2019. Lãi sau thuế giảm gần nửa xuống còn 19 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế ghi nhận về cho cổ đông công ty mẹ đạt hơn 17 tỷ đồng.
TISCO cho biết năm 2020 dự án đầu tư mở rộng sản xuất giai đoạn 2 (TISCO II) vẫn chưa được tháo gỡ. Doanh nghiệp lại đang thực hiện sửa chữa cả 2 lò cao đã ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất gang và phôi thép, từ tháng 5/2020 không được bán quặng, mỏ sắt Trại Cau tạm dừng sản xuất…
Tại thời điểm 31/12/2020, nợ ngắn hạn đã vượt tài sản ngắn hạn, một số khoản nợ gốc và lãi vay phải trả ngân hàng liên quan đến dự án mở rộng TISCO II đã quá hạn thanh toán. Với những yếu tố trên, kiểm toán viên đã nhấn mạnh sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của TIS.
"Nguồn vốn đang tập trung vào lĩnh vực rủi ro hơn là sản xuất kinh doanh"
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng lưu ý nhiều điểm quan trọng như nguồn vốn tập trung vào một số lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro hơn là để phục vụ mở rộng sản xuất, kinh doanh...
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng.
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 31/3, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trình Chính phủ các báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2021.
NGUỒN VỐN ĐANG TẬP TRUNG VÀO MỘT SỐ LĨNH VỰC RỦI RO
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và quý I/2021 vẫn có nhiều dấu hiệu khởi sắc. Tăng trưởng GDP quý I/2021 tăng 4,48% so cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng quý 1/2020 cho thấy sự thích nghi, sức chống chịu và xu thế phục hồi của nền kinh tế ngày càng gia tăng". Chỉ số CPI tháng 3 tăng 1,16% so với cùng kỳ năm trước, thấp nhất kể từ năm 2016. CPI bình quân quý I chỉ tăng 0,29%. Tiến độ thu ngân sách khả quan, tổng thu ngân sách quý I đạt 30,1% dự toán, cao hơn các năm trước.
Tuy vậy, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng lưu ý nhiều điểm quan trọng khác như nguồn vốn tập trung vào một số lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro hơn là để phục vụ mở rộng sản xuất, kinh doanh. "Một phần nguyên nhân do lãi suất ở mức thấp, dòng tiền đang có xu hướng đầu tư vào thị trường bất động sản, một phần do công tác quản lý đất đai, quy hoạch và việc thổi giá của đối tượng môi giới, tạo nên các cơn sốt đất, khiến giá bất động sản nhiều khu vực tăng mạnh trong những tháng đầu năm, bất chấp diễn biến của dịch bệnh", Bộ trưởng nhận định.
Thị trường trái phiếu phát triển nhanh nhưng chủ yếu là trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản và ngân hàng, sự tham gia của các doanh nghiệp sản xuất còn hạn chế.
Tương tự, tổng mức huy động vốn vào thị trường chứng khoán tăng cao, tuy nhiên, giá trị phát hành cổ phiếu giảm, cho thấy nguồn vốn vào thị trường không thực sự để phục vụ mở rộng sản xuất, kinh doanh. Trong thời gian tới, cần chú trọng theo dõi sát diễn biến các thị trường trên, không để xảy ra tình trạng bong bóng thị trường, tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến nền kinh tế.
GIÁM SÁT CHẶT CHẼ TÍN DỤNG VÀO BẤT ĐỘNG SẢN, CHỨNG KHOÁN
Cập nhật kịch bản tăng trưởng kinh tế, Bộ trưởng cho biết, tốc độ tăng trưởng GDP quý 1 đạt 4,48%, tuy cao hơn mức tăng trưởng dự báo trong Báo cáo tháng 1/2021 nhưng vẫn thấp hơn 0,64 điểm phần trăm so với mục tiêu đặt ra trong Nghị quyết 01/NQ-CP.
Do đó, để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2021 là 6,5% thì quý 2/2021 GDP cần đạt mức tăng trưởng 7,19% (cao hơn 0,08 điểm phần trăm so với Nghị quyết 01); quý 3 cần tăng 6,78% (cao hơn 0,07 điểm phần trăm) và quý 4 cần tăng 7,16% (cao hơn 0,49 điểm phần trăm).
Tư lệnh ngành kế hoạch và đầu tư đánh giá, để đạt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ đặt ra là khá nặng nề, cần tập trung các giải pháp để kích thích tăng trưởng, thúc đẩy phục hồi toàn diện nền kinh tế. Cụ thể, thực hiện quyết liệt các biện pháp kiểm soát, phòng chống dịch bệnh, đẩy mạnh việc mua và triển khai tiêm vaccine Covid-19. Tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ linh hoạt để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
"Chỉ số giá ở mức thấp, trong khi cân đối ngân sách được bảo đảm là những điều kiện thuận lợi để tiếp tục mở rộng chính sách tài khóa, kích thích tăng trưởng kinh tế; triển khai chính sách tiền tệ linh hoạt, thực hiện ngay các chính sách hỗ trợ bổ sung các ngành, lĩnh vực đối tượng gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; xem xét điều chỉnh hợp lý việc tăng giá, phí một số mặt hàng do nhà nước quản lý theo lộ trình", Bộ trưởng nêu.
Đáng chú ý, Bộ trưởng đề nghị tập trung theo dõi sát diễn biến của các thị trường tiềm ẩn rủi ro. Ngân hàng Nhà nước giám sát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, BOT giao thông. Tích cực triển khai các biện pháp xử lý nợ xấu, kiểm soát, hạn chế nợ xấu mới phát sinh; giám sát các tổ chức tín dụng có các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ.
Bộ Tài chính tập trung theo dõi thị trường trái phiếu doanh nghiệp, đánh giá tình hình thực hiện Nghị định 153/2020/NĐ-CP về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Tăng cường giám sát biến động của thị trường chứng khoán, chống thao túng giá, phòng ngừa rủi ro tăng nóng của thị trường. Phát triển các quỹ đầu tư dài hạn và các tổ chức xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp. Tận dụng cơ hội thúc đẩy cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước gắn với niêm yết trên thị trường chứng khoán để phát triển thị trường.
Cùng với đó, đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh, cắt giảm chi phí cho các doanh nghiệp. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành. Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư ngân sách nhà nước, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế.
QUẢN LÝ CHẶT VIỆC CẤP ĐẤT, SỬ DỤNG ĐẤT
Bộ trưởng cũng đề xuất, quản lý chặt chẽ, hiệu quả việc sử dụng và khai thác tài nguyên, nhất là tài nguyên đất. Các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương đang xây dựng và phê duyệt các dự án đầu tư sử dụng diện tích đất lớn. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều dự án có diện tích sử dụng đất lớn được lập ra với mục đích chiếm dụng đất, trông chờ chênh lệch địa tô, bán lại dự án, không phải mục đích đầu tư phát triển... cản trở đến hiệu quả sử dụng đất, phát triển kinh tế của các địa phương.
Do vậy, cần phải thực sự tiết kiệm, quản lý chặt chẽ, hiệu quả việc cấp đất, sử dụng đất cho các dự án; cấp đất phải căn cứ vào nhu cầu, khả năng thực tế triển khai gắn với các điều kiện nhất định về tiến độ, kết quả thực hiện dự án, nghĩa vụ với nhà nước và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Việc cấp và giao đất phải được thực hiện hiệu quả, công khai, minh bạch thông qua các hình thức đấu thầu, đấu giá theo đúng quy định và bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, người dân và doanh nghiệp.
Gây thiệt hại 830 tỉ đồng, nguyên chủ tịch HĐQT Tổng công ty Thép Việt Nam sắp hầu toà Gây thiệt hại hơn 830 tỉ đồng cho Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO), Mai Văn Tinh, nguyên chủ tịch HĐQT tổng công ty Thép Việt Nam, cùng 18 bị can khác sắp phải hầu toà. Ngày 27-3, thông tin từ TAND TP Hà Nội cho biết TAND TP Hà Nội đã ra quyết định ngày 12-4 tới đây sẽ mở phiên...