Cổ phiếu AirAsia giảm mạnh sau khi gặp sự cố máy bay mất tích
Cổ phiếu của AirAsia đã giảm gần 8% trong phiên giao dịch ngày 29.12 trên thị trường chứng khoán Malaysia, sau khi một máy bay chở theo 162 người của hãng này mất tích.
Giá cổ phiếu của AirAsia sụt giảm mạnh sau khi một máy bay của hãng này mất tích – Anh: Reuters
Giá cổ phiếu của AirAsia tụt 12% xuống còn 2,6 ringgit, tương đương 0,74 USD, tại thời điểm mở cửa phiên giao dịch, nhưng sau đó đã hồi phục lại mức 2,71 ringgit, tức giảm 7,82%.
Đây là mức giảm trong một ngày giao dịch mạnh nhất trong hơn 3 năm qua của cổ phiếu AirAsia.
Các chuyên gia phân tích cảnh báo sự cố máy bay QZ8501 mất tích hôm 28.12 có lẽ sẽ khiến một số du khách e dè khi lựa chọn máy bay AirAsia.
Hong Leong, một trong những ngân hàng đầu tư hàng đầu của Malaysia, đã hạ mức đánh giá cổ phiếu AirAsia từ “mua” sang “bán ngắn hạn” vào ngày 29.12, theo Reuters.
Ông Hafriz Hezry, một chuyên gia phân tích thuộc hãng nghiên cứu thị trường AMR Research (My), kỳ vọng cổ phiếu AirAsia sẽ hồi phục trong vài ngày nữa sau khi phản ứng của thị trường với tin máy bay mất tích qua đi.
Video đang HOT
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Máy bay AirAsia mất tích: Ít cơ hội tìm thấy người sống sót
Công tác tìm kiếm chiếc máy bay mất tích của AirAsia Indonesia tiếp diễn trong hôm nay 29.12. Các chuyên gia hàng không cảnh báo có rất ít cơ hội tìm thấy người sống sót.
Một máy bay của AirAsia ở sân bay Kuala Lumpur, Malaysia - Ảnh: Reuters
Chiếc Airbus 320-200 (chuyến bay QZ8501) của AirAsia Indonesia chở 162 người biến mất khỏi màn hình radar, mất liên lạc với mặt đất sau khi cất cánh từ sân bay ở thành phố Surabaya (Indonesia) để đến Singapore. Phi công đã yêu cầu chuyển hướng, thay đổi độ cao để tránh thời tiết xấu trước khi máy bay mất tích.
Chính quyền Indonesia tạm ngừng công tác tìm kiếm trong đêm 28.12 và bắt đầu trở lại vào lúc 6 giờ sáng nay 29.12.
"Chúng tôi tái khởi động tìm kiếm máy bay mất tích của AirAsia vào lúc 6 giờ sáng nay. Chúng tôi đang đến đảo Belitung", AFP dẫn lời ông Tatang Zainuddin, quan chức thuộc Cơ quan Tìm kiếm và Cứu hộ Quốc gia Indonesia (Basarnas).
Trên 100 người thân hành khách trên chuyến bay QZ8501 đã trải qua một đêm không ngủ tại sân bay Juanda, thành phố Surabaya (Indonesia), để đợi chờ tin tức cập nhật về số phận của 162 người trên máy bay mất tích.
"Chúng tôi được AirAsia hỗ trợ chỗ ở nhưng tôi không tài nào ngủ được", một người đàn ông có tên Haryanto cho biết. Ông Haryanto có 4 người thân gia đình trên chuyến bay QZ8501.
Ông chủ Tony Fernandes của hãng hàng không giá rẻ AirAsia (trụ sở ở Malaysia) đích thân đến sân bay để trấn an người thân hành khách, theo đài ABC (Úc).
"Chính quyền Indonesia đang cố gắng hết sức để tìm kiếm và cứu hộ... Ưu tiên hàng đầu trước mắt của chúng tôi là chăm sóc gia đình các hành khách", ông Fernandes nói.
Nhưng các chuyên gia hàng không cảnh báo ít có cơ hội tìm thấy bất kỳ người sống sót nào do khoảng thời gian đã trôi qua quá dài kể từ khi chuyến bay QZ8501 mất tích và điều kiện thời tiết xấu trong khu vực. Chuyến bay QZ8501 được chính thức tuyên bố mất tích vào lúc 7 giờ 55 ngày 28.12.
Ông David Learmount, biên tập viên chịu trách nhiệm về an toàn bay của trang tin về hàng không toàn cầu Flight Global, nhận định việc phi công yêu cầu chuyển hướng khi gặp điều kiện thời tiết có bão là điều bình thường, theo tờ Independent (Anh).
"Những cơn bão có thể rất mạnh và xé toạc một máy bay kích thước hạng trung, đó là lý do vì sao phi công thường hay yêu cầu chuyển hướng để tránh bão", ông Learmount cho biết.
Thân nhân hành khách tại sân bay Juanda, thành phố Surabaya (Indonesia) - Ảnh: Reuters
"Chiếc Airbus 320-200 không thể bay ở trên không trung trong khoảng thời gian dài - đây lại là một chuyến bay ngắn, nên sẽ không có đủ nhiên liệu để bay trong thời gian dài như vậy", theo nhận định của ông Learmount.
Ông Learmount, cũng là một phi công, đã loại trừ khả năng máy bay hạ cánh xuống biển và hành khách sống sót.
"Phi công đã liên lạc với đài kiểm soát không lưu cho đến phút cuối cùng. Điều gì đó đã khiến họ mất tập trung nên không thể tiếp tục liên lạc với mặt đất. Chúng tôi không thể biết chính xác điều gì đã xảy ra vào thời điểm đó, và đây có thể không phải là một hành động cố ý của phi công", ông Learmount cho biết thêm.
Theo báo cáo về an toàn của hãng Boeing hồi tháng 8.2014, dòng Airbus 320 thuộc hàng máy bay tân tiến nhất của hàng không dân dụng hiện đại, với chỉ số an toàn cao - tỉ lệ 0,14 vụ tai nạn chết người/một triệu lượt cất cánh. AirAsia mua Airbus 320-200 vào năm 2008 và nó vừa được bảo trì vào tháng 11.2014.
Chuyên gia hàng không Úc Peter Marosszeky cho rằng thời tiết xấu với bão có thể khiến chiếc Airbus 320-200 bay chúi mũi xuống và không ai có thể sống sót.
Chuyên gia Neil Hansford, thuộc công ty tư vấn hàng không Strategic Aviation Solutions (Mỹ), nhận định: "Bất kỳ máy bay hai động cơ nào như thế này đều có thể tiếp tục bay 60-90 phút với chỉ một động cơ nếu máy bay gặp sự cố. Nhưng máy bay đã không phát ra bất kỳ tín hiệu cầu cứu nào trước khi mất tích".
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Máy bay AirAsia mất tích: Một gia đình 10 người may mắn nhờ đến muộn Một gia đình 10 người của cô Christianawati (Indonesia) đã may mắn khi họ đến sân bay muộn và không lên chiếc máy bay chở 162 người của AirAsia Indonesia bị mất tích vào ngày 28.12. Thân nhân hành khách QZ8501 ngóng trông tin tức tại sân bay Juanda, thành phố Surabaya, Indonesia - Ảnh: Reuters Vào lúc 6 giờ sáng nay 29.12,...