Cổ phiếu 3 công ty phân bón tăng vọt sau xung đột ở Ukraine
Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine, giá cổ phiếu ba công ty phân bón này đã tăng mạnh: Sociedad Química y Minera de Chile của Chile, Nutrien của Canada và Andersons của Mỹ.
Thay đổi địa chính trị tác động ngành phân bón
Trước năm 2022, ngành phân bón đang ở trong tình trạng khó khăn. Chi phí khí đốt tự nhiên được sử dụng để sản xuất phân bón đã tăng mạnh, các yêu cầu cấp phép xuất khẩu mới và các cơn bão nghiêm trọng ở Mỹ đã làm gián đoạn hoàn toàn ngành này, cắt giảm tỷ suất lợi nhuận của nông dân và khiến giá phân bón tăng vọt.
Mọi thứ thêm tồi tệ hơn khi xung đột Ukraine-Nga nổ ra. Các công ty vận tải đã không cập cảng ở Nga – nhà sản xuất phân bón lớn nhất thế giới – để thu gom phân bón. Theo nông dân, các nguồn thay thế rất đắt đỏ, khiến nguồn cung sản phẩm bị cắt giảm.
Trong bối cảnh đó, không có gì ngạc nhiên khi giá cổ phiếu ngành phân bón tăng vọt.
Công ty Sociedad Química y Minera de Chile (SQM)
SQM là nhà sản xuất phân bón và iốt, phân phối sản phẩm đến hơn 60 quốc gia trên toàn thế giới.
Video đang HOT
Tính đến thời điểm hiện tại, cổ phiếu SQM đã tăng vọt gần 66%, trong khi chỉ số S&P 500 giảm 4,5%.
Cổ phiếu SQM cũng đã thể hiện sức mạnh đáng kinh ngạc trong năm ngoái, tăng 64% so với mức lợi nhuận 16% của S&P 500. Cuối cùng, cổ phiếu SQM áp đảo mức lợi nhuận của S&P 500 là 4% so với tháng trước khi tăng 27% về giá trị.
Các nhà phân tích đã lưu ý đến xu hướng tăng này và đã điều chỉnh lại ước tính trong 60 ngày qua, nâng lợi nhuận cả năm của SQM 26% lên 4,65 USD/cổ phiếu và ước tính EPS (lợi nhuận sau thuế của cổ phiếu) năm tới là 22% lên 4,16 USD/cổ phiếu.
Cổ phiếu SQM trong các quý tiếp theo và các quý sau đó cũng đã gia tăng đáng chú ý trong ước tính đồng thuận, lần lượt tăng 32% lên 1,05 USD/cổ phiếu và 15% lên 1,06USD/cổ phiếu.
Công ty Nutrien
Cổ phiếu các công ty sản xuất phân bón tăng mạnh. Ảnh: thestar
Nutrien sản xuất, bán phân bón và các sản phẩm thức ăn công nghiệp liên quan khác. Công ty có trụ sở chính tại Saskatoon, Canada.
Cổ phiếu Nutrien là điểm sáng trong thị trường mờ nhạt từ đầu năm đến nay, tăng gần 45% giá trị và vượt xa chỉ số S&P 500. Trong năm ngoái, lợi nhuận thậm chí còn ấn tượng hơn khi cổ phiếu Nutrien đã tăng gần như 100% về giá trị và vượt trội so với hoạt động của thị trường chung. Hiệu suất cổ phiếu trong tháng trước cũng tương tự khi tăng 25% giá trị.
Trong 60 ngày qua, xu hướng ước tính đồng thuận trong năm hiện tại của Nutrien đã tăng 37% lên 12,86 USD/cổ phiếu và ước tính EPS năm sau đã tăng 81% lên 10,37 USD/cổ phiếu. Ước tính EPS của quý tiếp theo và quý sau đó cũng đã tăng mạnh, tăng 4% lên 2,54 USD/cổ phiếu và 11% lên 4,44 USD/cổ phiếu trong quý tiếp theo.
Công ty Andersons là một nhà buôn bán ngũ cốc trong khu vực với các hoạt động kinh doanh nông nghiệp đa dạng.
Cũng giống như SQM và Nutrien, cổ phiếu Andersons từ đầu năm đến nay vẫn là mặt hàng “ nóng” trên thị trường, tăng 41% giá trị và dễ dàng vượt trội so với thị trường chung. Kết quả hoạt động năm ngoái rất vững chắc khi cổ phiếu tăng gần 93%. So với tháng trước, cổ phiếu tiếp tục chứng tỏ sức mạnh khi tăng 20% giá trị.
Đáng chú ý nhất, xu hướng ước tính đồng thuận cho công ty này đã tăng gần 61% trong quý tiếp theo, nâng mức ước tính hàng quý lên 0,66 USD/cổ phiếu từ 0,41 USD/cổ phiếu. Theo một sửa đổi ước tính theo hướng giảm, EPS của quý sau giảm 8% xuống 0,88 USD/cổ phiếu và ước tính lợi nhuận năm hiện tại đã tăng 15% lên 2,63 USD/cổ phiếu.
Cổ phiếu của cả ba công ty trên đều được xếp hạng số 1 (Mua mạnh).
Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là các xu hướng đang thay đổi nhanh chóng và những gì có hiệu quả với các nhà đầu tư một tháng trước có thể không còn hiệu quả từ bây giờ.
Do các điều kiện và xu hướng hiện tại, các chuyên gia tin rằng cả ba công ty đều mang lại cơ hội tuyệt vời cho các nhà đầu tư đang cố gắng tìm kiếm lợi nhuận.
Nga tái tập trung nguồn cung dầu sang châu Á
Dầu của Nga có thể được xuất khẩu nhiều hơn sang các nước châu Á, trong khi các nhà sản xuất dầu mỏ ở Trung Đông sẽ chuyển sang thị trường châu Âu.
Theo báo Izvestia (Nga), trong bối cảnh Mỹ áp dụng lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga, việc giao hàng cho các nước EU sẽ gặp khó khăn trong tương lai gần. Một số nhà phân tích dự đoán rằng khoảng 3 triệu thùng dầu và các sản phẩm dầu mỏ của Nga mỗi ngày sẽ bị loại bỏ khỏi thị trường toàn cầu, chiếm khoảng 3% sản lượng thế giới.
Nga sẽ gặp khó khăn khi nhập khẩu dầu và khí đốt sang châu Âu do các lệnh trừng phạt. Ảnh: RT
Tuy nhiên, có một khả năng khác: Nga sẽ tái định hướng nguồn cung cấp trên quy mô lớn sang châu Á. Chủ tịch Viện Năng lượng và Tài chính Nga Marcel Salikhov lưu ý rằng nguồn cung dầu của nước này sẽ được định hướng lại do các hạn chế hiện nay của phương Tây.
"Trung Quốc và Ấn Độ là những ứng cử viên tiềm tàng cho việc gia tăng dòng chảy của Nga sang châu Á. Về chất lượng, dầu Nga phù hợp với các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc, có khả năng thay thế tới 3 triệu thùng dầu thô mỗi ngày với chất lượng tương đương với nguồn cung mà Trung Quốc nhập khẩu từ các nước khác. Tuy nhiên, giải pháp này có thể khiến Trung Quốc rơi vào cuộc xung đột với các nước phương Tây", vị chuyên gia này nói.
Cũng theo chuyên gia trên, một lựa chọn khác đối với Moskva là Ấn Độ, quốc gia đang đẩy mạnh nhập khẩu dầu của Nga, lý do chính là vì mức chiết khấu kỷ lục, giúp tăng đáng kể lợi nhuận của người mua trong lĩnh vực lọc dầu.
Về phần mình, chuyên gia Ivan Timonin của công ty tư vấn chiến lược VYGON (Nga) nhận định, việc tìm kiếm thị trường mới trong trường hợp này sẽ không phải là vấn đề khó với Nga. Trong bối cảnh hiện nay, các nhà cung cấp khác, đặc biệt ở Trung Đông, cũng sẽ phải chuyển hướng xuất khẩu của họ sang châu Âu để thay thế Nga.
Do đó, đây sẽ là cơ hội để Nga tăng xuất khẩu sang châu Á, vì khu vực này được "giải phóng" nguồn cung bổ sung. Tuy nhiên, việc định hướng lại ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga về "phía Đông" (sang châu Á) sẽ cần một khoảng thời gian nhất định.
Cho đến nay, bất chấp lệnh cấm vận, xuất khẩu dầu của Nga sang Mỹ vẫn tiếp tục và thậm chí còn tăng. Ví dụ, trong tuần từ ngày 12-18/3, Mỹ đã mua 70.000 thùng dầu của Nga mỗi ngày, nhiều hơn 80% so với tuần trước. Con số này thậm chí còn cao hơn trong Liên minh châu Âu (EU), nơi các nước châu Âu hiện vẫn tránh đặt lệnh cấm vận nhập khẩu nguyên liệu thô của Nga.
Ethiopia: Lực lượng nổi dậy ở Tigray nhất trí ngừng bắn Lực lượng Mặt trận Giải phóng nhân dân Tigray (TPLF) ngày 25/3 tuyên bố đồng ý "ngừng các hành động thù địch", đánh dấu một bước ngoặt mới trong cuộc chiến kéo dài gần 17 tháng ở miền Bắc Ethiopia sau khi chính phủ nước này thông báo ngừng bắn vô thời hạn để cho phép viện trợ nhân đạo vào khu vực...