Có phải nẻ môi do thuốc?
Tôi bị bệnh vẩy nến, được bác sĩ kê đơn dùng thuốc acitretin uống để điều trị. Khi dùng thuốc một thời gian tôi thấy môi khô và nứt nẻ. Hiện tượng trên có phải do uống thuốc trị vẩy nến không?
Trần Thu Hằng (Nghệ An)
Như vậy là bạn bị bệnh vẩy nến ở tình trạng nặng và trên diện rộng (không đỡ sau khi đã dùng các liệu pháp điều trị khác) nên mới được bác sĩ chỉ định dùng đến acitretin. Khi dùng thuốc người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và kiên trì điều trị. Không được tự ý tăng liều dùng (vì khi tăng liều bệnh sẽ không cải thiện nhanh hơn mà nguy cơ tác dụng phụ có thể tăng). Cần uống thuốc vào thời điểm cố định trong ngày.
Tuy nhiên, bên cạnh tác dụng chữa bệnh, thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn. Và, một trong những bất lợi đó là khô môi, nứt nẻ môi. Ngoài ra, thuốc có thể gây nhức đầu nhẹ, căng cơ, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, đỏ ửng (cảm giác nóng, đỏ hoặc cảm giác tê tê)… Khi gặp các tác dụng phụ này người bệnh cần thông báo cho bác sĩ điều trị biết, bác sĩ sẽ có lời khuyên thích hợp. Trường hợp cần thiết sẽ phải thay thuốc điều trị. Tuy nhiên, nếu xảy ra hiện tượng phát ban, khó thở, phù mặt, môi, lưỡi hoặc họng… người bệnh cần ngừng thuốc và được đưa đi cấp cứu ngay.
Video đang HOT
DS. Hoàng Thị Thu
Theo SK&ĐS
Giải pháp thảo dược hiệu quả cho bệnh vẩy nến
Bệnh vảy nến là một bệnh lý da liễu mạn tính, hay tái phát, với tỉ lệ mắc từ 2 đến 3% dân số. Gene và các yếu tố làm thúc đẩy có vai trò trong cơ chế bệnh sinh của bệnh.
Vẩy nến là một bệnh lý viêm mạn tính với yếu tố gene không đồng dạng (1, 2). Tỷ lệ xuất hiện mắc của bệnh vẩy nến là từ 2 - 3%. Viêm khớp vẩy nến xuất hiện trong khoảng 20% trong tổng số các ca bệnh. Stress tâm lý đóng vai trò quan trọng trong việc khởi phát các tổn thương vảy nến trên da và khớp.
Nhiều con đường tiền viêm đóng vai trò trung gian cho quá trình tăng sinh quá mức và bất thường của các tế bào biểu bì sừng. Quá trình tương tác giữa tế bào da và tế bào miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của vẩy nến. Đã có những bước tiến vượt bậc trong điều trị hướng đích đối với vẩy nến từ mức độ trung bình đến mức độ nặng, tuy nhiên việc cải thiện các liệu pháp cục bộ trên da đối với vẩy nến mức độ nhẹ đến trung bình đặc biệt là trong quá trình tự điều trị của bệnh nhân vẫn là một nhu cầu được đặt ra. Có nhiều liệu pháp điều trị hướng đến việc thuyên giảm nhanh triệu chứng trên da, song, biện pháp điều trị nhằm duy trì độ ổn định và không có tác dụng phụ vẫn là mục tiêu hướng tới.
Hình ảnh trước và sau 8 tuần sử dụng sản phẩm thảo dược Dr Michaels Soratinex cho bệnh vảy nến
Một nghiên cứu mở đa trung tâm được công bố trên tạp chí khoa học Journal of Biological Regulators & Homeostatic Agents nhằm thăm dò hiệu quả và tính dung nạp của dòng sản phẩm bôi thảo dược Dr Michaels Soratinex trong điều trị vẩy nến trên các phương diện giảm á sừng, giảm viêm, thâm nhiễm và giảm diện tích vùng da tổn thương. Các thành phần thảo dược trong hỗn hợp kem bao gồm tinh dầu hạnh nhân, dầu jojoba, dầu bơ, tinh dầu cà rốt, chiết xuất hoa cúc vạn thọ, tinh dầu cam, dầu mầm lúa mạch, dầu hạt mơ, tinh dầu hoa oải hương, dầu gỗ đàn hương, dầu hoắc hương, dầu phong lữ, chiết xuất hương thảo, dầu thầu dầu, tinh dầu cam chua, tinh dầu hoa cúc La Mã, dầu cây một dược, tinh dầu cam đắng, dầu hoa cam.
GS. Tạ Thành Văn (trái) - Hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội - trao tặng danh hiệu Giáo sư danh dự cho GS. Michael Tirant
Tổng số 722 đối tượng, tuổi trung bình 42,3 (từ 18 - 68 tuổi), mắc vẩy nến mức độ từ nhẹ đến trung bình nặng, đang không sử dụng liệu pháp điều trị vẩy nến, bao gồm 382 nam và 340 nữ, độ tuổi trên 18 được lựa chọn vào nghiên cứu. Quá trình sử dụng sản phẩm ngoài da thảo dược Dr Michaels Soratinex được tiến hành thành 3 pha, diễn ra trong 8 tuần, sử dụng các sản phẩm Gel làm sạch, thuốc mỡ bôi da đầu và toàn thân, sản phẩm dưỡng da.
Nghiên cứu cho thấy liệu trình điều trị trên không có tác dụng trên 22 bệnh nhân (3,1%) trong tổng 722 bệnh nhân; 84 bệnh nhân (11,6%) cải thiện mức độ trung bình với diện tích da hồi phục chiếm 26-50% vùng tổn thương; 102 bệnh nhân (14,1%) tiến triển tốt với tổng diện tích da hồi phục 51 - 75%; 484 bệnh nhân (67%) có mức cải thiện vượt bậc với tổng diện tích da hồi phục 76-100%, 52% trong số đó đạt mục tiêu hồi phục hoàn toàn. 12 bệnh nhân diễn biến nặng lên và ngừng điều trị; 18 bệnh nhân ngừng điều trị do không tuân thủ điều trị; 33 bệnh nhân có tác dụng phụ là viêm nang lông.
Dựa trên kết quả của nghiên cứu này, có thể sử dụng dòng sản phẩm Dr Michaels Soratinex trên các bệnh nhân vẩy nến ở mức độ từ nhẹ đến trung bình nặng sau khi đã tính đến các tiêu chuẩn loại trừ.
Hệ thống phòng khám chuyên khoa tại 81-83 Lò Đúc, Hà Nội và 87 Trần Não, TP. Hồ Chí Minh và áp dụng phương pháp Dr Michaels: sử dụng các loại thảo dược để điều trị bệnh vảy nến, viêm da cơ địa, bệnh bạch biến và nhiều bệnh da liễu khác. Cơ sở được áp dụng theo tiêu chuẩn, phác đồ tương tự các phòng khám chuyên khoa Dr. Michaels tại Australia, châu Âu với nguồn thảo dược được sản xuất, nhập khẩu từ Australia.
Phương pháp Dr. Michaels do Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Michael Tirant phát triển hơn 30 năm qua và được thừa nhận rộng rãi để điều trị bệnh vẩy nến, viêm da cơ địa, bệnh bạch biến và nhiều bệnh da liễu khác. Nhiều thử nghiệm lâm sàng cũng như các nghiên cứu đánh giá y học đã được công bố quốc tế tại những nước châu Âu, chứng minh giải pháp Dr. Michaels từ thảo dược đạt hiệu quả cao, an toàn và không có tác dụng phụ. Phương pháp này cũng được đánh giá là an toàn cho trẻ em và phụ nữ có thai.
Theo phunuvietnam
Mặc cảm cơ bắp - căn bệnh thầm lặng ám ảnh nhiều người trẻ Theo các chuyên gia, quá đam mê thể thao môn nào đó để có thân hình lý tưởng tới bất thường và tập luyện quá sức sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể như: Căng cơ, gãy xương, mệt mỏi, chán ăn... Nhiều nghiên cứu cho thấy, nỗi lo cơ thể tăng cân, thanh niên thường xuyên tập luyện...