Cổ phiếu HHP “chuyển nhà” sang sàn HOSE
Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa có thông báo về việc chấp thuận hủy niêm yết tự nguyện đối với 18 triệu cổ phiếu mã HHP của Công ty cổ phần Giấy Hoàng Hà Hải Phòng.
Sở GDCK Hà Nội (HNX) vừa ra thông báo hủy niêm yết đối với cổ phiếu VIX của CTCP Chứng khoán VIX vào ngày 29/12/2020. Lý do hủy niêm yết là chuyển niêm yết sang Sở GDCK TP Hồ Chí Minh (HOSE)
Theo đó, ngày 18/2 là phiên giao dịch cuối cùng của HHP trên sàn HNX, ngày hủy niêm yết là ngày 19/2.
Ảnh Thiên Hương/nhandan điện tử
Trước đó, từ giữa tháng 1/2021, HĐQT của HHP đã thông qua việc hủy niêm yết cổ phiếu trên sàn HNX để chuyển sang niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE). Theo dự kiến, ngày giao dịch đầu tiên của HHP tại sàn HOSE là ngày 3/3/2021.
Công ty cổ phần Giấy Hoàng Hà Hải phòng được thành lập từ tháng 11/2012 với vốn điều lệ ban đầu là 18 tỷ đồng thông qua việc mua lại nhà máy sản xuất giấy Đức Dương ngừng hoạt động vào cuối năm 2011. Lĩnh vực hoạt động chính của công ty là sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa; sản xuất bột giấy, giấy, bìa …
Video đang HOT
Hiện nay HHP có vốn điều lệ 180 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông nắm giữ trên 5% vốn điều lệ của HHP đến cuối năm 2020 gồm bà Trần Thị Thu Phương (Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty) sở hữu 2,26 triệu cổ phiếu HHP (12,54%); ông Nguyễn Huy Long (Thành viên HĐQT, Phó tổng giám đốc Công ty) sở hữu 1,22 triệu cổ phiếu (6,78%); bà Nguyễn Thị Thu Thủy sở hữu hơn 0,9 triệu cổ phiếu (5,01%).
Ngày 08/08/2018, là ngày giao dịch đầu tiên của HHP trên sàn HNX với giá tham chiếu là 12.600 đồng/cổ phiếu. Kết thúc phiên giao dịch ngày 5/2/2021, mỗi cổ phiếu HHP có giá 13.200 đồng/ cổ phần.
Trái phiếu Chính phủ đắt hàng đầu năm
Theo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), thị trường Trái phiếu Chính phủ (TPCP) tiếp tục có diễn biến sôi động ngay từ thời điểm đầu năm 2021 trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp.
Theo đó, trên thị trường sơ cấp, thông qua 12 đợt đấu thầu được tổ chức trong tháng 1, Kho bạc Nhà nước đã huy động được tổng cộng 23.496 tỷ đồng trái phiếu. Tỷ lệ trúng thầu thành công đạt 90,36% và khối lượng đặt thầu gấp 2,99 lần khối lượng gọi thầu.
Thị trường Trái phiếu Chính phủ sôi động ngay từ đầu năm.
Về mặt lãi suất, so với tháng 12/2020, lãi suất trúng thầu của TPCP giảm tại các kỳ hạn 5, 10, 15 và 30 năm với mức giảm từ 0,11 - 0,15%/năm.
Trên thị trường giao dịch thứ cấp, giá trị giao dịch TPCP bình quân trong tháng 1/2020 đạt 15.174 tỷ đồng/phiên, tăng 8,16% so với tháng trước và là mức cao nhất kể từ đầu năm 2020.
Khối lượng giao dịch TPCP theo phương thức giao dịch thông thường (outright) đạt hơn 1,82 tỷ trái phiếu, tương đương với giá trị giao dịch đạt 202,1 nghìn tỷ đồng, giảm 5,42% về giá trị so với tháng trước.
Khối lượng giao dịch TPCP theo phương thức giao dịch mua bán lại (repos) đạt hơn 957,7 triệu trái phiếu, tương đương với giá trị giao dịch đạt hơn 101,3 nghìn tỷ đồng, giảm 6,97% về giá trị so với tháng trước. Giá trị giao dịch repos chiếm 33,4% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường.
Về giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài, giá trị mua đạt hơn 8,75 nghìn tỷ đồng, giá trị bán đạt hơn 5,93 nghìn tỷ đồng. Như vậy, tháng 1/2021 nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 2,8 nghìn tỷ đồng.
Theo thông tin từ Kho bạc Nhà nước, trong quý I/2021, Kho bạc Nhà nước sẽ phát hành 100.000 tỷ đồng TPCP để thực hiện nhiệm vụ huy động vốn cho ngân sách Trung ương năm 2021.
Cụ thể, kỳ hạn 5 năm là 5.000 tỷ đồng, kỳ hạn 7 năm là 5.000 tỷ đồng, kỳ hạn 10 năm là 35.000 tỷ đồng, kỳ hạn 15 năm là 35.000 tỷ đồng, kỳ hạn 20 năm là 10.000 tỷ đồng, kỳ hạn 30 năm là 10.000 tỷ đồng.
Trong thời gian thực hiện, Kho bạc Nhà nước có thể điều chỉnh khối lượng phát hành các kỳ hạn trái phiếu phù hợp với tình hình thị trường và nhu cầu sử dụng vốn của ngân sách Nhà nước.
Theo số liệu mới nhất từ Kho bạc Nhà nước, tính đến ngày 20/1, tổng khối lượng TPCP phát hành là 16.000 tỷ đồng. Kỳ hạn phát hành TPCP bình quân năm 2021 đạt 16 đến 17 năm, lãi suất phát hành TPCP bình quân năm 2021 là 2,49%/năm.
Cũng theo Kho bạc Nhà nước, năm 2021, đơn vị sẽ phấn đấu hoàn thành kế hoạch huy động vốn năm 2021 do Bộ Tài chính giao, đảm bảo chỉ tiêu kỳ hạn bình quân danh mục phát hành theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và thực hiện chủ trương về tái cơ cấu ngân sách Nhà nước và nợ công theo hướng đảm bảo an toàn bền vững nền tài chính quốc gia.
Cùng với đó sẽ gắn kết chặt chẽ giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp, giữa quản lý nợ, quản lý ngân quỹ, quản lý ngân sách, góp phần tăng cường hiệu quả quản lý nợ công.
Kho bạc Nhà nước cũng đặt mục tiêu phát hành đa dạng các loại kỳ hạn trái phiếu, phù hợp với các nhu cầu đầu tư và tạo lãi suất tham chiếu cho thị trường.
Đồng thời thực hiện tái cơ cấu nợ công (mua lại, hoán TPCP) theo Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; thí điểm phát hành các loại trái phiếu mới (trái phiếu xanh, trái phiếu có lãi suất thả nổi...) theo tiến độ triển khai của Bộ Tài chính.
Năm 2020, quy mô và thanh khoản trên thị trường TPCP tiếp tục tăng trưởng, theo đó giá trị giao dịch bình quân phiên đạt 10.270 tỷ đồng/phiên, tăng 13,73% so với năm 2019. Quy mô niêm yết TPCP tính đến 31/12/2020 đạt hơn 1,35 triệu tỷ đồng, tăng 17,39% so với năm 2019.
Trung bình mỗi ngày có thêm gần 4.000 tài khoản mở mới trong tháng 1/2021 Số liệu từ Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) cho biết trong tháng 1, nhà đầu tư trong nước đã mở mới 86.269 tài khoản chứng khoán, tiếp tục thiết lập kỷ lục mới về tháng có số lượng tài khoản mở mới lớn nhất trong lịch sử. Ảnh Internet Với con số trên, tính trung bình mỗi ngày làm...