Cổ phiếu bất động sản có thể tiếp tục làm chủ dòng tiền
Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/12, sắc xanh của thị trường tiếp tục được hậu thuẫn bởi các cổ phiếu ngành bất động sản, có tới 60 mã cổ phiếu tăng giá và chỉ 21 mã cổ phiếu kết phiên trong sắc đỏ.
Tính chung cả tuần (13 – 17/12), xét theo mức độ đóng góp, VHM, BCM và DIG là ba mã cổ phiếu mã có tác động tích cực nhất đến chỉ số VN-Index, với giá trị đóng góp hơn 11 điểm cho thị trường.
Theo quan sát, khác với giai đoạn trước khi mà dòng tiền đổ mạnh vào các cổ phiếu cho thuê bất động sản khu công nghiệp, lần này những cổ phiếu về bất động sản nhà ở thu hút sự chú ý của giới đầu tư.
Trong nhóm có vốn hoá lớn, hai mã cổ phiếu họ Vin là VHM và VRE cùng có thêm khoảng 2,5% thị giá chỉ trong phiên giao dịch cuối tuần; cổ phiếu KDH cũng tăng 4,3% về thị giá và đang có thị giá tương đương mức đỉnh tháng 11 vừa qua; cổ phiếu BCM cũng kéo dài chuỗi phiên tăng mạnh trong tuần này, với trung bình tăng trưởng 3,7%/phiên…
Theo các nhà phân tích, việc cổ phiếu bất động sản liên tục làm chủ dòng tiền trong những phiên vừa qua được hỗ trợ bởi thông tin đấu giá đất kỷ lục tại phường Thủ Thiêm, thành phố Thủ Đức trước đó.
Thực tế, thị trường bất động sản đang như một chiếc lò xo bị nén chặt trong suốt 2-3 năm qua. Vậy nên, những dự án hạ tầng quy mô lớn liên tục được khởi công và các cuộc đấu giá đất vừa diễn ra nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư.
Video đang HOT
Chị Đặng Bích Ngọc (quận Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ, trong cơ cấu danh mục đầu tư của chị đang có nhóm bất động sản; trong đó, có nhiều mã được hưởng lợi trực tiếp từ thông tin như trên như mã VRE, VHM, hay BCM. Song, chị chưa có ý định bán ra tại thời điểm này.
Theo chị, bất động sản là nhóm cổ phiếu mang tính chu kỳ, mà quý IV thường là quý cao điểm của thị trường bất động sản với hoạt động mua bán sôi động nên cổ phiếu của các doanh nghiệp này trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư. Chị kỳ vọng nhóm ngành này sẽ tạo thêm sóng mới cho thị trường trong thời gian tới.
Về trung và dài hạn, cổ phiếu bất động sản vẫn có thể tiếp tục làm chủ dòng tiền khi bất động sản được nhận định sẽ là kênh hút dòng tiền đầu tư.
Chuyên gia của Công ty cổ phần Chứng khoán Kiến Thiết (CSI) cho biết: “Dòng cổ phiếu bất động sản liên tục tăng rất nóng, hết vượt các đỉnh cũ, rồi lại thiết lập đỉnh mới. Xu hướng tích cực của nhóm cổ phiếu này vẫn chưa có chiều hướng dừng lại và chúng tôi nhận thấy kỳ vọng tăng giá vẫn còn rất lớn”.
Số liệu thống kê của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) cũng chỉ ra rằng, dư địa phát triển dành cho bất động sản còn nhiều. Tỷ trọng ngành bất động sản của Việt Nam năm 2020 chỉ mới đạt 20,89 tỷ USD, chiếm 7,7% GDP cả nước. Trong khi đó, ở các nước phát triển, tỷ trọng này thường chiếm từ 20 – 25% tổng GDP. Vậy nên, ngành bất động sản tại Việt Nam vẫn kỳ vọng nhiều vào dư địa để phát triển.
Ghi nhận trong tháng cuối của năm 2021 cho thấy, bất chấp bối cảnh dịch bệnh vẫn kéo dài và diễn biến phức tạp, thị trường bất động sản khu vực phía Nam đã dấu hiệu khởi sắc khi chứng kiến hàng loạt dự án đồng thời khởi công sau chuỗi ngày dài khan hiếm nguồn cung mới.
Ngoài ra, triển vọng của thị trường còn trông đợi ở nhiều yếu tố lạc quan khác như chiến lược phát triển nhà ở 2021-2030 đang được hoàn thiện với các mốc gia tăng diện tích bình quân nhà ở. Cùng đó, phát triển đầu tư cơ sở hạ tầng, thúc đẩy đầu tư công được thúc đẩy, các vấn đề pháp lý đang được tháo gỡ dần cùng với tốc độ đô thị hoá tăng nhanh… đang trở thành những “điểm cộng” đem đến xu hướng tích cực cho thị trường bất động sản.
Sự bền vững của nhóm bất động sản còn thể hiện qua lượng vốn tư nhân và vốn FDI đổ mạnh vào thị trường này. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến hết tháng 11/2021, tổng vốn ngoại đăng ký mới vào lĩnh vực bất động sản đã đạt gần 2 tỷ USD, tiếp tục trụ ở vị trí thứ ba trong nhóm các lĩnh vực.
Tiềm năng tăng giá của cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp
Mặc dù đang có định giá cao hơn so với quá khứ, nhóm cổ phiếu ngành bất động sản khu công nghiệp vẫn được đánh giá tích cực.
Ngành bất động sản khu công nghiệp được đánh giá vẫn có nhiều tiềm năng tăng trưởng. Ảnh: TL.
Tiềm năng tăng giá của cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp
Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán Agribank (Agriseco Research), ngành bất động sản khu công nghiệp vẫn có nhiều tiềm năng tăng trưởng để tiếp tục đón sóng dịch chuyển vốn FDI nhờ nhiều yếu tố hỗ trợ.
Việt Nam có lợi thế cạnh tranh về vị trí bờ biển dài, thuận lợi giao thương với thế giới, chi phí nhân công, giá thuê đất thấp hơn so với các quốc gia cùng khu vực, các chính sách ưu đãi thuế với các doanh nghiệp FDI, môi trường chính trị ổn định.
Thêm vào đó, Chính phủ Việt Nam đang đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công để thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng, kết nối giao thương giữa các tỉnh. Ngoài ra, Việt Nam được hưởng lợi từ các yếu tố địa chính trị, dòng vốn từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung dịch chuyển khỏi Trung Quốc và các Hiệp định thương mại tự do được ký kết như CPTPP, FTAs.
Nhiều cổ phiếu thuộc ngành bất động sản khu công nghiệp có mức định giá thấp hơn so với mức P/E 12 tháng liên tiếp
Theo Agriseco Research, nguồn cung khu công nghiệp được dự báo tiếp tục tăng trong dài hạn tại các vùng ven trung tâm với vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao thương, vận chuyển hàng hóa như gần các cảng biển, cảng hàng không, chính sách ưu đãi về thuế, giảm tiền thuê đất, hỗ trợ giải phóng mặt bằng.
Ở khía cạnh đầu tư, mức định giá các doanh nghiệp theo P/B và P/E trung bình ngành hiện tại lần lượt ở mức 2,7x và 23,3x, đều tăng khoảng 30% so với trung bình giai đoạn 2017 - 2020. Nguyên nhân là do từ năm 2019 trở lại đây bất động sản khu công nghiệp sôi động trở lại nhờ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và các Hiệp định Thương mại tự do.
Dù mức định giá cao hơn so với quá khứ nhưng với mức giá thuê tăng 5-7%/năm và nhu cầu lớn FDI, quy mô hạ tầng mở rộng, Agriseco Research nhận định mức định giá trên chưa phản ánh hết tiềm năng của ngành bất động sản khu công nghiệp.
Trong đó, Đô thị Kinh Bắc đã ghi nhận doanh thu từ các dự án Khu công nghiệp Quang Châu, Nam Sơn Hạp Lĩnh, Tân Phú Trung và Công ty Cổ phần Long Hậu đã hạch toán khoản thuê ứng trước của Logos Việt Nam tại Khu công nghiệp Long Hậu 3, giai đoạn 1, Viglacera với doanh thu mảng cho thuê khu công nghiệp tăng 40% đến từ các dự án như Khu công nghiệp Đông Mai, Yên Phong mở rộng, Phú Hà.Nhìn chung, kết quả kinh doanh nhóm bất động sản khu công nghiệp khá tích cực trong nửa đầu năm 2021 khi tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận lần lượt đạt 115% và 190% so với cùng kỳ năm trước, nổi bật như Đô thị Kinh Bắc (mã KBC); Sonadezi Châu Đức (mã SZC); Tổng Công ty Viglacera (mã VGC) và Công ty Cổ phần Long Hậu (mã LHG).
Agriseco Research cho biết họ lựa chọn các cổ phiếu tiềm năng theo một số tiêu chí sau: Doanh nghiệp có quỹ đất sẵn sàng cho thuê lớn tại các khu vực tiềm năng; Chỉ số P/B, P/E thấp hơn so với trung bình ngành; Tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận tăng và không âm qua các năm; Doanh thu chưa thực hiện cao. Theo đó, Agriseco Research đưa ra 3 cổ phiếu thỏa mãn các tiêu chí trên bao gồm KBC; VGC và SZC.
Cổ phiếu bất động sản 'nổi sóng' hậu giãn cách xã hội Thị trường chứng khoán khép lại phiên cuối cùng của tháng 10/2021 khá ấn tượng khi chỉ số VN-Index đạt 1.444,27 điểm, xác lập mức kỷ lục mới sau hơn 21 năm thành lập. Đáng chú ý, cùng với sự bùng nổ của thị trường, nhóm cổ phiếu bất động sản bất ngờ trở thành trụ cột thị trường, thay vì nhóm cổ...