Cổ phiếu chủ Kem Tràng Tiền bị đưa vào diện cảnh báo do chậm nộp BCTC kiểm toán năm 2021
Trước đó, từ ngày 27/04, HNX đã đưa cổ phiếu OCH vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ với cùng nguyên nhân trên.
Trong ngày 5/5, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã thông báo quyết định đưa cổ phiếu OCH của Công ty Cổ phần Khách sạn và Dịch vụ OCH vào diện cảnh báo kể từ ngày 9/5/2022.
Nguyên nhân đưa ra là do Công ty chậm nộp BCTC kiểm toán năm 2021 quá 15 ngày so với thời hạn quy định.
Video đang HOT
Trước đó, từ ngày 27/04, HNX đã đưa OCH vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ với cùng nguyên nhân trên.
Trên thị trường, cổ phiếu OCH sau khi đổi chủ đã có những diễn biến tương đối khả quan, đặc biệt là 4 phiên tăng trần ngay vào cuối tháng 4 vừa qua. Hiện, đóng cửa phiên 6/5, thị giá OCH đạt 13.100 đồng/cp.
Về OCH, đây là chủ sở hữu thương hiệu kem Tràng Tiền nổi tiếng tại Hà Nội và hãng bánh Girval tại Tp.HCM. Sau 1 năm vướng mắc Công ty mới đây đã chính thức được tiếp quản bởi nhóm cổ đông mới – IDS Equity Holdings. Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 vừa được diễn ra, các cổ đông cũng đã thống nhất đổi tên công ty thành One Capital Hospitality.
Hiện, IDS Equity Holdings không nắm giữ cổ phần OCH nhưng quỹ này đang sở hữu hơn 51% vốn tại Ocean Group – công ty mẹ của OCH.
OCH cũng đã công bố BCTC hợp nhất quý 1/2022 với hơn 94 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm nhẹ 4% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, doanh thu tài chính trong kỳ ghi nhận đột biến tăng gần 4 lần. Dù vậy, áp lực chi phí khiến Công ty chịu lỗ sau thuế 33 tỷ đồng.
Thua lỗ trong quý 1/2022 đưa mức lỗ luỹ kế OCH tính đến thời điểm 31/3/2022 lên 746 tỷ đồng. Công ty hiện ghi nhận 2.300 tỷ giá trị tài sản, trong đó vốn góp chủ sở hữu ở mức 2.000 tỷ đồng.
Sắp thu phí giám sát chứng khoán phái sinh
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 25/2022/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán thay thế Thông tư số 272/2016/TT-BTC.
Nhà đầu tư theo dõi giao dịch tại sàn giao dịch Công ty Chứng khoán Vietcombank. Ảnh minh họa: Tuấn Anh/TTXVN
Theo đó, thông tư bổ sung thu phí giám sát chứng khoán phái sinh đối với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC) là 10% doanh thu giá dịch vụ quản lý vị thế/giá dịch vụ bù trừ và giá dịch vụ quản lý tài sản ký quỹ.
Đồng thời, phí giám sát chứng khoán phái sinh đối với Sở Giao dịch chứng khoán là 10% doanh thu giá dịch vụ giao dịch chứng khoán phái sinh.
Một số loại phí, lệ phí vẫn được giữ nguyên mức thu như lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán 20-100 triệu đồng/giấy phép; lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán là 30 triệu đồng/giấy phép...
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7.
Ba lớp giám sát trên thị trường chứng khoán Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 29/4, ông Nguyễn Đức Chi, Thứ trưởng Bộ Tài chính cho biết: Những vụ việc vi phạm pháp luật xảy ra trên thị trường chứng khoán trong thời gian gần đây, các cơ quan quản lý, cơ quan bảo vệ pháp luật đang xem xét, xử lý, điều tra để có kết luận cuối...