Có nửa kia rồi nhưng chúng tôi vẫn dành tình cảm cho nhau
Chúng tôi gần như hiểu nhau mọi chuyện, tất cả sở thích của nhau chúng tôi đều biết.
Có một thứ tình cảm tôi gọi đó là tình yêu thứ ba. Thứ ba ở đây không phải tôi hay anh hay một ai đó xen giữa hoặc phá đám một mối quan hệ, đó là thứ tình cảm thật khó có thể định nghĩa. Tôi 26 tuổi, công việc tạm ổn. Anh kém tôi một tuổi, công việc ổn định, tốt bụng và ga lăng. Tôi và anh quen nhau từ hồi còn là sinh viên. Tôi khẳng định rằng chúng tôi đều đã có người yêu, yêu theo đúng nghĩa và trách nhiệm của mình. Nhưng giữa hai đứa luôn có một thứ tình cảm dành cho nhau khi cần.
Ảnh minh họa.
Mỗi khi vui buồn, anh đều không ngần ngại chia sẻ cho tôi. Tôi cảm thấy vui hơn khi anh gọi điện nói vài ba câu chuyện hỏi thăm nhau công việc, sức khỏe. Ong xây tổ bằng mật nhưng con người xây hạnh phúc ngoài tình yêu còn cần có lý trí. Tôi không thể lựa chọn theo thứ tình cảm lạ lùng ấy, thứ tình cảm không phải tình bạn cũng chẳng là tình yêu. Chúng tôi gần như hiểu nhau mọi chuyện, tất cả sở thích của anh tôi đều biết, hay sở thích của tôi anh cũng vậy. Thế nhưng như hai nguồn điện trái cực, chúng tôi không thể đến với nhau bằng một tình yêu nam nữ. Tôi viết lên đây để khi nào anh có đọc được thì hãy vững tin vì tình bạn của chúng tôi là một tình bạn thật đặc biệt. Tôi làm như vậy có đúng không?
Theo Hiền/Ngoisao
Câu chuyện buồn của cặp đôi chồng kiếm tiền mua nhà, vợ lo tiền nuôi con
Khi chia tay, anh ta đã có tất cả, còn tôi thì... trắng tay
Khi chia tay, anh có tất cả, còn tôi chẳng có gì (Ảnh minh họa)
Gánh nặng cuộc sống đè lên vai của các cặp vợ chồng trẻ, nhất là những vợ chồng trẻ sinh sống ở những phố lớn như Hà nội, nhiều cặp vợ chồng đã chọn cách chia đôi khoản trách nhiệm lớn lao cao cả nhất của cuộc đời là mua nhà và chăm con ra thật rõ ràng: chồng lo kiếm tiền mua nhà, vợ lo tiền nuôi con và sinh hoạt gia đình. Cũng có nhiều vợ chồng thành công với kế hoạch định ra, cùng nhau hưởng thành quả trong hạnh phúc. Song cũng có không ít cặp, kế hoạch đặt ra thì thành công nhưng không thể cùng nhau hưởng thành quả. Để rồi lúc chia tay, người hưởng hết, kẻ chẳng được gì. Vợ chồng chị Nguyễn Thị H ở Hoàng Mai, Hà Nội là một trong những trường hợp này.
Video đang HOT
Đến giờ hàng xóm của gia đình chị H vẫn chưa hết ngỡ ngàng trước sự chia tay của anh D và chị H. Bởi họ luôn ngưỡng mộ hạnh phúc vợ chồng chị.
Chị H là gái tỉnh lẻ, ra Hà Nội học đại học rồi ở lại thành phố xin việc. Chị gặp anh D (chồng chị) làm cùng công ty với chị. Anh cũng là trai nông thôn, vì cùng hoàn cảnh nên anh chị có sự đồng cảm và sớm nên duyên vợ chồng. Chị H kể.
Ngày ấy hai đứa cưới nghèo lắm, bố mẹ hai bên đều cảnh nông dân nên chẳng có gì cho, về quê làm đám cưới rồi lại trở lại thành phố làm việc, lúc đi bên nội cho bao gạo, bên ngoại thịt cho con gà mang lên để vợ chồng ăn, rau dưa cũng không dám mang nhiều vì không có tủ lạnh.
Mấy năm đầu hai vợ chồng phải đi thuê trọ, cảnh nhà trọ không kể mọi người cũng biết, tí lại hết tháng, tiền điện, nước đều cao gấp mấy lần. Lương của hai vợ chồng chỉ đủ chi tiêu trong tháng, có bao giờ để dành được đồng nào đâu.
Cũng may, một thời gian sau cả tôi và chồng đều xin được công việc ổn định hơn, lại thạo tiếng nên lương lậu cũng khá hơn. Lúc đó mới dám nghĩ đến chuyện sinh con.
Một thời gian sau, tôi sinh được bé trai đầu lòng, thằng bé kháu khỉnh đáng yêu vô cùng.
Thương con sống cảnh nhà trọ trật hẹp, mùa hè nóng bức, mùa đông lạnh ẩm. Vợ chồng bàn tính quyết tâm mua nhà cho con đỡ khổ. Dù chỉ là túp lều nhỏ thôi cũng còn hơn cảnh trọ. Bao nhiêu tiền kiếm được đổ hết vào tiền thuê nhà, cứ thế sẽ không có ngày khá lên được, còn tương lai của con nữa chứ.
Nghĩ vậy, anh chị bắt đầu lên kế hoạch rõ ràng.
Việc lớn là mua nhà sẽ để anh D - chồng chị lo, tiền lương thưởng của anh,anh sẽ giữ lại để tích thành khoản, còn chị sẽ làm lo những việc còn lại như nuôi con và sinh hoạt phí. Tóm lại, tiền lương của chị lo chi tiêu hàng tháng trong gia đình, còn lương của anh để riêng mua nhà.
Chị nói, kế hoạch đã định thì cứ thế mà làm thôi. Lương chị mỗi tháng 10 triệu, dùng để lo bỉm sữa của con và mọi mặt cuộc sống, từ sinh hoạt phí đến đối nội đối ngoại. Còn anh D cả lương cả thưởng là 20 triệu một tháng, gửi tất mẹ giữ hộ cho khỏi cảnh "hơi tí lại gặm vào".
Vậy là tôi bắt đầu hoạch định chi tiêu cho mình sao cho đủ với đồng lương của tôi, không dám để phát sinh thêm đồng nào cả. Đúng là khi đã có quyết tâm, việc gì cũng vượt được. Chi H nói.
Ngày trước suốt ngày mải mê với váy áo, từ lúc thắt chặt chi tiêu với quyết tâm mua nhà, có khi cả mùa tôi chẳng bén chân tới cửa hàng thời trang nào cả, hẹn hò bạn bè cũng không luôn. Tiền của chồng, tôi tuyệt nhiên không bao giờ hỏi tới, tôi chỉ biết tất cả tiền của anh đều chuyển vào tài khoản đứng tên mẹ chồng tôi.
3 năm trôi qua, vợ chồng ngồi lại với nhau thấy khoản tiền để ra cũng khá có thể mua được mảnh đất nhỏ nhỏ ven thành, vậy là hai vợ chồng bắt đầu đi tìm mua đất. Lục tung thành phố, từ nội đến ngoại ô cuối cùng cũng được một mảnh ưng ý lại vừa túi tiền. Song chúng tôi chưa dám quyết định ngay. Bởi thứ nhất, chuyện mua đất cát là chuyện quan trọng, chúng tôi muốn xem xét cho thật kĩ, mẹ chồng tôi lại rất tín, bà nói để bà đi xem thầy xem đất đó có đẹp không, có hợp với tuổi làm ăn của chúng tôi không đã mới quyết.
Vậy là bà gọi chồng tôi về quê cùng bà đi xem. Vợ chồng tôi thành ra thế này cũng chỉ vì lần đi xem bói đó của mẹ con anh. Chị H kể tiếp với nét mặt mang đầy thất vọng.
Đúng là thế, hôm đi xem về, chồng tôi chẳng nói chẳng rằng. Tôi thấy lạ, hỏi anh xem đi xem đất cát thế nào có mua được không? Anh chỉ ậm ừ cho qua.
Tôi phải gọi điện về cho mẹ chồng hỏi xem tình hình thế nào, bất ngờ mẹ chồng tôi lạnh lùng bảo: thầy bảo đất đó cũng được, nhưng thằng D phải bỏ vợ thì mới làm ăn được, mới có lộc con ạ. Mày nghĩ thế nào hả con?
Kể đến đây, chị H dừng lại, tôi biết chị đang tủi thân khi nhắc lại chuyện đau lòng.
Chị nói trong nghẹn ngào,
Sao cùng là phận đàn bà với nhau mà mẹ chồng tôi có thể nói với tôi chuyện đó, mà lại nói với thái độ thản nhiên như vậy. Song tôi nghĩ bà chỉ nói vậy thôi chứ không có ý gì, nào ngờ bà tàn nhẫn bắt chồng tôi ly hôn với tôi.
Chồng tôi vốn nghe lời mẹ, chỉ cần mẹ nói gì anh nhất định nghe theo, ngay như tiền lương dành để mua nhà anh cũng gửi mẹ đấy. Nhưng tôi không ngờ, chuyện bỏ vợ này anh cũng nghe theo.
Nghe chị H kể đến đây tôi thấy hơi lạ chẳng nhẽ chỉ vì thầy bói bảo mẹ con anh D rằng phải bỏ vợ mới làm ăn được mà anh cũng về bỏ chị H.
Nên tôi hỏi lại chị.
Từ trước tới giờ chị và mẹ chồng có vấn đề gì không? Liệu bà có vì không thích chị từ trước, giờ chỉ mượn lý do để bảo con trai bà bỏ chị?
Chị nói giữa chị và mẹ chị không hề có chuyện gì, từ trước tới nay bà vẫn quý chị.
Còn anh D với chị? Tình cảm của anh chị hoàn toàn tốt. Không cãi vã, rất vui vẻ. công việc của anh cũng không đến nỗi tệ để mà phải ly hôn với tôi mới phát. Chị nói.
Cụ thể anh chị ra tòa như thế nào chị không nói, chị chỉ kể, chị phải ra đi với bàn tay trắng, từ trước tới nay bao nhiêu tiền lương của chị đều lo cho gia đình để anh D tập trung cho việc mua nhà. Đến giờ nhà đất chị đều không được ở, tiền dành dụm chị cũng không có tơi một xu.
Chị nói: giờ nghĩ lại mới thấy mình dai. Khi chia tay, anh ta có tất cả, còn tôi chẳng có gì.
Câu chuyện nhà chị H khép lại để lại trong tôi suy nghĩ, liệu có phải vì chị H dại dột nên mới phải tay trắng ra đi. Nhiều gia đình cũng chia nhiệm vụ lo tương lai như anh chị, họ vẫn hạnh phúc đó thôi. Nhiệm vụ họ phân công ra cho nhau không có gì sai, mà sai là ở tính quyết đoán, lập trường của người đàn ông chăng? Nếu anh D là người chồng kiên định với vợ con, chắc chuyện nhà chị đã theo hướng khác tốt đẹp hơn rất nhiều.
Theo LA/Phununew
Tôi cay đắng nhận ra mình chỉ là người đến sau Và tôi sẽ còn mãi ngây ngất trong tình yêu của anh nếu như hôm đó vợ anh không đến phòng làm việc tìm tôi. Anh hơn tôi 7 tuổi, cùng sự chững chạc, trải đời đã đánh gục tôi - cô sinh viên vừa ra trường, lúc nào cũng nhìn cuộc đời màu hồng. Là người đến sau, em làm sao có...