Cổ phiếu khuyến nghị hôm nay (9/4): MBB, POW và PC1
Các công ty chứng khoán vừa đưa ra khuyến nghị đối với một số cổ phiếu trước phiên giao dịch ngày 9/4, bao gồm MBB, POW và PC1.
Cổ phiếu khuyến nghị hôm nay (9/4): MBB, POW và PC1
SSI: Khuyến nghị mua MBB
Công ty Chứng khoán SSI (SSI) nhận định, tài liệu đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 vừa được Ngân hàng TMCP Quân Đội (HoSE: MBB) công bố đã đề cập đến một số nội dung đáng chú ý.
Trong đó, ban lãnh đạo MBB đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế là 20%, chia cổ tức với tỷ lệ 35% bằng cổ phiếu, có kế hoạch phát hành 19,2 triệu cổ phiếu ESOP và 70 triệu cổ phiếu mới (tương đương 2,5% lượng cổ phiếu đang lưu hành) cho các cổ đông hiện hữu là Tập đoàn Viettel và Công ty Xuất nhập khẩu Viettel.
Dự kiến, sau đợt phát hành này Tập đoàn Viettel và các công ty thành viên sẽ sở hữu gần 20% vốn MBB (hiện tại là 18,5% vốn). Cũng kể từ đó, SSI giả định rằng CAR của MBB sẽ được cải thiện khoảng 3050 điểm phần trăm so với tỷ lệ hiện tại là 10,42%.
SSI tin rằng giao dịch tăng vốn này sẽ gắn kết chặt chẽ hơn đối với mối quan hệ giữa MBB và Tập đoàn Viettel, đặc biệt với lộ trình số hóa MBB đã đề ra.
Quay trở lại với kế hoạch tăng trưởng 20% lợi nhuận lên mức 13.200 tỷ đồng, SSI cho rằng mục tiêu này vẫn tương đối thận trọng, không chỉ hoàn thành tốt mà ngân hàng hoàn toàn có thể vượt kỳ vọng đề ra.
Tính riêng quý I, MBB ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 4.600 tỷ đồng, tương ứng tăng 108% so với cùng kỳ năm trước và hoàn thành 34,5% mục tiêu kể trên.
Đóng góp cho kết quả lạc quan này là sự tăng trưởng mạnh của thu nhập lãi ròng, cũng như thu nhập ngoài lãi từ các loại phí, bảo hiểm và thu từ nợ xấu đã xử lý (khoảng 1.000 tỷ đồng, tăng gấp 4 lần cùng kỳ).
Trong trường hợp kế hoạch phát hành cổ phiếu chi trả cổ tức, ESOP và cổ phiếu mới diễn ra như kỳ vọng, vốn điều lệ của MBB sẽ tăng 38% lên 38.700 tỷ đồng. Đây cũng là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng của ngân hàng trong năm.
Video đang HOT
VCSC: Khuyến nghị khả quan POW, giá mục tiêu 14.800 đồng/cổ phiếu
Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho biết, năm vừa qua, Tổng công ty Điện lực Dầu khí (HoSE: POW) ghi nhận lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số thực đạt 2.400 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ nhưng tăng 8% so với báo cáo tài chính tự lập được công bố hồi tháng 1/2021.
Sau kiểm toán, chỉ tiêu này của POW đã được điều chỉnh cao hơn do 130 tỷ đồng chi phí thuế được hoãn lại vào khoảng thời gian trễ hơn trong báo cáo kiếm toán.
VCSC lưu ý rằng số dư nợ xấu của POW giảm từ 2.000 tỷ đồng trong báo cáo tài chính tự lập xuống còn 826 tỷ đồng sau kiểm toán.
Tại hạng mục này POW đã thực hiện dự phòng 770 tỷ đồng, đồng nghĩa với việc sẽ không còn khoản dự phòng nợ xấu đáng kể nào từ năm 2021 trở đi. Điều này phù hợp với kỳ vọng của VCSC.
VCSC cũng nhấn mạnh, hiện nay POW vẫn đang thương thảo với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) để nhà máy điện khí Cà Mau tham giá thị trường phát điện cạnh tranh.
Bất kỳ thay đổi nào trong thỏa thuận mua bán điện của nhà máy Cà Mau từ thỏa thuận này sẽ được điều chỉnh hồi tố hiệu lực từ ngày 1/1/2021, theo quan điểm của VCSC.
Hiện VCSC có khuyến nghị khả quan với giá mục tiêu 14.800 đồng/cổ phiếu dành cho POW, tương ứng với tổng mức sinh lời dự phóng 6%, dựa theo giá đóng cửa ngày 6/4.
Yuanta: Khuyến nghị mua PC1, giá mục tiêu 34.864 đồng/cổ phiếu
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) vừa duy trì khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu PC1 của Công ty Cổ phần Xây lắp điện 1, đồng thời tăng giá mục tiêu thêm 45% lên 34.864 đồng/cổ phiếu và tương ứng với EV/EBITDA kỳ vọng năm 2022 đạt 6 lần.
Yuanta nhận định, mảng phát điện sẽ hỗ trợ rất lớn cho doanh thu trong năm 2021. Được biết, PC1 đặt mục tiêu doanh số kỳ vọng 8.000 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ; trong đó doanh thu bán điện sẽ tăng 46% và đạt 1.100 tỷ đồng tới từ 3 dự án điện gió quy mô lớn đang được doanh nghiệp dự kiến đưa vào hoạt động trong năm.
Cùng với đó, doanh thu xây lắp được kỳ vọng tăng 48% lên 4.500 tỷ đồng nhờ các dự án đã được triển khai từ năm 2020.
Tuy nhiên, doanh thu mảng bất động sản có biên lợi nhuận cao dự tính giảm 86% so với cùng kỳ, chỉ còn 117 tỷ đồng do dự án mới bị trì hoãn đến năm 2022. Đó cũng là một phần nguyên nhân PC1 đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế ở mức 516 tỷ đồng, giảm nhẹ gần 4% cùng kỳ.
Hiện nay, PC1 đang đầu tư vào nhà máy điện gió Liên Lập 48MW, được kỳ vọng sẽ đi vào hoạt động trong tháng 8/2021. Theo sau đó sẽ là 2 nhà máy điện gió (mỗi nhà máy có công suất 48MW) khác tại Phong Huy và Phong Nguyên.
Yuanta điều chỉnh giá mục tiêu dựa trên cơ sở điều chỉnh tăng dự báo doanh thu năm 2021 của PC1 lên 8.000 tỷ đồng (tăng 20% cùng kỳ và phù hợp mục tiêu của doanh nghiệp). Động thái này diễn ra sau khi Yuanta thêm vào mô hình các dự án nhà máy điện gió mới, những dự án này sẽ bù đắp cho sự sụt giảm của doanh thu bất động sản so với năm trước.
Dẫu vậy, Yuanta cũng giảm dự báo lợi nhuận sau thuế sau cổ đông thiểu số 2021 xuống 15%, còn 448 tỷ đồng (tăng 4% cùng kỳ), mức dự báo này cao hơn 4% so với kế hoạch của PC1.
Sự điều chỉnh này là do Yuanta kỳ vọng biên lợi nhuận gộp sẽ giảm còn 15,5% trong năm 2021 (giảm 1,8 điểm phần trăm so với cùng kỳ) vì dự án bất động sản Vĩnh Hưng có biên lợi nhuận cao sẽ bị trì hoãn sang năm 2022.
Nhìn chung, dự báo lợi nhuận sau thuế của Yuanta cao hơn gần 30% so với dự báo của các bên (dữ liệu được lấy từ Bloomberg ). Đặc biệt, dự báo lợi nhuận năm 2022-2023 cao hơn 70% do Yuanta đã đưa 3 dự án điện gió và dự án bất động sản Vĩnh Hưng vào mô hình định giá.
Yuanta cho biết, trong khi công ty chứng khoán này xem 3 dự án điện gió sẽ là nhân tố tiềm năng thúc đẩy cho hoạt động của PC1, thì các bên khác dường như chưa chú ý đến.
Lãi suất tiết kiệm liên tục giảm, dòng tiền chảy vào đâu?
Đầu tháng 12, lãi suất tại các ngân hàng tiếp tục giảm mạnh, vì vậy dòng tiền đang chảy vào các kênh như trái phiếu doanh nghiệp hay cổ phiếu.
Đầu tháng 12, nhiều ngân hàng tiếp tục hạ mức lãi suất huy động từ 0,2 - 0,4 điểm %. Cụ thể, 3 ngân hàng thương mại lớn như: Vietcombank, VietinBank, BIDV ghi nhận lãi suất huy động giảm ở một số kỳ chủ chốt.
Vietcombank điều chỉnh giảm 0,2%/năm ở kỳ hạn 24 tháng; VietinBank và BIDV đều điều chỉnh giảm 0,2%/năm ở kỳ hạn 3 tháng và 6 tháng, lãi suất các kỳ hạn này lần lượt neo tại mức 3,4%/năm và 4%/năm.
Ở khối ngân hàng thương mại cổ phần, Techcombank điều chỉnh tăng giảm không đồng nhất ở một số kỳ hạn. Ví dụ: 6 tháng giảm 0,1% xuống còn 4,3%/năm hay 24 tháng giảm 0,1% xuống còn 5,0%/năm, trong khi tăng nhẹ ở kỳ hạn 12 tháng thêm 0,2% lên mức 4,8%/năm.
Lãi suất tiết kiệm liên tục giảm, dòng tiền chảy vào đâu?
Đáng lưu ý, ở kỳ hạn dài từ 12 tháng và đến trên 36 tháng đều được áp dụng chung mức lãi suất 5,6%/năm. Đây cũng là mức lãi suất tiết kiệm cao nhất của ngân hàng tại thời điểm này.
Trong khi đó, một "ông lớn" khác là BIDV cũng vừa có sự điều chỉnh giảm 0,2 điểm % so với tháng trước tại hầu hết các kỳ hạn. Và lãi suất huy động cao nhất hiện nay là 5,6%/năm áp dụng đối với các kì hạn từ 12 tháng trở lên.
Ngân hàng có 100% vốn nhà nước là Agribank cũng không nằm ngoài xu hướng giảm lãi suất huy động trong tháng này. Theo đó, lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng và 2 tháng được niêm yết ở mức là 3,1%/năm, kỳ hạn từ 3 tháng đến 5 tháng có cùng lãi suất là 3,4%/năm. Lãi suất các kỳ hạn 6 tháng đến 11 tháng cùng giảm xuống còn 4%/năm.
Việc lãi suất huy động giảm mạnh đã ảnh hưởng đến tâm lý gửi tiền vào ngân hàng của người dân. Thực tế thời gian qua xu hướng chuyển tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng sang đầu tư trái phiếu doanh nghiệp và cổ phiếu đang gia tăng.
So với gửi tiết kiệm ngân hàng các kỳ hạn 18-36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ cao nhất hiện nay là khoảng 6%/năm, thì mua trái phiếu doanh nghiệp và cổ phiếu được cho là có lợi hơn hẳn.
Việc lãi suất huy động giảm mạnh đã ảnh hưởng đến tâm lý gửi tiền vào ngân hàng của người dân. Thực tế thời gian qua xu hướng chuyển tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng sang đầu tư trái phiếu doanh nghiệp và cổ phiếu đang gia tăng.
So với gửi tiết kiệm ngân hàng các kỳ hạn 18-36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ cao nhất hiện nay là khoảng 6%/năm, thì mua trái phiếu doanh nghiệp và cổ phiếu được cho là có lợi hơn hẳn.
Theo khảo sát của phóng viên, lãi suất trái phiếu hiện cũng đã giảm mạnh theo đà giảm của lãi suất ngân hàng. Tuy nhiên, vẫn cao hơn lãi suất ngân hàng từ 2 - 3%/năm. Hiện mức lãi suất trái phiếu doanh nghiệp phổ biến từ 7,8 - 9%/năm cho kỳ hạn 12 - 24 tháng.
Theo thống kê, lượng trái phiếu doanh nghiệp chào bán ra thị trường trong 9 tháng đã vượt tổng lượng chào bán của cả năm 2019.
Tuy nhiên, một con số thậm chí đáng chú ý hơn là sự cải thiện của tỷ lệ phát hành/khối lượng chào bán, từ mức 93% (2019) lên 98% (9 tháng đầu năm 2020). Tính riêng nhóm trái phiếu bất động sản, tỷ lệ phát hành thành công tăng từ 87,5% lên 97,2%.
Thay thế kênh tiền gửi chỉ mang về mức lãi suất tiền gửi thấp, thị trường trái phiếu doanh nghiệp thứ cấp đang hết sức sôi động. Với nguồn cung sụt giảm khi nhu cầu với loại chứng khoán này vẫn còn cao, đại diện Khối phân tích (Công ty Chứng khoán SSI) nhận định, thị trường thứ cấp giữa các nhà đầu tư sẽ tiếp tục tăng nhiệt trong quý IV/2020.
Thống kê của Khối phân tích thuộc Công ty Chứng khoán SSI cũng cho thấy, lãi suất tiền gửi tiếp tục giảm 0,7 -1,1 điểm % chỉ trong riêng quý III/2020, đưa lãi suất tiền gửi về vùng thấp lịch sử, hiện ở mức 4,9-5,8%/năm với kỳ hạn 12 - 13 tháng. Nhờ đó, chênh lệch lãi suất trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường thứ cấp và lãi suất tiền gửi giãn rộng, khoảng 2 - 4%/năm.
Lãnh đạo Ngân hàng Quân Đội (MBB) mua vào 1 triệu cổ phiếu Lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân Đội (Mã chứng khoán: MBB - sàn HOSE) đã mua vào cổ phiếu để tăng sở hữu. Theo đó, ông Lê Quốc Minh, Phó tổng giám đốc MBB đã mua vào 1 triệu cổ phiếu để nâng sở hữu từ 1,3 triệu cổ phiếu lên 2,3 triệu cổ phiếu. Giao dịch được thực hiện ngày 02/12. Ở...