Cổ phiếu TCM tăng 46% sau gần hai tháng
Cổ phiếu TCM tăng gần 50% trong bối cảnh Dệt may Thành Công đạt lãi ròng đạt hơn 1 triệu USD tính tới hết tháng 1, tăng 162% so với cùng kỳ năm 2020.
Ngày 23/2, Dệt may Thành Công (mã cổ phiếu TCM) vừa công bố kết quả kinh doanh tháng 1 với doanh thu đạt 15,4 triệu USD, lãi ròng hơn 1 triệu USD, tương ứng khoảng 354 tỷ đồng và 23 tỷ đồng theo tỷ giá ngày 23/2. Kết quả doanh thu tháng 1 đã tăng 80% và lợi nhuận ròng tăng 162% so với cùng kỳ năm 2020.
Ông Lee Eun Hong, Tổng Giám đốc Dệt may Thành Công, tiết lộ rằng công ty sẽ phấn đấu doanh thu đạt 300 triệu USD, tức hơn 6.900 tỷ đồng – kế hoạch cao nhất trong các kết quả của doanh nghiệp đã thực hiện trong lịch sử. Với con số trong báo cáo, đến hết tháng 1, TCM đã thực hiện 5% kế hoạch doanh thu năm.
Trong thời gian tới, Dệt may Thành Công sẽ vừa đẩy mạnh đầu tư mở rộng các nhà máy may – dệt kim – nhuộm phục vụ các đơn hàng xuất khẩu, vừa đáp ứng các đơn hàng sợi, vải ngày càng cao của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam để hưởng lợi từ Hiệp định CPTPP và EVFTA.
Dệt may Thành Công chủ trương phát triển thương mại điện tử đối với hàng thời trang thay vì mở chuỗi bán lẻ để đón đầu xu hướng mua sắm hiện đại.
Sau giai đoạn cổ phiếu TCM tăng lên mức thị giá từ đầu tháng 11/2020, giá đang điều chỉnh về quanh vùng 76.000 đồng, tăng 46% kể từ đầu năm 2021.
Trong 3 phiên giao dịch chứng khoán gần nhất, giá cổ phiếu TCM đã giảm tổng cộng gần 3%. Giá cổ phiếu TCM giảm hơn 6% trong vòng một tháng, nhưng tăng tới hơn 133% trong vòng một quý.
Nhận định thị trường phiên giao dịch chứng khoán ngày 22/2: Ưu tiên chốt lãi, hạn chế mua đuổi giá cao
Sự giằng co của bên mua và bán khiến cho VN-Index có thể tiếp tục tích lũy trong một vài phiên tới, nhất là khi kháng cự 1.200 điểm đang chưa có động lực mạnh để vượt qua.
Video đang HOT
Báo Đầu tư Chứng khoán lược trích báo cáo nhận định thị trường của một số công ty chứng khoán cho phiên giao dịch ngày 22/2.
Ưu tiên chốt lãi, hạn chế mua đuổi giá cao
CTCK Tân Việt (TVSI)
Chỉ số và thanh khoản thị trường phiên ngày 19/2 đều ghi nhận đà giảm nhẹ. Tuy nhiên, sự cố nghẽn mạng khiến cho kết quả cuối phiên chưa phản ánh đúng diễn biến thị trường.
Chúng tôi nhận thấy sự giằng co của bên mua và bán khiến cho VN-Index có thể tiếp tục tích lũy trong một vài phiên tới, nhất là khi kháng cự 1.200 điểm đang chưa có động lực mạnh để vượt qua.
Dòng ngân hàng tích cực trở lại, nhưng có sự phân hóa giữa các mã, do đó chưa thể lan tỏa đà tăng cho thị trường chung, mà phần lớn dòng tiền đang xoay chuyển sang các mã chưa tăng trước đó.
Thị trường hiện nay vẫn ưu tiên chốt lãi, hạn chế mua đuổi giá cao, và các vị thế giải ngân mới nên chờ ở các nhịp điều chỉnh để có vùng giá hợp lý hơn.
Ưu tiên quản lý rủi ro, cắt giảm margin, không bình quân giá
CTCK MB (MBS)
Nhịp tăng của thị trường bị chắn ngang dưới áp lực từ thị trường chứng khoán thế giới, tuy vậy mức giảm phiên 19/2 rất nhẹ so với các thị trường trong khu vực, thậm chí gần như toàn bộ thời gian giao dịch là nỗ lực ngược dòng của thị trường sau khi giảm gần 15 điểm ở phiên mở cửa, những dấu hiệu này cho thấy thị trường tương đối khỏe dù đã tăng 8/11 phiên gần đây.
Phiên điều chỉnh tương đối nhẹ ở vùng đỉnh tháng 1 (tướng ứng với ngưỡng 1.200 điểm) chưa làm thay đổi xu hướng tăng của thị trường, tuy vậy nhà đầu tư cần làm lúc này là ưu tiên quản lý rủi ro, cắt giảm margin, không bình quân giá, đưa tỷ trọng về mức cân bằng.
Cân nhắc bán chốt lời một phần khi thị trường tiếp tục tăng điểm
CTCK Phú Hưng (PHS)
Về mặt kỹ thuật, tín hiệu phiên 19/2 vẫn không khác nhiều so với các phiên trước khi xuất hiện nến tăng với khối lượng thấp, đà tăng cũng đã yếu đi và đang giao dịch quanh đỉnh cũ 1.150-1.170 điểm là những rủi ro có thể khiến chỉ số sớm chịu áp lực điều chỉnh trở lại trong tuần sau.
Chúng tôi kỳ vọng chỉ số sẽ có nhịp điều chỉnh nhẹ về test gap 1.115-1.127 điểm, sau đó hình thành vùng tích lũy với biến động thu hẹp để hấp thụ lượng cung cũng như củng cố vững hơn xu hướng tăng chính.
Nhà đầu tư đang nắm giữ vị thế có thể cân nhắc bán chốt lời một phần khi thị trường tiếp tục tăng điểm và canh cover khi có điều chỉnh trở lại. Tỷ trọng cân nhắc ở mức trung bình.
Cân bằng lại vị thế ngắn hạn khi chỉ số tiếp cận vùng cản quanh 1.180 ( /-5) điểm
CTCK KB Việt Nam (KBSV)
Chúng tôi cho rằng xu hướng tăng chủ đạo của VN-Index vẫn đang được bảo lưu với cơ hội chinh phục đỉnh cũ 1.200 điểm. Mặc dù vậy, vùng kháng cự gần quanh 1.180 ( /-5) điểm có thể còn gây ra áp lực rung lắc cho chỉ số trong ngắn hạn.
Nhà đầu tư được khuyến nghị tiếp tục duy trì vị thế trung hạn và có thể kết hợp trading một phần, đồng thời cân bằng lại vị thế ngắn hạn khi chỉ số tiếp cận vùng cản gần.
Bán trading một phần các vị thế ngắn hạn khi tiếp cận vùng đỉnh 1.185-1.200 điểm
CTCK Bảo Việt (BVSC)
Tuần tới, VN-Index dự báo có thể có diễn biến điều chỉnh tích lũy trong những phiên đầu tuần và tăng điểm trở lại về cuối tuần.
Hoạt động tái cơ cấu danh mục của các quỹ đầu tư theo các bộ chỉ số của MSCI tại thị trường cận biên sẽ tạo ra ảnh hưởng rõ nét hơn đối với diễn biến thị trường trong tuần cuối tháng 2.
Chiến lược đầu tư: Nâng tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu trong danh mục lên mức 50-70%. Ưu tiên nắm giữ các vị thế trung-dài hạn.
Các nhịp rung lắc, điều chỉnh mạnh vẫn được xem là cơ hội để các nhà đầu tư gia tăng tỷ trọng các vị thế ngắn hạn trong danh mục.
Vùng đỉnh cũ 1.185-1.200 điểm vẫn là vùng kháng cự đáng chú ý có thể tạo ra áp lực điều chỉnh mạnh. Do đó, việc xem xét thực hiện bán trading một phần các vị thế ngắn hạn khi chỉ số tiếp cận vùng đỉnh này.
Thử thách vùng đỉnh lịch sử 1.200 điểm
CTCK BIDV (BSC)
Trong phiên 19/2, dòng tiền đầu tư giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức cao với 14/19 nhóm ngành tăng điểm. Ngoài ra, khối ngoại bán ròng trên cả 2 sàn HSX và HNX. Bên cạnh đó, độ rộng thị trường chuyển sang trạng thái cân bằng với thanh khoản giảm nhẹ so với phiên trước.
Theo đánh giá của chúng tôi, VN-Index có thể sẽ tiến tới thử thách vùng đỉnh lịch sử 1.200 điểm trong tuần sau.
Chủ tịch Trịnh Văn Quyết đăng ký mua vào 15 triệu cổ phiếu FLC Tính theo thị giá hiện nay khoảng 6.000 đồng/cp, Chủ tịch Trịnh Văn Quyết sẽ cần chi khoảng 90 tỷ đồng để hoàn tất giao dịch. Ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC vừa đăng ký mua 15 triệu cổ phiếu FLC trong thời gian từ 4/2-5/3. Trước giao dịch ông Quyết đang nắm giữ hơn 200 triệu cổ...