Có nỗi đau phải cần liều thuốc đắng
Tôi xót xa nhìn Hòa vật vã trong cơn đau mất người yêu. Tôi đọc lại tin nhắn của Bích Thi: “Cô ơi, nhờ cô nói với Hòa là đừng quấy rầy con nữa”.
ảnh minh họa
Tôi xót xa nhìn Hòa vật vã trong cơn đau mất người yêu. Tôi đọc lại tin nhắn của Bích Thi: “Cô ơi, nhờ cô nói với Hòa là đừng quấy rầy con nữa”.
Con gái tôi tên Hòa.
Từ thời áo đầm xúng xính mang giày hình con thỏ mỗi bước đi vang tiếng chít chít, cho tới khi bước vào cấp ba áo dài tha thướt… Hòa luôn tỏ ra là một đứa thích điệu và có hơn hai cậu bạn cùng trường thường kiếm cớ tới nhà mượn bài vở.
Tôi hay dặn dò “lo học nghe con”. Như những bà mẹ có con gái xinh đẹp, tôi tự hào bao nhiêu thì lo lắng bấy nhiêu.
Những ngày đầu đại học, Hòa khúc khích kể có mấy anh năm ba năm tư hỏi đã mua sách này sách nọ chưa, nếu chưa thì để anh tặng. Rồi thầy trợ giảng là sinh viên mới ra trường hay hỏi “em có gì chưa hiểu thì cứ email cho thầy bất cứ lúc nào”.
- Lo học nghe con – Tôi lặp lại. Sợ mình bị chê là bà mẹ lạc hậu, tôi thêm – Mới năm nhất, để việc học ổn định đã. Có yêu đương gì thì đợi tới năm hai, năm ba hẵng hay.
- Đợi tới khi con rảnh thì đúng hơn.
Hòa đáp lại trong tiếng cười vang, kiêu hãnh và tự tin.
Đúng là Hòa bận túi bụi. Học ở trường rồi học thêm ngoại ngữ, tham gia hoạt động này kia. Quần thụng, áo thun rộng, giày bệt và ba-lô sau lưng, đó là hình ảnh tôi quen nhìn thấy nơi con gái mình vào những sáng cuối tuần.
Dắt xe ra cổng, Hòa quay lại vẫy chào, cười tươi rói trước khi phóng đi, mái tóc tém lùa xùa quanh vành mũ bảo hiểm.
- Con gái gì mà giống cái thằng. Chồng tôi càu nhàu.
Tôi cười. Bọn trẻ bây giờ chuộng phong cách tomboy mà.
Chồng tôi lại càu nhàu: Sao em không kêu con ở nhà phụ giúp dọn dẹp, con gái mà cứ xách ba-lô đi là sao?
Nấu ăn và dọn dẹp nhà cửa thì dễ thôi. Còn tuổi trẻ thì đâu chờ đợi.
- Anh có muốn phải đọc trên Facebook của con mình dòng chữ “làm sao bây giờ, khoảng cách hai thế hệ” không?
Video đang HOT
Chồng tôi gãi đầu, nhún vai, rồi phì cười. Làm cha mẹ, nhiều khi chỉ biết bối rối.
Đó là khi Hòa đã qua năm thứ ba đại học, mốc thời gian tôi đặt ra cho “tuổi yêu hợp lý”. Cố gắng là một bà mẹ hiện đại nhưng tôi vẫn thầm tính tuổi yêu hợp lý cho con gái, năm thứ ba có người yêu là vừa đẹp. Tuổi hai mươi.
Ảnh minh họa
Nhìn theo Hòa chạy xe ra khỏi cổng, luôn là một mình, tôi tự hỏi sao con gái mình xinh đẹp mà chẳng thấy anh chàng nào đưa đón? Hay là Hòa khó tính quá?
Bà mẹ nào có con gái tuổi đôi mươi cũng âm thầm theo dõi như tôi, có phải? Tôi đọc Facebook của Hòa kỹ hơn, săm soi những tấm ảnh tìm xem có ánh mắt nào tình tứ dành cho con gái mình. A đây rồi, Hòa và chàng trai cụng ngón cái với ngón trỏ thành hình trái tim. Tôi vào Facebook của chàng trai, tên Dũng, sinh viên năm tư kiến trúc. Thật đẹp đôi.
Tôi lang thang qua những trang khác của bạn bè Hòa, những chuyến đi lôi kéo nhiều người trẻ tham gia nên có nhiều tấm ảnh nhộn nhạo tưng bừng và những bàn tay giơ cao chữ V với miệng cười hết cỡ. Có một tấm Hòa chụp chung với cô bạn tên Bích Thi, hai khuôn mặt kề nhau, hai cái miệng được photoshop hình hoa hồng đầy gai khá nghịch ngợm.
Cho đến một ngày…
Nhiều trang Facebook thay đổi avatar rực rỡ màu cờ cầu vồng ủng hộ LGBT (*). Có những trang đăng bức ảnh hai cô gái, môi chạm môi. Hoặc hai chàng trai, áo sơ mi đính nơ, tay cầm tay.
Và trang của con gái tôi, là tấm ảnh Bích Thi tựa cằm vào vai Hòa cùng status “mình chỉ sợ mẹ buồn”. Mình là một bà mẹ hiện đại. Mình là… Mình có thể hiểu… Tôi lặp đi lặp lại với mình để chống chọi cơn choáng váng trào dâng. Rồi tôi cũng tìm được điểm bấu víu. Sợ mẹ buồn. Sợ mẹ buồn. Sợ mẹ buồn. Chỉ sợ mẹ buồn.
Hòa nhận ra mình là les từ khi nào? Tôi muốn đếm tháng ngày con mình buồn một mình để tôi được vui. Tôi cố gắng biết mấy để vừa là mẹ vừa là bạn. Hóa ra bấy lâu nay tôi chỉ là kẻ bên lề của trớ trêu số phận.
Tôi hiểu được nỗi khổ của Hòa khi chính mình chưa tìm được sức mạnh để đối diện. Tôi lẩn tránh cái nhìn thương cảm của bạn bè đồng nghiệp, làm như bận bịu để lảng tránh không trả lời những câu hỏi làm ra vẻ thông hiểu mà thật ra là tò mò tọc mạch, những độc ác hồn nhiên…
Nếu tôi không là điểm tựa của con mình thì còn ai khác đây?
- Sao con không rủ Bích Thi về nhà mình chơi? – Tôi nói.
Hòa đang cắm hoa. Bông hoa ngừng khựng lơ lửng. Chừng như màu đỏ cánh hoa lan qua từng ngón tay, lên vai, qua cổ và tràn khắp mặt mũi Hòa. Màu đỏ đông cứng khuôn mặt Hòa khiến tôi nghĩ tới thân cây bị trốc gốc ngày mưa bão.
Tôi bước tới gần hơn, sẵn sàng đón Hòa nhào vào vòng tay tôi. Nhưng không. Tôi đau lòng nhận ra con mình đã phải cố gắng nhường nào suốt bấy lâu để có thể tỏ ra thản nhiên.
- Mẹ biết rồi sao?
- Mẹ biết. Và mẹ hiểu.
Tôi đọc hết trang này qua trang kia, từ link này qua link khác về LGBT để có thể hiểu được con mình hơn và biết nên cư xử thế nào để không gây tổn thương. Những chuyến đi, Hòa không phải một mình dắt xe ra cổng nữa. Bích Thi đến nhà từ tối qua và hai đứa tíu tít chuẩn bị đồ đạc, sắp xếp ba-lô. Tình yêu được thông hiểu đã mang tiếng cười trở về.
Tôi từng hình dung ngày Hòa trong bộ váy cô dâu bên cạnh chú rể là Dũng. Rồi tôi sẽ khuyên con những điều mình hiểu về đàn ông qua cuộc hôn nhân của chính mình. Tôi sẽ với con niềm vui lứa đôi, cách giữ lửa sau mỗi trận cãi cọ làm tổn thương nhau mà mình từng trải qua. Nhưng bây giờ thì tôi chẳng biết nói gì. Tôi lạ lẫm trước thế giới mới mở ra và dò dẫm học cách chấp nhận.
Chấp nhận và âm ỉ mong mỏi. Ừ biết đâu, chỉ là lầm tưởng. Rồi con gái tôi sẽ qua giai đoạn ngốc nghếch này. Bích Thi cũng vậy. Sẽ trở thành ký ức, một thời nông nổi. Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn xin việc, tôi đưa Hòa và Bích Thi đi mua váy áo mới. Chủ shop là Vinh, nổi tiếng trong giới thiết kế thời trang. Vinh nhìn Hòa từ tóc xuống chân rồi lấy ra cái áo đầm màu vàng nhạt lấm chấm vài họa tiết màu xanh cỏ quanh vòng eo.
- Em mặc cái này hợp lắm đó – Vinh nói.
Hòa nhún vai, lắc đầu:
- Bọn em cần sơ-mi và váy công sở.
- Đâu phải lúc nào mình cũng mặc đồ công sở đâu con – Tôi nói.
Cái đầm xinh đến nỗi tôi tiếc là mình không còn trẻ, thấy Hòa không hưởng ứng gợi ý của mình, tôi ướm cái áo lên người Bích Thi:
- Cuối tuần mặc đi chơi cũng hay mà.
Trong lúc Hòa chọn áo sơ-mi, tôi theo Bích Thi vô phòng thử đồ, kiểu áo đầm này cần có người giúp kéo dây kéo sau lưng. Và tôi ngẩn người nhìn Bích Thi tuyệt đẹp trong cái áo đầm vừa vặn. Tôi kéo Bích Thi ra ngoài, chỉ là muốn cho Hòa thấy là mình đã sai khi chê cái áo đầm này.
Tiếng huýt gió bất ngờ vang lên. Vinh mở to mắt: đã có ai nói với em là em rất xinh chưa?
Bích Thi đỏ hồng hai má. Bốn bên đều là những tấm gương. Đôi mắt long lanh ngỡ ngàng tràn đầy nữ tính, Bích Thi thẹn thùng liếc nhìn mình trong gương, khắp nơi và trong mắt Vinh đầy ngưỡng mộ.
Cứ như cái áo đầm này ở đây, chờ đến giây phút này, để thức tỉnh một điều lầm lẫn.
- Tại mẹ. Con đã nói là chỉ cần váy áo công sở. Mẹ thì muốn Bích Thi phải mặc cái áo đầm đó – Hòa nức nở – Có phải mẹ cố tình chia rẽ tụi con không?
Tôi xót xa nhìn Hòa vật vã trong cơn đau mất người yêu. Tôi đọc lại tin nhắn của Bích Thi: “Cô ơi, nhờ cô nói với Hòa là đừng quấy rầy con nữa”. Tôi ước gì có một cái áo đầm dễ thương khác, đang ở nơi nào đó, chờ đợi con tôi mặc vào và nhận ra mình mong muốn được một chàng trai chiêm ngưỡng ngợi khen. Chấm dứt trớ trêu. Điều ước của riêng tôi thôi.
Có nỗi đau cần liều thuốc đắng. Tôi không thể tránh mình là liều thuốc đắng cho con trong lúc này.
- Thật lòng mẹ thấy may mắn vì sự lầm lẫn của Bích Thi được nhận ra sớm, để Thi kịp trở về cuộc đời thật của mình – Tôi nói, từng lời như mũi kim đâm ngược lại trái tim mình – Les, hay không, cũng có đôi khi người ta yêu mà chẳng được đáp lại. Hãy để Bích Thi được tự do. Rồi thời gian sẽ giúp con quên…
Hòa bật dậy bỏ chạy vô phòng và đóng sầm cửa lại, âm thanh của những món đồ bị quăng vào tường vọng ra.
Theo PNO
Nâng niu những nỗi đau
Có những người buồn bã không may đã mãi ra đi sau những lần như vậy. Nhưng thật may mắn vì chị Trang vẫn đó, Thanh vẫn đó, vẫn tiếp tục sống mà thương yêu những gì còn sót lại trên cuộc đời này, biết nâng niu ngay cả những nỗi đau còn nhức nhối trong lòng.
Rồi một ngày, khi giông bão đã trôi qua, chúng ta sẽ biết an nhiên hơn ngắm nhìn bầu trời xanh mát. (Ảnh minh họa).
Tôi gặp lại chị Trang vào một ngày mùa đông đầy ảm đạm của Hà Nội, đến cỏ cây cũng ngác ngơ đầy nỗi niềm.
Nhớ lại lần gần đây nhất hai chị em gặp nhau là trong TP.HCM, chị nhờ tôi dẫn đến bệnh viện siêu âm và khám lại cho chắc chắn rằng bào thai hai tháng trong bụng chị đã thật sự ra đi. Chị đã đi kiểm tra ở nhiều nơi nhưng vẫn muốn tìm chút hi vọng mong manh rằng mọi thứ chỉ là lời điêu dối. Nhưng kết quả về cũng giống như bao lần trước đó. Chị ôm mặt khóc, người phụ nữ nhỏ bé đầy kiên cường tôi từng biết ấy ôm mặt khóc nức nở sau lần thai lưu thứ ba dù đã chạy đôn đáo khắp nơi điều trị.
Chị biết mình có thể nhờ người mang thai hộ, có thể nhận con nuôi, nhưng khát khao có được cảm giác nuôi dưỡng trong mình một sinh linh vẫn khiến chị vững tin và tiếp tục cố thử, vậy mà cuộc đời vẫn chưa ưu ái cho chị. Tôi lại gần vòng tay khoác lấy vai chị, lặng im nghe từng thổn thức vang lên trên hành lang bệnh viện. Sau ngày ấy, chồng bỏ, chị xin nghỉ việc, cắt hết mọi liên lạc và lang thang khắp nơi. Thi thoảng chị lại mượn điện thoại của một ai đó điện về nhà chỉ để báo rằng chị vẫn được bình an.
Lần gặp này tôi thấy chị gầy hơn và mệt mỏi hơn, đôi mắt vẫn long lanh buồn nhưng nụ cười chẳng bao giờ tắt. Chị đã về nhà, bắt đầu đi làm ở một công ty mới, thường xuyên tham gia các hoạt động thiện nguyện ở viện nhi, lại nói nói cười cười những câu chuyện vu vơ chị gặp. Tôi cũng cười theo, tuyệt nhiên không nhắc lại những gì đã cũ. Nhưng thi thoảng tôi vẫn bắt gặp nỗi đau nhói lòng không thể che giấu hết mỗi lần chị dừng lại khi thấy một đứa bé con chạy ngang qua.
Tôi gặp lại Thanh vào một ngày mưa mùa đông đầy nỗi niềm của Hà Nội, đến cỏ cây cũng ảm đạm đầy ngơ ngác.
Kể từ sau khi công ty gia đình phá sản, bố Thanh bị bắt, em trai mất sau tai nạn giao thông vài tháng sau đó, mẹ cậu mỗi ngày chỉ biết trút lên cậu những bực dọc bằng bao lời miệt thị đau lòng. Thời kinh tế gia đình còn tốt, Thanh là niềm hi vọng lớn lao của cả nhà, cậu học giỏi lắm, lại năng động, chăm chỉ và luôn cố gắng giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn hơn. Lúc nào cũng thấy Thanh tươi vui một niềm vui thật sự, nhưng chẳng mấy khi cậu về những câu chuyện gia đình. Thời điểm khó khăn, Thanh bỏ học vì không còn tiền trang trải nữa. Cậu đi làm thêm hết nghề này đến nghề khác nhưng chẳng ai biết cậu đang làm gì. Tôi tình cờ gặp Thanh khi cậu đang là nhân viên bán hàng trong một siêu thị, gặp lại tôi, Thanh vẫn cười tươi rói chạy lại ôm trầm lấy. Cậu pha trà nóng rồi xin phép quản lý cho 10 phút để nói chuyện với tôi.
- Cậu không định đi học lại sao? Bỏ dở thế lãng phí quá!
- Uhm tớ cũng nhớ trường nhớ lớp lắm nhưng hoàn cảnh vậy rồi biết làm sao giờ? Tiền kiếm được chẳng đủ cho những giấc mơ. Thôi tạm gác lại đã.
- Hay là tớ cho cậu mượn tạm?
- Không! Cảm ơn cậu! Tớ chưa khó khăn đến mức đó! Ai cũng có cuộc sống riêng phải lo mà. Tớ vẫn còn tự lo được.
Khách vào đông, Thanh vội xin lỗi rồi chạy ra hỗ trợ bán hàng. Tôi tạm biệt Thanh ra lấy xe về. Cậu toe toét vẫy tay lại nói to: "Hôm nào rảnh cà phê sau nhé". Sau ngần ấy biến cố xảy ra tôi vẫn không hiểu Thanh lấy đâu ra năng lượng để tiếp tục như vậy. Chú trông xe dắt xe ra cho tôi rồi nhẹ nhàng:
- Thằng Thanh đó chăm ngoan lắm! Ban ngày thì đi chạy bàn, làm bếp ở khách sạn; tối lại qua đây làm ca đêm; lúc nào rảnh thì đi giao hàng. Gặp ai cũng dạ thưa. Tiền thì chẳng có mà thấy ai khó khăn cũng cho, có quỹ từ thiện nào cũng đóng góp. Nhiều đêm còn phải ra xin chú miếng bánh mỳ ăn cùng cho đỡ đói. Nhiều lúc thương muốn giúp nó mà nó chẳng nhận bao giờ. Xin chú miếng bánh mỳ xong là hôm sau phải mua ngay cho chú một tô phở.
Tôi nhìn chị Trang, nhìn Thanh, nhìn lại chính mình, rồi biết bao khuôn mặt người đang loanh quanh trên cuộc đời này, từng ngày sống, từng ngày đối mặt với những khó khăn, chỉ là họ có muốn ra không thôi. Có những thời điểm tăm tối nhất trong cuộc đời, khi mà mọi thứ: Gia đình, bạn bè, người yêu, sự nghiệp,... đều cùng một lúc ra đi, hẳn đã có lúc họ nghĩ đến những gì tiêu cực nhất để giải thoát cho bản thân mình. Và có những người buồn bã không may đã mãi ra đi sau những lần như vậy. Nhưng thật may mắn vì chị Trang vẫn đó, Thanh vẫn đó, vẫn tiếp tục sống mà thương yêu những gì còn sót lại trên cuộc đời này, biết nâng niu ngay cả những nỗi đau còn nhức nhối trong lòng.
Rồi một ngày, khi giông bão đã trôi qua, chúng ta sẽ biết an nhiên hơn ngắm nhìn bầu trời xanh mát, lắng nghe một bản nhạc dịu dàng, biết ơn ngay cả một tia nắng trên hiên, một giọt nước nhỏ xinh đọng trên cỏ sớm, hay làn gió mát lành lùa quanh khi ấy, biết ơn vì mọi điều đã ghé qua và trở thành một phần trong câu chuyện đời mình.
Theo Người Đưa Tin
Ngỏ lời muốn quay lại, tôi bật khóc khi nhận được hồi đáp từ chồng cũ Sau khi ly hôn, chồng cũ vẫn luôn quan tâm, giúp đỡ 2 mẹ con tôi, tôi vẫn còn thương yêu anh nên ngỏ ý muốn cùng anh làm lại từ đầu. 5 năm trước, tôi và chồng cũ đồng thời ký vào đơn ly hôn do những mâu thuẫn tích tụ đã lâu nhưng không thể cởi bỏ. Chồng tôi thuận tình...