Có phải Trung Quốc đã không còn “kiềm chế” ở Biển Đông?
Tại một cuộc hội thảo về những tranh cãi giữa Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản trên vùng biển Hoa Đông và Biển Đông tổ chức ở Đài Bắc mới đây, ông Lâm Trình Di – một chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu Âu Mỹ Sinica (Đài Loan) cho rằng, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc không còn áp dụng “chiến lược kiềm chế” trong tranh chấp Biển Đông”.
Tàu hải giám của Trung Quốc. Ảnh minh họa
Trong ý kiến được hãng thông tấn Đài Loan (CNA) trích dẫn, ông Lâm nhận định, từ năm 2014, Trung Quốc đã thắt chặt kiểm soát các tranh chấp trên Biển Đông bằng cách tiến hành các dự án cải tạo, lấn biển bất hợp pháp tại một số đảo, bãi đá (mà Bắc Kinh đã chiếm đóng trái phép ở 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – PV) để củng cố yêu sách chủ quyền của mình ở khu vực.
Theo chuyên gia Đài Loan, các dự án cải tạo, lấn biển mà Trung Quốc đã và đang tiến hành trái phép ở Biển Đông không chỉ thay đổi địa mạo của quần đảo Trường Sa, mà còn chứng minh rằng Bắc Kinh đã từ bỏ “chiến lược kiềm chế” mà họ đã từng thực hiện trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở khu vực này.
Chiến lược mới của Trung Quốc ở Biển Đông bây giờ là kịch liệt phản đối việc quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông và sự can thiệp của các nước bên ngoài khu vực như Mỹ, Nhật… đồng thời, nhấn mạnh vào việc giải quyết các tranh chấp thông qua đàm phán song phương trực tiếp giữa các bên liên quan.
Mặt khác, Bắc Kinh tìm cách thúc đẩy chính sách “ngoại giao Biển Đông” bằng cách phát triển mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
Video đang HOT
Việc Trung Quốc mở rộng, cải tạo trái phép các đảo, đá ở Hoàng Sa, Trường Sa, theo ông Tống Yến Huy – một chuyên gia cũng thuộc Viện nghiên cứu Âu Mỹ Sinica, đã cho phép Bắc Kinh tăng cường sự hiện diện quân sự và kiểm soát của mình ở khu vực.
Tuy nhiên, nguy cơ xung đột quân sự trong khu vực cũng sẽ tăng lên do hành động này của Trung Quốc, khiến cho việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông trở thành một thách thức lớn.
Theo Linh Phương
PetroTimes
Mỹ làm suy yếu Trung Quốc bằng cách kiểm soát biển?
Chiến lược kiểm soát ngoài biển của Mỹ để đối phó với Trung Quốc có 3 điểm yếu lớn.
Chiến lược kiểm soát ngoài biển do cựu thượng tá Thủy quân lục chiến Mỹ T.X Hammes và cựu thượng tá Quân đội Mỹ R D.Hooker đề xuất để đối phó với Trung Quốc.
Chiến lược kiểm soát biển do 2 ông Hammes và Hooker cho rằng mục tiêu của chiến lược này là không để Trung Quốc chiếm vùng biển nằm bên trong chuỗi đảo Thái Bình Dương thứ nhất, trải từ quần đảo Kuril tới Philippines.
Chiến lược này sẽ bảo vệ vùng biển và không phận của các quốc gia thuộc chuỗi quần đảo đầu tiên đồng thời thống lĩnh không phận và lãnh hải bên ngoài chuỗi này.
Theo hai tác giả, mục tiêu của chiến lược này là tận dụng một số địa điểm để chặn đường xuất - nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc nhằm làm suy yếu nền kinh tế nước này.
Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ.
Trên tạp chí National Interest (Mỹ), cựu Thượng tá không quân Mỹ Bill Dries cho rằng chiến lược Kiểm soát biển có 3 điểm yếu.
Thứ nhất, Trung Quốc có một lực lượng không quân lớn và có năng lực có thể trở thành mối đe dọa lớn đối với các hoạt động không quân và hải quân Mỹ. Tầm hoạt động của hải quân Trung Quốc có thể vươn tới vài trăm hải lý từ bờ biển nước này.
Cựu thượng tá không quân Mỹ Dries cho rằng mặc dù có thể năng lực của Hải quân Trung Quốc không thể "sánh" với Hải quân Mỹ, các lực lượng Trung Quốc có lợi thế do gần bờ biển và có thể điều động hàng chục tàu chiến và tàu ngầm ra "chiến trường" chỉ trong thời gian ngắn.
Về điểm yếu thứ hai, ông Dries cho rằng chiến lược trên sẽ làm gián đoạn các hoạt động kinh tế của thế giới: "Giao thương với Trung Quốc, cũng giống như giao thương với Mỹ hay châu Âu, là điều không thể thiếu đối với nền kinh tế toàn cầu. Không thể nào chỉ đơn giản cắt hay dừng các hoạt động đó mà không gây ra tình trạng hỗn loạn trên toàn cầu".
Theo vị cựu thượng tá quân đội này, nếu chiến lược trên được thực thi, chính Mỹ, chứ không phải Trung Quốc, sẽ trở thành thủ phạm gây tổn hại tới nền kinh tế toàn cầu.
"Nước Mỹ sẽ mất uy tín và sự ủng hộ về chính trị nếu áp dung chiến lược đó", ông Dries viết.
Theo ông, do những hậu quả chính trị của chiến lược này, Mỹ và các đồng minh sẽ không áp dụng do chiến lược đó sẽ khiến Trung Quốc có cớ để bành trướng về hàng hải trong khu vực.
Điểm yếu cuối cùng và quan trọng nhất là chiến lược này sẽ không thể gây tổn hại tới nền kinh tế Trung Quốc và sẽ giúp Bắc Kinh có cớ leo thang xung đột với Mỹ.
Theo Kiến Thức
Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ tập trận chung 'dằn mặt' Trung Quốc Hải quân ba nước Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ sẽ tiến hành tập trận chung ở tây Thái Bình Dương, một động thái được cho là để "dằn mặt" Trung Quốc. Tàu chiến INS Tabar của Ấn Độ - Ảnh: Reuters Cuộc tập trận Malabar 2014 sẽ diễn ra ở khu vực tây Thái Bình Dương vào cuối tháng 7.2014 với sự...