Cổ phiếu Hyundai, Kia tăng điểm sau thông tin sắp đạt thỏa thuận hợp tác với Apple
Cổ phiếu Hyundai và Kia ngược dòng tăng điểm bất chấp chứng khoán Hàn Quốc đỏ sàn và thậm chí rớt điểm nhiều nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong ngày giao dịch 4/1.
Cổ phiếu Hyundai Motor tăng 1,22% trong ngày giao dịch 4/1 tại thị trường Hàn Quốc.
Cụ thể, chỉ số Kospi của Hàn Quốc chiều nay đóng cửa ở mức 3.087,55 điểm, giảm 1,35%. Cổ phiếu của hai nhà sản xuất ô tô hàng đầu Hàn Quốc là Hyundai Motor và Kia Motors lần lượt tăng 1,22% và 0,41% trong ngày giao dịch 4/1. Hai mã cổ phiếu này ngược sóng và tăng điểm sau khi nguồn tin của CNBC tiết lộ hãng công nghệ Mỹ Apple sắp hoàn tất thỏa thuận với liên minh Hyundai-Kia để phát triển xe điện tự hành mang nhãn hiệu Apple tại nhà máy lắp ráp của Kia tại West Point, bang Georgia, Mỹ.
Hôm qua 3/1, cổ phiếu Kia đã tăng vọt sau thông tin hãng xe này sẽ ký thỏa thuận trị giá 4.000 tỷ won (tương đương khoảng 3,59 tỷ USD) với Apple để sản xuất xe điện, theo Reuters.
Video đang HOT
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 kết thúc ngày giao dịch giảm 1,06% còn 28.341,95 điểm, trong khi chỉ số Topix trượt 0,32% xuống 1.865,12 điểm.
Chứng khoán Trung Quốc đại lục chiều nay cũng đóng cửa trong sắc đỏ, với chỉ số Shanghai Composite giảm 0,44% về 3.501,86 điểm còn chỉ số Shenzhen Component trượt sâu hơn 0,83% xuống 15.105,94 điểm. Trên thị trường Hong Kong, chỉ số Hang Seng giảm khoảng 0,6%, tính đến giờ giao dịch cuối ngày.
Thị trường Australia hôm nay cũng chìm trong sắc đỏ bất luận tình hình xuất khẩu của nước này trong tháng 12 đã tốt lên. Chỉ số S&P/ASX 200 trượt 0,87% về 6.765,50 điểm. Theo công bố ngày 4/1 của Cục Thống kê Australia, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của nước này trong tháng 12 tăng 3% so với tháng trước.
Tính chung lại, chỉ số MSCI khu vực châu Á – Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) hôm nay trượt 0,65%.
Chứng khoán Mỹ đêm qua ghi nhận những diễn biến trái ngược. Chỉ số S&P 500 tăng 0,1% và đóng cửa với 3.830,17 điểm, còn chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones nhích 36,12 điểm lên 30.723,60 điểm. Trái lại, chỉ số Nasdaq Composite trượt nhẹ xuống 13.610,54 điểm.
Trên thị trường tiền tệ, chỉ số đô la Mỹ so với các đồng tiền mạnh khác tăng lên 91,319, từ mức 90,8 hồi đầu tuần. Đồng yên Nhật Bản trượt giá so với đồng bạc xanh và quy đổi 105,22 JPY/USD, từ mức 105 JPY/USD thiết lập hôm qua. Trong khi đó, đô la Australia cũng suy yếu và trao tay 1 AUD/0,7626 USD, so với mức 1 AUD/0,768 USD thường thấy tuần trước.
Giá dầu trên thị trường châu Á chiều nay đi lên. Dầu thô Brent giao kỳ hạn tăng giá 0,86% lên 58,96 USD/thùng, còn dầu thô giao sau của Mỹ cũng lên giá 0,9% và giao dịch ở mức 56,19 USD/thùng.
Biden sẽ xem xét lại thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung
Chính quyền Biden sẽ rà soát các biện pháp an ninh quốc gia của Trump, bao gồm thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn một ký tháng 1/2020.
"Mọi thứ mà chính quyền trước đây đưa ra đều đang được xem xét do chúng liên quan đến cách tiếp cận an ninh của chúng tôi, vì thế tôi không cho rằng mọi thứ đang được thúc đẩy", thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki nói trong cuộc họp báo ngày 29/1, sau khi được hỏi liệu Tổng thống Joe Biden có xem thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn một còn hiệu lưc hay không.
Psaki cho biết chính quyền Biden tập trung vào tiếp cận quan hệ Mỹ - Trung "trên vị thế sức mạnh". "Điều này có nghĩa là phối hợp và trao đổi với các đồng minh cùng đối tác của chúng tôi về cách chúng tôi sẽ làm việc với Trung Quốc", Psaki cho biết.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu trước khi ký một số sắc lệnh tại Nhà Trắng, ngày 28/1. Ảnh: Reuters .
Mỹ và Trung Quốc ngày 15/1 ký thỏa thuận thương mại giai đoạn một để cùng nhau "sửa chữa sai lầm quá khứ" sau gần hai năm thương chiến. Theo thỏa thuận, Trung Quốc đồng ý mua thêm 200 tỷ USD hàng Mỹ trong hai năm tới, cũng như đảm bảo vấn đề sở hữu trí tuệ cho công nghệ Mỹ. Đổi lại, Mỹ sẽ giảm nửa mức thuế 15% đối 120 tỷ USD hàng tiêu dùng Trung Quốc, trong đó có hàng may mặc.
Biden hồi tháng 8/2020 nói thỏa thuận này "thất bại thảm hại" do không thể thực thi, "đầy những cam kết mơ hồ, yếu kém và lặp đi lặp lại" từ Trung Quốc, cho phép nước này "tiếp tục cung cấp các khoản trợ cấp cho doanh nghiệp nhà nước của họ và ăn cắp ý tưởng của Mỹ".
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nổ ra vào năm 2018 với những đòn thuế "ăn miếng trả miếng", khiến hai nền kinh tế đều tổn hại và đe dọa tăng trưởng thương mại toàn cầu. Xung đột bùng phát do Mỹ cáo buộc hoạt động thương mại của Trung Quốc không công bằng khi ưu ái doanh nghiệp trong nước, ép công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ, đánh cắp tài sản trí tuệ và thao túng tiền tệ.
Chứng khoán Trung Quốc thiết lập mức cao kỉ lục Chốt phiên giao dịch ngày 5/1, chứng khoán Trung Quốc đã vượt mức đỉnh của thời kỳ bong bóng năm 2015. Chứng khoán Trung Quốc có mức tăng trưởng ấn tượng trong năm 2020. Ảnh: Reuters Trên sàn Thượng Hải, chỉ số CSI 300 tăng 1,9%, lên mức 5.368,50 điểm, vượt mức đỉnh 5.353,75 điểm được thiết lập ngày 8/6/2015, lên mức cao...