Có phải bố mẹ nhiễm vi khuẩn HP là con cũng nhiễm HP hay không?
Bất kì vi khuẩn, virus nào cũng có khả năng lây nhiễm, vi khuẩn HP cũng không ngoại lệ. Các nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng, tỉ lệ lây nhiễm vi khuẩn HP giữa các cặp vợ – chồng là khoảng 60% và khi bố hoặc mẹ nhiễm khuẩn HP thì tỉ lệ lây nhiễm HP sang con là 40%. Thực trạng này đặt ra câu hỏi, khi bố mẹ bị nhiễm vi khuẩn HP, phải làm sao để bảo vệ tránh lây truyền cho con?
Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày, tá tràng
Vi khuẩn HP là một dạng xoắn khuẩn Gram âm, thường được tìm thấy trong niêm mạc dạ dày ở người. Vi khuẩn HP có nhiều chủng với độc lực khác nhau. Những chủng vi khuẩn HP độc lực mạnh có thể gây ra các vết loét dạ dày, viêm nhiễm niêm mạc dạ dày cũng như tiến triển thành ung thư.
Tỉ lệ nhiễm vi khuẩn HP dạ dày trung bình khoảng 30 – 50% ở những nước phát triển, 70 – 80% ở những nước đang phát triển. Ở Việt Nam, tỷ lệ người nhiễm vi khuẩn HP đã lên đến con số đáng báo động, 70% ở thủ đô Hà Nội và 90% ở thành phố Hồ Chí Minh.
Nguy hiểm hơn, vi khuẩn HP đặc biệt dễ dàng lây nhiễm. Những thói quen trong sinh hoạt như ăn chung, uống chung hay thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh có thể làm lây nhiễm vi khuẩn HP giữa các thành viên trong gia đình. Trong đó, đối tượng bị đe dọa và dễ lây nhiễm nhất là trẻ nhỏ.
Trẻ em nhiễm vi khuẩn HP thường bắt nguồn từ những người thân trong gia đình. Do đó, nếu trong gia đình, bố, mẹ hoặc ông bà có người bị nhiễm vi khuẩn HP, cần hết sức chú ý tránh lây nhiễm cho trẻ.
Vậy đâu là con đường lây nhiễm vi khuẩn HP?
Video đang HOT
Vi khuẩn HP có thể lây truyền từ người sang người qua nhiều hình thức khác nhau, được xếp vào 4 con đường lây nhiễm chính:
Đường Phân – Miệng: vi khuẩn HP có trong phân của người bệnh nên có thể lây nhiễm nếu không rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Ngoài ra, HP còn có thể lây nhiễm qua vật thể trung gian là các loại côn trùng như ruồi, gián, chuột.. nếu không đậy kỹ thức ăn.
Đường Dạ dày – Miệng : Nếu người có vi khuẩn HP trong dạ dày, khi bị trào ngược hoặc ợ chua có thể đẩy vi khuẩn lên trên miệng cùng với dịch dạ dày. Mọi con đường tiếp xúc qua miệng và nước bọt khi này đều có thể truyền nhiễm HP.
Đường Dạ dày – Dạ dày : Con đường lây nhiễm này rất quan trọng bởi nó xảy ra trong quá trình người bệnh làm nội soi tại các cơ sở y tế. Khi nội soi dạ dày, nếu đầu dò nội soi không được sát trùng sạch sẽ, vi khuẩn HP sẽ từ dạ dày của bệnh nhân nhiễm HP sang dạ dày của người không nhiễm HP.
Đường Miệng – Miệng: Vi khuẩn HP được tìm thấy trong nước bọt, cao răng và khoang miệng của người bệnh, do đó chúng có thể lây từ người này qua người khác khi dùng chung đồ vệ sinh cá nhân, răng miệng, dùng chung bát đũa, muỗng, hôn trực tiếp hoặc mẹ nhai mớm cơm cho con. Ngoài ra, trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP có thể lây cho nhau khi tiếp xúc, đặc biệt khi đi nhà trẻ.
Giải pháp phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn HP trong gia đình
Với tình trạng lây nhiễm vi khuẩn HP trong gia đình, từ bố mẹ sang con ngày càng tăng cao, cùng với tỷ lệ tái nhiễm HP lớn, vi khuẩn HP trở thành mối đe dọa lớn tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Trẻ nhiễm vi khuẩn HP thường có biểu hiện chán ăn, buồn nôn, chậm lớn, nặng hơn trẻ có thể nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen. Lâu ngày không được điều trị sẽ dẫn đến các biến chứng như khó tiêu, viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, thậm chí dẫn đến ung thư.
Thêm vào đó, việc điều trị HP ở trẻ nhỏ thường khó khăn hơn so với người lớn bởi trẻ khó tuân thủ điều trị theo phác đồ, có thể do tác dụng phụ của thuốc, thuốc khó uống, trẻ uống không đúng liều, thời gian hay vi khuẩn HP kháng thuốc. Trong đó nguyên nhân chính dẫn đến thất bại là do vi khuẩn HP kháng thuốc.
Khi đã biết rõ về các con đường lây nhiễm, những khó khăn trong việc điều trị cùng như tác hại của HP với sức khỏe của trẻ, các bậc cha mẹ nếu có bệnh lý dạ dày do nhiễm HP thì cần có ý thức điều trị triệt để nhằm ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm sang con, đồng thời với trẻ đã nhiễm HP cần có biện pháp kiểm soát tốt HP cho trẻ, thông qua đó giảm thiểu được nguy cơ mắc các bệnh lý về dạ dày trong đó có ung thư dạ dày ở tuổi trưởng thành.
Trong bối cảnh tỷ lệ người nhiễm HP ngày càng tăng nhanh , các nhà khoa học hàng đầu đã tìm ra giải pháp để đối phó với khả năng không ngừng biến đổi đề kháng kháng sinh của HP, đó là một phác đồ điều trị mới hiệu quả để thay thế cho các phác đồ cũ đã thất bại.
Cụ thể, GS.TS Christine Lang – Giáo sư về Vi sinh và Sinh học phân tử tại Đại học Kỹ thuật Berlin, Đức đã nghiên cứu thành công phương pháp để nâng cao hiệu quả điều trị HP và công bố kết quả trong buổi hội thảo “Nâng cao hiệu quả điều trị và phòng tái nhiễm Helicobacter Pylori” được nhãn hàng DeHP tổ chức tại TP. HCM ngày 12/4/2019.
Pylopass là tên thương mại của chủng lợi khuẩn Lactobacillus reuteri DSM17648 đã được phun sấy khô. Khi sử dụng qua đường uống, cấu trúc đặc hiệu giúp Pylopass nhận biết cấu trúc bề mặt vi khuẩn HP, từ đó gắn kết và thải trừ vi khuẩn HP qua đường tiêu hóa một cách tự nhiên. Hiện nay Pylopass đang được sử dụng ở hơn 50 nước trên thế giới, và đang ngày càng phổ biến trong việc hỗ trợ điều trị HP. Tại Việt Nam, Pylopass đã được Công ty CPDP Việt Đức nghiên cứu phát triển đưa ra thị trường dưới dạng sản phẩm DeHP và DeHP kids. Điều này được các chuyên gia y khoa hàng đầu thế giới và Việt Nam đánh giá là hướng đi mới để khắc phục tình trạng HP kháng kháng sinh ngày càng cao ở Việt Nam. DeHP được coi là bước đột phá mới trong việc hỗ trợ điều trị HP và là phương pháp tối ưu trong việc phòng ngừa lây nhiễm HP trong gia đình.
Theo Tiền Phong
Hôn nhau có lây vi khuẩn HP?
Tôi là nữ 25 tuổi, xét nghiệm dương tính với HP. Xin hỏi bác sĩ nếu tôi hôn bạn trai thì anh ấy có bị lây nhiễm HP không? (Mi)
Trả lời:
Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) gây loét dạ dày - tá tràng, viêm dạ dày cấp hoặc mạn tính, nguy hiểm hơn là ung thư dạ dày. Triệu chứng thường gặp là đau thượng vị, ợ chua, bụng cồn cào, nóng rát sau xương ức...
HP lây chủ yếu qua đường ăn uống, nước bọt, phân, dịch tiêu hóa, nhất là gia đình có thói quen ăn uống chung. Lây nhiễm xảy ra khi dùng thức ăn, nước uống có nhiễm khuẩn.
Hôn nhau cũng có thể lây HP nhưng nguy cơ thấp.
Nếu phát hiện dương tính với vi khuẩn HP, người bệnh có thể trị khỏi hoàn toàn sau hai tuần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Bác sĩ Trần Ngọc Lưu Phương
Phó khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Theo VNE
Giải pháp tuyệt vời cho hệ miễn dịch và hấp thu của trẻ Sau khi được sinh ra và tiếp xúc với môi trường bên ngoài, cơ thể trẻ bắt đầu hình thành hệ vi khuẩn thường trú tại đường tiêu hóa bao gồm các vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Hệ vi khuẩn này thay đổi theo chế độ ăn uống và tình trạng sức khỏe của trẻ. Khoa học đã chứng...