“Cô ở nhà làm gì mà…”
Chị buông đũa đứng dậy khỏi bàn ăn dù chén cơm mới vơi một nửa. Hai con ngơ ngác nhìn mẹ. Bố chồng khẽ thở dài, anh thì còn đang ca cẩm về món canh không vừa ý.
Chị muốn cự lại nhưng sợ vợ chồng to tiếng nên thôi. Không biết bao nhiêu lần, anh lặp đi lặp lại điệp khúc: “Cô ở nhà làm gì mà…”.
Trước đây, chị dạy ở trường cấp hai gần nhà. Sinh đứa con thứ hai, anh bảo chị nghỉ việc để lo gia đình, vì con còn nhỏ, bố chồng mới qua cơn tai biến cần người chăm sóc. Chị đắn đo mãi. Đồng nghiệp khuyên chị chỉ nên nghỉ không lương một thời gian, đừng nghỉ hẳn, sau này khổ. Chị cũng tính vậy. Nhưng, từ ngày nghỉ ở nhà, công việc bộn bề khiến chị quên mất dự tính ban đầu. Vậy là, chị nghỉ việc luôn…
Hai đứa con sinh liền kề, bố chồng lại đau yếu, mọi thứ đều phải phục vụ nên trăm thứ việc cứ dồn lại một tay chị. Ngày chị còn đi làm, anh còn tranh thủ về sớm, đỡ đần việc nhà cho vợ. Từ ngày chị ở nhà, anh khoán trắng mọi chuyện cho chị. Sáng sớm, anh ăn mặc chỉnh tề đến cơ quan, chiều muộn mới về nhà. Có hôm, anh la cà bạn bè nhậu nhẹt đến tận khuya. Chị tất bật cả ngày với những việc không tên, vô cùng mệt mỏi nhưng anh đâu chịu hiểu, cứ nghĩ chị ở nhà chắc nhàn rỗi, thảnh thơi lắm. Mỗi lần, chị mở miệng than thở, anh lại cắt ngang: “Ui dào, kể chi mấy việc lặt vặt đó”. Dạo này về nhà, thấy việc gì không vừa ý là anh phàn nàn vợ.
Video đang HOT
Hôm trước, anh vừa về, ông cụ than từ sáng đến giờ chưa có gì vào bụng, chẳng cần hỏi thế nào, anh quát chị ngay “Cô ở nhà làm gì mà để cho bố đói thế hả?”. Anh đâu hiểu, ông cụ vốn khó tính. Sáng chị mua cháo, ông không ăn, đòi ăn bún bò. Chị tất tả mua bún về, ông lại chê dở không ăn. Loay hoay cả buổi sáng, chị vẫn chưa lo xong chuyện ăn uống của ông. Nhìn đồng hồ quá trưa, chị vội nấu cơm để anh về ăn. Anh về mà cơm nước chưa tươm tất thì bực bội khiến không khí gia đình thêm nặng nề. Thế mà, anh phủ đầu chị bằng câu nói lạnh lùng như thế. Sáng ra, áo quần chưa được ủi, anh lại nhăn nhó: “Cô ở nhà làm gì mà không ủi áo quần”. Con lỡ té, anh lại mắng: “Cô ở nhà làm gì mà con té”. Nhà cửa chưa kịp lau dọn, anh chì chiết: “Cô ở nhà làm gì mà nhà như tổ cú vậy”. Nhiều lúc, uất đến tận cổ, chị chẳng nói nửa lời. Tính chị vốn cam chịu, giờ lại phụ thuộc vào chồng nên chọn cách im lặng cho yên nhà…
Từ khi chị nghỉ làm, thu nhập của gia đình dựa lương anh. Muốn sắm sửa gì, chị đều phải báo cáo với anh. Nhìn lại mình, cả năm rồi, chị chưa mua quá hai bộ quần áo mới, bởi anh bảo, ở nhà cần gì áo quần đẹp. Ngày trước chị đi dạy, dù lương không cao nhưng được tự chủ. Nhưng, điều khiến chị buồn nhất là thái độ không thông cảm của anh. Chị đã chấp nhận lùi về phía sau lo cho gia đình để anh được thênh thang sự nghiệp, vậy mà…
Chị đang định thuê người giúp việc để xin đi dạy lại. Một năm ở nhà, chị nhận ra giữa vợ chồng rất cần sự bình đẳng trong mọi chuyện. Từ bỏ sự nghiệp không phải là cách tốt nhất để đảm bảo hạnh phúc gia đình.
Theo VNE
Thư mẹ gửi con trai về cách chọn vợ
Mẹ không nghĩ rằng con nhất thiết phải chọn một người vợ nấu ăn thật ngon hay làm nội trợ thật giỏi. Điều con cần là một cô gái hiểu vai trò của mình là giữ lửa cho gia đình.
Con trai,
Có bao nhiêu lý do để con chọn yêu một cô gái? Cô ấy đẹp, cô ấy thông minh, cô ấy đồng điệu tâm hồn với con? Có nhiều lý do khi ta quyết định sẽ chọn một người làm bạn đồng hành. Mẹ hy vọng con sẽ có thêm một lý do cho người bạn đời của mình: hãy yêu một cô gái biết chăm sóc bữa ăn gia đình!
Người con gái của con không nhất thiết phải là một đầu bếp giỏi, có giải thưởng nấu ăn hay đóng vai bếp trưởng ở một nhà hàng nổi tiếng. Nhưng cô ấy nhất thiết phải là một người quan tâm đến bữa ăn gia đình, luôn dành thời gian ăn cùng con những bữa cơm và lắng nghe những câu chuyện của con quanh bàn ăn. Con biết vì sao không? Vì mỗi ngày chúng ta phải dành tám tiếng cho công việc, tám tiếng để ngủ và phục hồi năng lượng nên chỉ còn tám tiếng cho các hoạt động khác và cho nhau. Vậy nên, ăn một bữa cơm cùng nhau là một thời điểm quan trọng để cả hai có thể cùng sẻ chia những muộn phiền, lo lắng và động viên nhau trong cuộc sống.
Người con gái của con không nhất thiết phải là một người nội trợ ba đầu sáu tay, một mình chuẩn bị mấy mươi mâm cỗ cho cả gia đình chồng. Nhưng cô ấy nhất thiết phải là một người có kiến thức về thực phẩm và sức khỏe.
Người con gái của con không nhất thiết phải tất bật chạy ra chợ sau giờ tan sở và hì hụi nấu bữa cơm đủ ba món canh, mặn, xào ngày này qua ngày khác. Mẹ hiểu rằng phụ nữ thời nay phải đi làm vất vả không kém cánh đàn ông nên thật thiếu công bằng khi bắt họ phải đảm đương trăm thứ việc nhà. Nhưng cô gái của con, dù bận rộn thế nào, nhất thiết phải dành sự quan tâm đúng mức cho bữa ăn gia đình. Cô ấy phải hiểu rằng, cơm hàng cháo chợ không phải là một giải pháp lâu dài và căn bếp nguội lạnh sẽ đẩy mọi người ra xa nhau. Cô ấy có thể thuê người làm, đặt món ăn nấu sẵn... nhưng mẹ hy vọng chính cô ấy sẽ là người soạn thực đơn, hâm nóng thức ăn, đặt vào mâm tươm tất và gọi mọi người về quây quần bên bàn ăn.
Vậy đó, mẹ không nghĩ rằng con nhất thiết phải chọn một người vợ nấu ăn thật ngon hay làm nội trợ thật giỏi. Điều con cần là một cô gái hiểu vai trò của mình là giữ lửa cho gia đình. Và cô ấy, bằng cách này hay cách khác, sẽ giữ cho mái nhà của con luôn bình yên và ấm áp.
Chúc con sẽ sớm tìm được một cô gái như thế trong cuộc đời mình.
Theo PNO
Giận chồng Chị hai hầm hầm xách va ly vô căn phòng trước đây là của chị nhưng giờ là của tôi, liếc mắt lên giường, chị cáu kỉnh: "Sao bừa bộn vậy hả?". Thêm một cái liếc lên bàn học, chị gắt: "Giấy tờ lung tung vậy hả?". Thêm một cái liếc lên kệ sách vở, chị quát: "Kệ đựng cái gì đó?". Tiếp...