Cổ phiếu ‘lạ’: Tân binh trên sàn UPCoM liên tục tăng sốc
Trong lúc thị trường chứng khoán “đỏ lửa”, hàng loạt mã lớn giảm sàn, thì một cổ phiếu vừa chào sàn liên tục tăng kịch trần, khiến nhiều nhà đầu tư bất ngờ.
Đó là BIG của Công ty cổ phần Big Invest Group – doanh nghiệp vừa chào sàn UPCoM ngày 10/1. Theo đó, chốt ngày giao dịch 17/1, BIG đứng mức 30.300 đồng/cổ phiếu, tăng kịch trần 14,7%, tương đương mỗi cổ phiếu thêm 3.900 đồng.
Cổ phiếu Big Invest Group liên tục tăng trần dù thị trường chứng khoán chìm trong sắc đỏ khiến nhiều người bất ngờ. (Ảnh: BIG)
Quan sát diễn biến giao dịch, có thể thấy, cổ phiếu Big Invest Group tăng trần liên tục kể từ khi chào sàn. Tính chung sau 6 phiên giao dịch, mã BIG tăng tới 180%, giúp mỗi cổ phiếu có thêm 19.400 đồng.
Vốn hóa thị trường của Big Invest Group nhờ đó cũng tăng gần gấp 3, lên hơn 132 tỷ đồng.
Nhưng cũng như những cổ phiếu nhỏ bất ngờ tăng “bốc đầu” khác, cổ phiếu BIG có thanh khoản thấp, trung bình khoảng trên 50.000 đơn vị mỗi phiên.
Video đang HOT
Big Invest Group tiền thân là CTCP Thiết bị Công nghệ Nam Sơn, được thành lập năm 2017 và chuyên về tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất…
Báo cáo tài chính cho thấy, đến hết quý III/2021, tổng tài sản của BIG đạt 117,6 tỷ đồng. Doanh nghiệp đang gánh khoản nợ phải trả hơn 59,8 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn hơn 31 tỷ đồng. Về kết quả kinh doanh, 9 tháng đầu năm, doanh thu BIG đạt 100,3 tỷ đồng, lãi sau thuế 2,9 tỷ đồng.
Chứng khoán ngày 17/1: Cổ phiếu nào nên chú ý?
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 17/1.
Khuyến nghị mua DPM với giá mục tiêu 64.400 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Giá bán urê trong nước tiếp tục ổn định trong quý 1/2022 bất chấp giá urê thế giới giảm.
Vào đầu tháng 1/2022, giá urê toàn cầu giảm khoảng 12% so với giữa tháng 12/2021; tuy nhiên, mức giá bán vẫn duy trì ở mức cao khoảng 800 USD/tấn và có khả năng duy trì ở mức này trong cả quý 1/2022, phù hợp với kỳ vọng và khẳng định quan điểm của VCSC rằng giá urê toàn cầu trung bình trong năm 2022 sẽ đạt khoảng 625 USD/tấn - cao hơn khoảng 25% so với năm 2021 - trong khi giá urê bình quân trong 9 tháng đầu năm 2022 sẽ cao hơn khoảng 80% so với 9 tháng năm 2021.
Giá urê trong nước hiện đang thấp hơn giá urê thế giới; do đó, VCSC cho rằng DPM và DCM sẽ không giảm giá bán do nhu cầu trong quý 1/2022 vẫn duy trì ổn định do đây là mùa cao điểm. Ngoài ra, DPM và DCM cũng có thể xuất khẩu sản phẩm để tận dụng giá bán cao hơn trên thị trường toàn cầu.
VCSC nhận thấy rủi ro giảm không đáng kể đối với giá khí đầu vào. Chúng tôi hiện giả định giá dầu Brent là 70 USD/thùng cho năm 2022 (đi ngang YoY). Nếu giá dầu Brent cao hơn kỳ vọng của chúng tôi, điều này có thể dẫn đến giá khí đầu vào cũng như giá urê tăng do chi phí vận chuyển urê tăng.
VCSC cho rằng giai đoạn 2021-2022 sẽ là một giai đoạn bất thường khi giá đầu vào của các công ty phân bón (có liên quan đến giá dầu thô) tăng ít hơn giá khí đốt quốc tế - ngược lại với những năm trước khi LNST của DPM và DCM bị ảnh hưởng khi giá dầu thô tăng.
VCSC duy trì khuyến nghị MUA đối với DPM và DCM. VCSC hiện có giá mục tiêu là 64.400 đồng/CP cho DPM và 49.600 đồng/CP cho DCM.
CTCK khuyến nghị cổ phiếu nào phiên 17/1?
Khuyến nghị mua NBC với giá mục tiêu 17.400 đồng/cp
CTCK BIDV (BSC): NBC đang nằm hình thành xu hướng hồi phục sau khi hồi phục từ ngưỡng đáy 15.0. Thanh khoản cổ phiếu đã vượt lên ngưỡng giao dịch trung bình 20 phiên, đồng thuận với xu hướng tăng của cổ phiếu.
Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI đều đang ủng hộ lại xu hướng tăng giá này. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên đường MA20 và đang tiến tới kiểm tra lạ ngưỡng MA50, cho thấy xu hướng tăng giá đang dần hình thành.
Nhà đầu tư có thể mở vị thế tại ngưỡng 17.4, chốt lãi tại ngưỡng 19.7 và cắt lỗ nếu cổ phiếu giảm xuống ngưỡng 16.5.
Khuyến nghị mua DGC với giá mục tiêu 198.700 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Theo ước tính của VCSC, giá photpho vàng (P4) ở Trung Quốc đã giảm 25% trong 4 tuần qua.
Tuy nhiên, giá P4 tại Việt Nam vẫn ổn định ở mức khoảng 7.000 USD/tấn, cao hơn 30% so với giá của Trung Quốc, theo CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (DGC). Công ty cho rằng mức chênh lệch giá này đến từ chính sách hạn chế xuất khẩu P4 của Trung Quốc và thuế xuất khẩu 20% đối với P4.
Mức chênh lệch của giá P4 giữa Việt Nam và Trung Quốc đã gia tăng kể từ năm 2021. VCSC cho rằng việc này do các nhà sản xuất Việt Nam đã có thêm sức mạnh định giá trong bối cảnh thiếu hụt nguồn cung hiện nay. Việt Nam thường chiếm một nửa sản lượng xuất khẩu P4 toàn cầu.
VCSC kỳ vọng giá photpho tại Trung Quốc và Việt Nam sẽ giảm trong giai đoạn 2022-2023.
Tuy nhiên, VCSC nhận thấy tiềm năng điều chỉnh tăng các dự báo hiện tại đối với DGC vì (1) giá bán của công ty đang có xu hướng cao hơn kỳ vọng của chúng tôi và (2) DGC gần đây đã thông báo rằng công ty đã mua được mỏ quặng apatit thứ hai, giúp tiết kiệm chi phí nguyên liệu đầu vào.
VCSC hiện có khuyến nghị MUA cho DGC với giá mục tiêu là 198.700 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng là 40%, bao gồm lợi suất cổ tức là 3%.
Danh mục cổ phiếu cần quan tâm hôm nay 7/1 Trong phiên hôm nay, các cổ phiếu được công ty chứng khoán khuyến nghị giao dịch gồm: NTC, GMD, NBB. *Công ty cổ phần Chứng khoán KB (KBS) đưa cổ phiếu NTC của Công ty Cổ phần Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên vào danh mục tập hợp các cổ phiếu tiềm năng nhất khuyến nghị nhà đầu tư nắm giữ trong 3...