Cổ phiếu PVM tăng phi mã vì tin thoái vốn
Bất chấp sự giằng co của thị trường trong tuần, cổ phiếu PVM tăng chóng mặt nhờ tin Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam quyết định bán toàn bộ cổ phiếu PVM.
Giá cổ phiếu PVM của CTCP Máy – Thiết bị Dầu khí (PV Machino) đã tăng liên tiếp trong 4 phiên gần nhất, tạm dừng ở mức 25.700 đồng trong phiên giao dịch ngày 5/3 (tương ứng tỷ lệ tăng kịch trần gần 15%). Chỉ sau một tuần, giá cổ phiếu PVM đã tăng gần 22% – một con số ấn tượng khi mà thị trường chứng khoán chứng khoán một phiên giảm sốc, 3 phiên “lình xình” trong tuần.
Đà tăng của cổ phiếu PVM diễn ra vì một tin rất đáng chú ý. Ngày 4/3, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power, Mã: POW) đã ban hành nghị quyết thông qua phương án chuyển nhượng toàn bộ 19,93 triệu cổ phần tại CTCP Máy – Thiết bị Dầu khí, tương ứng với 51,58% vốn của công ty.
Khi Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường năm 2020 diễn ra vào tháng 12/2020, các cổ đông của PV Power đã đề cập tới vấn đề thoái vốn tại PV Machino.
Cỗ máy in tiền của PV Power
Video đang HOT
PV Machino sở hữu các liên doanh tạo khoản lợi nhuận gần 100 tỷ đồng mỗi năm cùng các bất động sản với giá trị sổ sách ước tính hàng nghìn tỷ. Vì thế, giới truyền thông và giới đầu tư ví công ty là “cỗ máy in tiền” của tập đoàn. PV Machino còn quản lý và sử dụng nhiều bất động sản như 1.827 m2 đất tại số 8 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội; lô đất 23.600 m2 tại đường Đào Cam Mộc, Đông Anh, Hà Nội. PVM còn liên doanh với Công ty Bách Hóa Hà Nội để khai thác lô đất số 7 Đinh Tiên Hoàng.
Công ty còn 10% vốn góp tại dự án “Khu chung cư cao cấp, dịch vụ hỗn hợp – Khu đô thị Nam An Khánh” thuộc lô HH3 của dự án Nam An Khánh, huyện Hoài Đức, Hà Nội.
Các chi nhánh và công ty thành viên của PV Machino tại TP HCM, Đà Nẵng cũng nắm nhiều đất vàng. Riêng ở Đà Nẵng, Công ty Máy Thiết bị dầu khí Đà Nẵng, công ty mà PV Machino có quyền chi phối, nắm khoảng 218 m2 ở 53 Trần Phú; 1.806 m2 ở đất 51 Phan Đăng Lưu; 3.241 m2 ở 495 Nguyễn Lương Bằng.
Nhiều cổ đông nhận định hiện nay giá trị sổ sách của PV Power chỉ ở mức vài trăm tỷ nhưng giá thị trường có thể lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Ông Hồ Công Kỳ, Chủ tịch HĐQT PV Power, từng nói thoái vốn tại PV Machino là chủ trương theo đề án tái cấu trúc của PV Power mà ĐHĐCĐ thường niên 2019 thông qua. PV Machino nằm trong diện thoái vốn giai đoạn 2016 – 2020″.
Vốn điều lệ của PV Machino hiện nay đạt hơn 386 tỷ đồng, với 51,58% cổ phần thuộc về PV Power, 9,9% cổ phần thuộc về CTCP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội.
PV Machino còn đầu tư vào các công ty như Công ty TNHH FCC Việt Nam, Công ty TNHH Vietnam Nippon Seiki hay CTCP Máy – Thiết bị Việt Nam,…Hoạt động đầu tư này mang về cho doanh nghiệp cổ tức đều đặn, khoảng 83 tỷ đồng năm 2020 theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV.
Giá cổ phiếu PV Power (POW) tăng mạnh, cảnh báo hoạt động còn khó khăn
Tính trong khoảng 1,5 tháng gần nhất, cổ phiếu POW của Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) có mức tăng giá gần 30%, khối lượng giao dịch bình quân/phiên hơn 8,2 triệu cổ phiếu.
Cụ thể, từ mức giá 9.120 đồng/CP (giá đóng cửa phiên 30/10), cổ phiếu POW đã tăng lên mức 11.650 đồng/CP (giá đóng cửa phiên 11/12), tương ứng tăng 27,74%. Đà tăng này được lý giải bởi kỳ vọng của nhà đầu tư về kết quả kinh doanh quý IV của POW có thể sẽ đột biến.
Quý IV/2020, giới đầu tư kỳ vọng POW sẽ ghi nhận lợi nhuận đột biến từ việc được EVN thanh toán 600 tỷ đồng. Theo MBKE, thông tin này đã được xác thực bởi doanh nghiệp. Cho đến nay, Công ty đã nhận đủ số tiền cũng như hoàn thành thủ tục, kết quả này có thể được ghi nhận vào cuối năm nay.
Tuy nhiên, MBKE đánh giá hoạt động sản xuất vẫn sẽ còn khó khăn. Trong quý IV/2020, kỳ vọng sản lượng điện sẽ đạt 4,5 tỷ kWh (giảm 25% so với cùng kỳ). Điều này chủ yếu là do bảo trì định kỳ tại nhà máy Đakđrinh, Cà Mau 1, 2 và NT2 (đã hoàn thành vào ngày 22/10).
Doanh thu và lợi nhuận trước thuế quý IV/2020 của POW dự kiến lần lượt là 7,4 nghìn tỷ đồng (giảm 20%) và 770 tỷ đồng (tăng 92% so với cùng kỳ năm ngoái). Lưu ý rằng lợi nhuận trước thuế tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước vì quý IV/2019 kết quả thấp do trong quý có khoản trích lập dự phòng cho nợ khó đòi khoảng 400 tỷ đồng.
Về kết thúc quý III, Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam (POW) báo lãi ròng trong kỳ đạt 105 tỷ đồng, giảm tới 85% so với quý III/2019. Đây cũng là kết quả khiêm tốn nhất của ông lớn ngành điện kể từ năm 2018 trở lại đây.
Theo giải trình của POW, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm là do Nhà máy điện Cà Mau 1&2 được huy động thấp, phụ tải thấp và do ảnh hưởng của dịch bệnh. Đồng thời, Nhà máy điện Cà Mau 1 bị chênh lệch giá khí nên doanh thu nhiên liệu khí giảm.
Thêm vào đó, Nhà máy điện Nhơn Trạch 1 cũng bị giảm doanh thu 594 tỷ đồng do sản lượng giảm 332 triệu kWh so cùng kỳ bởi sản lượng điện hợp đồng được phân bổ thấp, trong đó hầu hết vào các ngày phụ tải cao thì Qc đều bằng 0 kWh.
Ngoài ra, Nhà máy điện Nhơn Trạch 2 thực hiện dừng máy để trung tu trong tháng 9 cũng ảnh hưởng đáng kể đến kết quả hợp nhất của POW.
Trong kỳ, biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 15% xuống còn gần 9% do phát sinh chi phí bảo dưỡng định kỳ nhà máy điện Vũng Áng, và tăng trích lập dự phòng gần 68 tỷ đồng đối với các khoản phải thu khó đòi từ tiền điện của EPTC/EVN.
Power Hà Tĩnh bơm xỉ thải ra biển: Bộ TNMT vào cuộc Sau khi Báo GD&TĐ phản ánh Công ty Power Hà Tĩnh cho bơm xả thải hỗn hợp xỉ than ra biển, Bộ TN&MT đã khẩn trương vào cuộc. Chiều 29/10 Power Hà Tĩnh ngang nhiên bơm, xả hỗn hợp tro xỉ từ bãi chứa nhà máy ra môi trường biển. Sáng ngày 3/11, nguồn tin của Báo GD&TĐ cho hay, Thứ trưởng Bộ...