Có phải Napoleon từng ngủ trong Đại kim tự tháp Giza hay không?
Trong số rất nhiều giai thoại hấp dẫn về Napoleon, có một câu chuyện kể rằng ông đã ở bên trong Đại kim tự tháp Giza.
Chuyến thám hiểm Ai Cập vĩ đại của Napoleon
Năm 1798, Napoleon dẫn đầu một cuộc viễn chinh quân sự quy mô lớn tới Ai Cập, được gọi là Chiến dịch Pháp tại Ai Cập và Syria. Chiến dịch này được thực hiện nhằm phá vỡ các tuyến đường thương mại của Anh và thiết lập ảnh hưởng của Pháp trong khu vực. Cùng với một nhóm các học giả, nhà khoa học và nghệ sĩ, Napoleon đã tìm cách làm sáng tỏ những bí ẩn của Ai Cập cổ đại và thu thập kiến thức về văn hóa, lịch sử và kho báu của nó.
Năm 1798, Napoleon đưa quân viễn chinh tới Ai Cập huyền bí (vốn là thuộc địa của đế quốc Anh lúc đó) nhằm mở rộng lãnh thổ phía Đông châu Phi. Cũng chính tại đây, phát hiện khảo cổ vĩ đại được tìm ra, giúp giải mã bảng chữ tượng hình (mà trước đó vẫn là câu đố hóc búa các nhà nghiên cứu khảo cổ): Đá Rosetta.
Trong chiến dịch Ai Cập của mình, quân đội của Napoléon đã “chạm trán” với những kỳ quan đầy cảm hứng của thế giới cổ đại, bao gồm cả kim tự tháp Giza. Những cấu trúc khổng lồ này được xây dựng làm lăng mộ cho các pharaoh, đã thu hút trí tưởng tượng của Napoléon và khơi dậy sự tò mò của ông về những bí mật mà chúng có thể nắm giữ. Chính trong thời gian này, câu chuyện về đêm của Napoleon bên trong Đại kim tự tháp Giza bắt đầu nổi lên.
Theo đó, vào đêm ngày 22 tháng 8 năm 1799, Napoleon đã mạo hiểm vào trung tâm của Đại kim tự tháp Giza. Cùng với một số người thân cận, ông được cho là đã dành vài giờ để khám phá các căn phòng mê cung và thậm chí ngủ bên trong cấu trúc vĩ đại này.
Trong chuyến viễn chinh này, vốn hiếu kỳ với những bí ẩn của Ai Cập huyền bí, Napoleon đã kết hợp viễn chinh và nghiên cứu khảo cổ khi tập trung nhiều nhà nghiên cứu, học giả và lập ra Học viện nghiên cứu Ai Cập.
Tuyên bố gây tranh cãi
Trong khi câu chuyện về đêm của Napoleon trong Đại kim tự tháp Giza đã ăn sâu vào đầu của nhiều người thì tính xác thực của nó vẫn là chủ đề tranh luận giữa các nhà sử học và học giả.
Một số người cho rằng câu chuyện là một sự bịa đặt hoặc tô điểm được tạo ra để nâng cao hình ảnh của Napoleon và gắn ông với các pharaoh của Ai Cập. Những người khác cho rằng có đủ bằng chứng để hỗ trợ cho câu chuyện này.
Một trong những bằng chứng quan trọng thường được trích dẫn ủng hộ câu chuyện là lời kể của Dominique Vivant Denon, một nghệ sĩ đi cùng đoàn thám hiểm của Napoleon. Hồi ký của Denon mô tả một đêm bên trong Đại kim tự tháp Giza, đề cập đến sự hiện diện của Napoleon và một số tùy tùng thân cận của ông. Tuy nhiên, những người hoài nghi cho rằng lời kể của Denon có thể đã bị ảnh hưởng bởi mong muốn đề cao sự vĩ đại của Napoleon.
Bất chấp sự hoài nghi, những lời khai và hồ sơ khác vào thời điểm đó đều cung cấp thêm bằng chứng cho tính xác thực của câu chuyện này. Một trong những lời kể như vậy là của đại tá Segur, người đã phục vụ trong quân đội của Napoleon và đã xác nhận tính xác thực của câu chuyện. Tuy nhiên, do bằng chứng hạn chế, các chi tiết cụ thể về đêm được cho là của Napoleon bên trong Đại kim tự tháp Giza vẫn còn là một bí ẩn.
Khi tới Đại kim tự tháp Giza, Napoleon đã quyết định qua đêm một mình tại một căn phòng bên trong Kim tự tháp Giza có tên là “Phòng vua” (King’s Chamber) để trải nghiệm cảm giác huyền bí mà ông thường được nghe kể. Ngày hôm sau, người ta thấy mặt ông trắng bệch, thất thần, khi được hỏi ông chỉ lắc đầu mà không muốn nói nhớ lại bất cứ điều gì trong đêm đó. Nghiên cứu về nơi nằm ngủ ở căn phòng này, nó vốn là một tảng đá granit (tảng đá linh hồn) dường như có thể phát ra một điện trường có thể gây sốc nhẹ.
Bất kể tính chính xác về mặt lịch sử của câu chuyện, đêm được cho là của Napoleon ở Đại kim tự tháp Giza đã có tác động lâu dài đến văn hóa đại chúng và nhận thức về các kỳ quan cổ đại của Ai Cập. Câu chuyện thể hiện sự say mê và ngưỡng mộ của mọi người đối với các kim tự tháp và sức hấp dẫn bí ẩn của chúng. Nó cũng làm nổi bật tính biểu tượng gắn liền với các cấu trúc, đại diện cho quyền lực, sự chinh phục và mối liên hệ với quá khứ xa xôi.
Hành động ngủ bên trong Đại kim tự tháp Giza của Napoleon đã được giải thích theo nhiều cách khác nhau. Một số người coi đó là sự khẳng định táo bạo về quyền thống trị và một cuộc chinh phục mang tính biểu tượng đối với thế giới cổ đại của một nhà lãnh đạo quân sự hiện đại. Những người khác coi đó là biểu hiện lãng mạn hóa mong muốn của Napoleon được kết nối với sự hùng vĩ của các nền văn minh cổ đại và để lại dấu ấn của ông trong lịch sử.
Câu chuyện về đêm của Napoleon trong kim tự tháp vẫn tiếp tục thu hút trí tưởng tượng và thúc đẩy các cuộc thảo luận giữa những người đam mê lịch sử. Dù là sự thật hay hư cấu, câu chuyện này mang đến cái nhìn thoáng qua về niềm đam mê của con người với những kỳ quan cổ đại và mong muốn kết nối với quá khứ.
Nhân vật còn nhiều bí ẩn trong số những điều đã được giải đáp về các triều đại Pharaoh
Là những người đứng đầu của nền văn minh Ai Cập cổ đại trong khoảng thời gian kéo dài hàng nghìn năm, các vị vua Pharaoh cùng những người đẹp của mình luôn là đề tài được nhiều chuyên gia muốn khám phá.
Trong số đó, nữ hoàng Neferneferuaten Nefertiti vẫn được coi là nhân vật còn nhiều bí ẩn nhất đối với thế giới.
Vị nữ hoàng có điệu múa thoát y đẹp nhất bên dòng sông Nile
Nữ hoàng quyền lực Nefertiti của Ai Cập (Ảnh minh họa)
Nefertiri là một người đàn bà đẹp nhất trong lịch sử Ai Cập, có lẽ vì tên của bà có nghĩa là "Người đẹp giáng trần". Nữ hoàng mang vẻ ngoài tuyệt sắc là vợ của Akhenaten - một trong những pharaoh lập dị nhất ở Ai Cập thời cổ đại. Bà được biết đến vào năm 1912 thông qua một bức tượng bán thân bằng đá vôi sơn màu nằm lẫn trong những tàn tích thuộc thời Akhetaten.
Tương truyền, màn thoát y vũ là một phần quan trọng trong hoạt động thường nhật của nữ hoàng. Người ta tin rằng nếu thần Mặt trời hưng phấn trước sắc đẹp của nàng, ngài sẽ đối xử tử tế hơn với thần dân Ai Cập. Đó là sứ mệnh cao cả mà Nefertiti - một trong những người đàn bà đẹp nhất trong lịch sử - hoàn toàn xứng đáng để đảm nhiệm.
Nefertiti còn là người có quyền lực đặc biệt trong triều đại thứ 18 của Ai Cập cổ đại. Trong suốt thời gian Vua Akhenaten - cha của Vua Tutankhamun trị vì (năm 1353- 1336 trước Công nguyên), Nefertiti là người rất quan trọng về mặt chính trị và tôn giáo. Nữ hoàng giữ vai trò như một người cùng trị vì. Hình ảnh Nefertiti luôn song hành cùng chồng mình trong những các nghi thức tế lễ, điều đó được khắc họa qua những bức tượng, tranh tường, phù điêu trạm khắc hai vợ chồng họ.
Nữ hoàng thực hiện điệu nhảy dành cho Thần mặt trời
Đến giờ nàng vẫn có sức mạnh thu hút mọi cặp mắt. Một bức tượng bán thân nổi tiếng được tìm thấy tại Ai Cập năm 1912, và hiện ở bảo tàng Berlin (Đức), tạc gương mặt khả ái của nàng, trên đầu đội chiếc vương miện độc đáo màu xanh, chiếc cổ thuôn dài vươn cao kiêu hãnh, cùng nụ cười bí ẩn hiện trên đôi môi thắm đỏ.
Kể cả Adolf Hitler cũng phải gục ngã trước vẻ đẹp mê hoặc của Nerfertiti. Khi các quan chức Ai Cập đòi Berlin trả lại bức tượng vào những năm 30, Hitler đã tìm mọi cách để chối từ.
Nổi tiếng đến vậy vì sự quyến rũ, nhưng những điều bí ẩn về Nefertiti còn vượt xa cả sắc đẹp của nàng. Một cuốn sách mới của nhà Ai Cập học, Joann Fletcher, đã tiết lộ một xác ướp ẩn giấu lâu năm trong Thung lũng các ông hoàng ở Ai Cập có thể chính là của nữ hoàng Nefertiti. Nếu đúng vậy, nó dấy lên những câu hỏi tranh cãi, bởi khi các nhà khảo cổ tìm thấy xác ướp của nữ hoàng, họ rất ngạc nhiên khi nhận ra đây là xác ướp một cơ thể đầy thương tật và biến dạng với những nhát cắt ở ngực, cổ, tay, chân. Bàn chân của xác ướp đã bị tháo rời, cánh tay phải bị rách, ngực và cổ thì bị rạch nát bởi một vũ khí cùn, kèm theo đó là một vết đâm ở dưới ngực trái. Cánh tay trái cũng bị gãy, có vẻ như chủ nhân đã phải tự vệ trước một lưỡi dao sắc. Đội nghiên cứu nhận định, nữ hoàng đã bị những kẻ thờ đa thần trả thù.
Một lời đồn còn tồn tại đến ngày nay, lan truyền trong dân chúng Ai Cập. Nữ hoàng đã dùng bùa mê để yểm lên chồng mình là Pharaoh Akhenaten để nắm giữ quyền lực thực sự sau ngai vàng. Bà sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn tàn độc nhất để loại bỏ những người đàn bà là tình địch của mình. Có người cho rằng, bà đã hạ sát Kiya, một người vợ khác của vua Akhenaten vì đã hạ sinh hoàng tử, điều mà bà không làm được. Việc này khiến bà mất đi niềm tin của nhà vua và dân chúng dành cho bà.
Bí ẩn về bức tượng của vị nữ hoàng xinh đẹp, tài giỏi
Nếu Nefertiti từng cai trị với tư cách là Pharaoh thì triều đại của bà được đánh dấu bằng sự sụp đổ của Amarna và việc di dời thủ đô trở lại Thebes, Ai Cập.
Nefertiti rất nổi tiếng nhờ bức tượng bán thân của mình hiện được trưng bày trong bảo tàng Neues ở Berlin, Đức. Tượng bán thân của nữ hoàng Nefertiti được coi là một trong những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng nhất của Ai Cập Cổ đại, một ví dụ điển hình của nghệ thuật cổ đại và nhờ bức tượng này, Nefertiti đã được gọi là người phụ nữ đẹp nhất trên thế giới.
Bức tượng đã "thôi miên" tất cả mọi người kể từ khi được trưng bày vào năm 1923. Bức tượng mang đến cái nhìn sâu sắc về vị nữ hoàng bí ẩn và tiếp tục gây ra tranh cãi và tranh luận trong nghệ thuật và chính trị.
Tượng bán thân của nữ hoàng Nefertiti cao khoảng 48 cm và nặng 20 kg. Bức tượng rất tinh tế, trang nhã và rất cân xứng. Bức tượng được tạc vào khoảng năm 1340 trước công nguyên trong thời kỳ Amarna. Nó được cho là tác phẩm của nhà điêu khắc Thutmose vì nó được tìm thấy trong xưởng của ông. Bức tượng được xác định là Nefertiti bởi chiếc vương miện màu xanh lam đặc trưng của bà với hình con rắn hổ mang chúa. Phần lõi tượng là đá vôi được bao phủ bởi thạch cao.
Bức tượng bán thân của Nefertiti được tìm thấy vào ngày 6 tháng 12 năm 1912 tại Amarna, một địa điểm khảo cổ rộng lớn của Ai Cập, bởi công ty của Đức do nhà khảo cổ học người Đức Ludwig Borchardt đứng đầu. Nó được tìm thấy trong xưởng của nhà điêu khắc Thutmose cùng với những bức tượng bán thân chưa hoàn thành khác của Nefertiti.
Điều làm cho tác phẩm này trở nên độc đáo là bức tượng dường như không được dùng cho một lăng mộ - giống như nhiều tác phẩm nghệ thuật khác Ai Cập. Đây là một mô hình, một bức tượng mẫu để sử dụng cho các tác phẩm nghệ thuật khác. Các nhà điêu khắc Ai Cập hầu như không bao giờ cố gắng thể hiện bất kỳ cảm xúc nào trên khuôn mặt trong các tác phẩm nghệ thuật của họ nhưng khuôn mặt của bức tượng này là hiện thân của sự thanh thản và điềm tĩnh. Ngoài mắt trái và tai bị hỏng, bức tượng được phát hiện trong tình trạng tuyệt vời.
Khi bức tượng bán thân lần đầu tiên được tìm thấy, mắt trái của bức tượng không gắn viên thạch anh đại diện cho mống mắt như ở con mắt còn lại và dù các nhà khảo cổ học đã tìm kiếm kỹ càng cũng không thể tìm thấy mống mắt trái của bức tượng. Con mắt bị mất dẫn đến suy đoán rằng Nefertiti có thể đã từng bị nhiễm trùng mắt và mất mắt trái. Tuy nhiên, sự hiện diện của đầy đủ các mống mắt trong các bức tượng khác của bà mâu thuẫn với khả năng này.
Bức tượng Nefertiti có mặt ở Đức từ năm 1913 và được trưng bày tại tư dinh của Simon - một thương gia - nhà tài trợ của cuộc khai quật Amarna. Bức tượng được hiến tặng cho bảo tàng Ai Cập Berlin vào năm 1920. Năm 1923, bức tượng được giới thiệu tới công chúng như một tác phẩm quan trọng của bảo tàng Ai Cập ở Berlin, Đức. Bức tượng được đưa trở lại bảo tàng Neues ở Đức khi bảo tàng mở cửa trở lại vào tháng 10 năm 2009 và trong nhiều năm, các nhà chức trách Ai Cập luôn yêu cầu Đức trả lại bức tượng bán thân tuyệt đẹp này cho Ai Cập.
Bí ẩn xung quanh bức tượng Nefertiti là một trong những nguyên nhân khiến cuộc đời của Nefertiti trở nên hấp dẫn và lôi cuốn. Bức tượng này được chiêm ngưỡng, nghiên cứu và sao chép rất nhiều. Các cuộc tranh luận về Nefertiti diễn ra liên tục cho thấy bà luôn là nhân vật lịch sử rất được quan tâm và nghệ thuật đóng vai trò quan trọng như thế nào trong việc thúc đẩy các cuộc thảo luận này.
Lăng mộ Nữ hoàng Nefertiti chính xác đang nằm ở đâu
Nữ hoàng Nefertiti qua đời vào năm 1331 trước Công nguyên, tuy nhiên, cả ngôi mộ và thi thể của bà cho đến năm 2021 vẫn chưa được tìm thấy. Dù đã có những cuộc tìm kiếm khảo cổ rộng rãi, ngôi mộ Nữ hoàng Ai Cập Nefertiti vẫn chưa bao giờ được tìm thấy.
Tiến sĩ Chris Naunton, tác giả cuốn "Tìm kiếm những ngôi mộ đã mất ở Ai Cập" tiết lộ cách một phát hiện quan trọng gần KV62 trong Thung lũng các vị Vua có thể sớm dẫn đến một bước đột phá.
Một trong những hẻm núi sa mạc phía tây của sông Nile thuộc Thung lũng các vị vua, nơi an táng vua Tutankhamun và có thể cả nữ hoàng Nefertiti. Ảnh: Kenneth Garrett.
"Một cuộc khảo sát không xâm lấn đã phát hiện ra điểm bất thường ở vùng lân cận của lăng mộ, trong khu vực có lăng mộ của Tutankhamen. Không rõ đó là một phần chưa được khám phá của lăng mộ Tutankhamen hay một ngôi mộ riêng biệt hay thứ gì khác nằm dưới mặt đất hoàn toàn bị che giấu" - ông chia sẻ.
Chuyên gia này cho biết, có những cuộc khai quật được triển khai ở khu vực này trong một hoặc hai năm. Tuy nhiên, những cuộc khai quật đã dừng lại kể từ khi xảy ra đại dịch. Dù vậy, ông tin tưởng cuộc khai quật sẽ tiếp tục và có câu trả lời về những gì ẩn giấu ở lăng mộ này.
Hiện tại, các nhà nghiên cứu tiếp tục tìm hiểu về cuộc đời của người phụ nữ trị vì trong thời kỳ được cho là giàu có nhất trong lịch sử Ai Cập cổ đại.
'Tái sinh' pharaoh 'nam thần' Ai Cập, lộ chi tiết gây sốc Quá trình đi tìm diện mạo thật của Pharaoh Tutankhamun - tức Vua Tut - phần nào lý giải việc ông trở thành người cai trị lừng lẫy nhất Ai Cập cổ đại dù qua đời khi mới 19 tuổi. Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi TS Michael Habicht từ Đại học Flinders (Úc) đã sử dụng các bản quét CT xác ướp...