Cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước: Chính phủ chống thất thoát
Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) khi cổ phần hóa phải được Kiểm toán Nhà nước kiểm toán kết quả định giá doanh nghiệp.
Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vừa ký văn bản số 1532/TTg-ĐMDN về việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn.
Mảnh đất ở 23 Lê Duẩn (quận 1, TP.HCM) là minh chứng cho việc định giá đất theo quy định của Nhà nước khác xa với giá thị trường
Để nâng cao tính chặt chẽ trong việc cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và doanh nghiệp do các tập đoàn kinh tế nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có quy mô lớn, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu các doanh nghiệp (bao gồm doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, doanh nghiệp do các tập đoàn kinh tế nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ) có mức vốn chủ sở hữu trên 5.000 tỷ đồng thực hiện cổ phần hóa nhưng chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa phải được Kiểm toán Nhà nước kiểm toán kết quả định giá doanh nghiệp và xử lý các vấn đề về tài chính trước khi định giá doanh nghiệp theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần và Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 189/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP.
Các trường hợp cần thiết khác không phân biệt quy mô vốn chủ sở hữu, Thủ tướng Chính phủ đề nghị Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán theo quy định của Luật Kiểm toán Nhà nước.
Video đang HOT
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính trước ngày 15/9/2016 nghiên cứu, đề xuất các trường hợp thí điểm thuê các công ty kiểm toán, tư vấn định giá quốc tế đã hoạt động ở Việt Nam, thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp, giá khởi điểm và sử dụng kết quả này thực hiện chào bán cổ phần ra quốc tế.
Việc kiểm toán kết quả định giá doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn trong việc minh bạch hóa, góp phần phòng chống tham nhũng, lãng phí trong quá trình thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
Từng trao đổi với Đất Việt, nhiều chuyên gia cũng đã chỉ ra rằng, việc cổ phần hóa DNNN có thể gây thất thoát tài sản của Nhà nước nếu không thực hiện minh bạch, đặc biệt là thất thoát tài sản về đất.
Theo ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành, lâu nay, việc cổ phần hóa doanh nghiệp có một cái sai ở ngay tiền đề, đó là việc định giá đất theo quy định của Nhà nước khác xa với giá thị trường, chênh lệch nhau gấp nhiều lần.
Ông chỉ ra 3 giai đoạn tiêu cực: thứ nhất, định giá không đúng với giá thị trường. Thứ hai, định giá mà chưa biết các chỉ tiêu quy hoạch thế nào. Thứ ba, khi chỉ tiêu quy hoạch có rồi thì doanh nghiệp sở hữu miếng đất đó có thể điều chỉnh tăng lên lần nữa. Đây chính là cội nguồn gây thất thoát tài sản lớn cho Nhà nước và vì thế mới xảy ra nhiều trường hợp doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, nợ nần chồng chất nhưng khi cổ phần hóa, cổ phiếu của công ty vẫn được trả rất cao, đó là vì người ta nhìn vào miếng đất vàng mà doanh nghiệp kia đang quản lý.
Bởi thế, ông đề nghị, để tránh thất thoát tài sản Nhà nước, tránh giá trị cổ phiếu ảo, Nhà nước chỉ nên cho doanh nghiệp quản lý phần ở bên trên mặt đất, như nhà xưởng, mà thôi. Sau này, khi Nhà nước cần thu hồi thì sẽ đấu giá.
Doanh nghiệp sẽ không có quyền gì để được Nhà nước ưu tiên giao miếng đất đó cho họ rồi họ lại tiếp tục chạy các chỉ tiêu quy hoạch cao lên để thu lợi nhiều. Đó là cội nguồn của tham nhũng về tài nguyên đất.
Minh Thái
Theo_Báo Đất Việt
Chính phủ yêu cầu TP. HCM tăng tốc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Đó là một trong những nội dung trong Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại buổi làm việc với lãnh đạo TP.HCM.
Ảnh minh họa: Internet
Cụ thể, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu TP.HCM đẩy mạnh tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, TP.HCM tiếp tục rà soát, xây dựng bổ sung Phương án sắp xếp các doanh nghiệp hiện có của Thành phố theo quy định tại Quyết định số 37/2014/QĐ-TTg ngày 18/6/2014 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để tổ chức thực hiện theo hướng Nhà nước giữ tỷ lệ thấp hoặc không nắm giữ cổ phần khi thực hiện cổ phần hóa.
Đồng thời khẩn trương hoàn thiện Phương án tổng thể sắp xếp công ty nông, lâm nghiệp trực thuộc, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để thực hiện.
Bên cạnh đó thực hiện tốt chủ trương tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công. Thành phố cần khẩn trương hoàn thành việc rà soát các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Thành phố đủ điều kiện cổ phần hóa để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và triển khai thực hiện theo quy định tại Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg ngày 22/6/2015 về việc chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần.
Về tái cơ cấu, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đồng ý Thành phố được điều chỉnh kế hoạch, tiến độ căn cứ tình hình thực tế tại các doanh nghiệp cổ phần hóa, đảm bảo đến năm 2018 phải hoàn thành phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và chủ động điều chỉnh hình thức sắp xếp để tiếp tục sắp xếp 15 doanh nghiệp (bán, giải thể, phá sản).
Về việc bổ sung một số quy định liên quan đến hoạt động của Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước Thành phố (HFIC), UBND TP.HCM tổng kết, đánh giá việc thí điểm thành lập và tổ chức, hoạt động của HFIC, trên cơ sở đó đề xuất một số cơ chế đặc thù (nếu cần thiết) bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu TP.HCM khẩn trương xây dựng và ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về phát triển doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 gắn với thực hiện tốt Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ về giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; đồng thời chủ động nghiên cứu xây dựng cơ chế thí điểm Quỹ khởi nghiệp góp phần cùng cả nước thực hiện mục tiêu tối thiểu 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Đề xuất bổ sung quy định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt Tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định, Bộ Tài chính đã đề xuất sửa...