Có những ngày tôi ước rằng: Tuổi 17 của tôi ơi, xin hãy trở lại!
Người tôi thầm thích, giờ cậu ấy đang ở đâu, làm gì, trông ra sao, tôi thật sự rất tò mò.
Đã quá lâu không gặp, tôi ít nhiều đã chẳng còn nhớ rõ những khoảnh khắc chúng tôi ở cạnh nhau, những lời cậu nói, những việc cậu làm.
“Tuổi 17 của tôi ơi, xin hãy trở lại!”
Giữa bộn bề cuộc sống tấp nập như dòng xe cộ bên dưới, tôi đứng giữa sân thượng hét lớn câu này, cảm thấy hai vai nhẹ nhõm hẳn. Tim tôi đập mạnh lắm khi nghĩ về quá khứ, nhưng lòng thì rất hân hoan như ngày đầu đến lớp với biết bao bỡ ngỡ.
Rời xa ngôi nhà thứ hai rồi mới thấy, mọi thứ không giống như tôi tưởng tượng khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đại học từng là chốn “xa hoa” nhưng trải qua rồi mới thấy nó “xa lạ” đến nhường nào. Vốn dĩ không có ai rảnh rỗi để dành thời gian cho bạn vì tất cả đều tất bật với việc học, làm thêm và sống tự lập. Mỗi người đều khép mình trong căn phòng hoài bão. Ai mở cửa bước ra trước thì sẽ dễ dàng cảm thấy lạc lõng và đơn độc. Lạc lõng không phải vì đứng một mình, mà là vì xung quanh có quá nhiều người nhưng chẳng ai hiểu ta.
Rời xa ngôi nhà thứ hai rồi mới thấy, mọi thứ không giống như tôi tưởng tượng khi còn ngồi trên ghế nhà trường. (Ảnh: Sohu)
Video đang HOT
Bài tập về nhà, kiểm tra lớn nhỏ, thi cuối kì, thi tốt nghiệp, thi đại học từng là cơn ác mộng và nỗi chán nản đối với nhiều người. Nhưng từng đấy thứ vẫn dễ dàng hơn việc chịu đựng khi bị đồng nghiệp nói xấu, bị sếp mắng mỏ, bị khách hàng làm khó và rất nhiều những vấn đề nhỏ nhặt khác chỉ vì cơm áo gạo tiền. Hồi nhỏ chỉ mong chóng lớn để khỏi bị giáo viên la rầy vì tội không làm bài tập, đến muộn hoặc ngủ gật trong tiết. Lớn lên rồi mới thấy nhớ những tiết Văn như đưa người ta bước vào cõi mộng; những cái cau mày, đằng hắng của thầy Hóa và những lần chép phạt đến mỏi tay cho cô Toán. Suy đi nghĩ lại thì họ răn đe cũng chỉ vì muốn tốt cho ta. Còn người đời thì thật khó đoán…
Tôi từng có một người bạn rất thân, đi đâu, làm gì cũng có nhau như chị em ruột thịt. Chúng tôi học cùng lớp từ hồi tiểu học cho đến tận những năm cuối cấp thì cô ấy nói lời tạm biệt để du học ở trời Tây. Tôi mừng vì cô ấy dám phát triển bản thân, nhưng cũng vì thế mà khoảng cách giữa chúng tôi càng xa hơn. Buồn nhất là phải nghe tin bạn thân về nước từ một người bạn khác… Từ đó chúng tôi ít liên lạc với nhau phần vì bận rộn, phần vì lệch múi giờ, dù công nghệ hiện đại ngày nay đã phát triển đến mức chỉ tốn 10 giây để gửi đi một dòng tin nhắn. Người ta thường nói tình bạn nếu kéo dài hơn 7 năm thì sẽ kéo dài vĩnh viễn, nhưng đừng vội tin ngay, vì chuyện đó còn tùy thuộc vào sự kiên định của người trong cuộc. Bạn bè dù có thân cách mấy, chỉ cần mỗi người một phương thì tình cảm đậm sâu cũng sẽ dần phai nhạt, như keo dán lâu ngày đóng bụi sẽ chẳng còn dính tốt nữa.
Người tôi thầm thích thì sao? Giờ cậu ấy đang ở đâu, làm gì, trông ra sao, tôi thật sự rất tò mò. Cậu chính là niềm vui mỗi sáng tôi đến lớp. (Ảnh: Takumi Yashima)
Còn người tôi thầm thích thì sao? Giờ cậu ấy đang ở đâu, làm gì, trông ra sao, tôi thật sự rất tò mò. Trong kí ức của tôi, cậu là người xuất sắc nhất tôi từng quen biết. Cậu ấy đứng ở đâu cũng như có vầng hào quang rực rỡ trên đỉnh đầu, làm lu mờ hết những người bên cạnh. Cậu chính là ánh dương soi sáng đời học sinh của tôi, là niềm vui mỗi sáng tôi đến lớp, mỗi tối tôi chìm vào giấc ngủ và là động lực lớn nhất để tôi phấn đấu thi đua học tập. Chỉ tiếc là những năm học cùng nhau thì chẳng được xếp chỗ để ngồi cạnh…
Đã quá lâu không gặp, đến thời điểm này, tôi ít nhiều đã chẳng còn nhớ rõ những khoảnh khắc chúng tôi ở cạnh nhau, những lời cậu nói, những việc cậu làm. Nhưng có lẽ, tôi sẽ chẳng thể nào quên “tôi” của khi ấy. Đó là lúc “tôi” hạnh phúc nhất cuộc đời này.
Tuổi 17, nói là trẻ con thì không đúng, nói là trưởng thành cũng chưa phải. Nhưng chính cái ranh giới mập mờ ấy đã để lại nhiều cung bậc cảm xúc đáng nhớ. (Ảnh: Sohu)
Bước vào tuổi 17 là bước vào quãng thời gian đẹp nhất của đời người. Tuổi 17, nói là trẻ con thì không đúng, nói là trưởng thành cũng chưa phải. Nhưng chính cái ranh giới mập mờ ấy đã để lại nhiều cung bậc cảm xúc đáng nhớ. Nhớ mãi người thầy chủ nhiệm kính yêu; những tiết học căng thẳng; những trò đùa hài hước của cả lớp; nụ cười má lúm đồng tiền duyên dáng của cô bạn thân; nét mặt chăm chú làm bài điển trai của cậu ấy…
Tất cả như hòa quyện lại trong vệt nắng vàng hoe dưới sân trường trong giờ giải lao mà tôi vẫn giữ trong chiếc máy ảnh hoài niệm, để thi thoảng khi mệt mỏi chạy trên những chặng đường, tôi lại lấy ra ngắm nghía và có thêm động lực tiếp tục hướng đến tương lai.
Đang bóc bề bề cho con dâu thì bị 'dạy đời', phản ứng của mẹ chồng khiến người lạ 'đứng hình', nàng dâu 'mát ruột'
Người không quen thật sự choáng sau màn góp ý của bà mẹ chồng trong khi đang bóc bóc bề bề.
Mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu luôn tiềm ẩn những mâu thuẫn, tranh cãi từ chuyện chăm con, nuôi con, làm việc nhà, nấu ăn, cách chi tiêu... Nhưng không phải mẹ chồng - nàng dâu nào cũng suốt ngày đành hanh, ghét bỏ nhau đến mức không thể sống chung.
Nếu như mẹ chồng và nàng dâu biết hạ thấp cái tôi, chia sẻ và động viên, quan tâm nhau thì chắc chắn mối quan hệ này sẽ không có sóng gió. Mới đây, một cô gái kể về người mẹ chồng luôn quan tâm mình từ những việc làm nhỏ nhất.
Nàng dâu kể: "Mẹ chồng có kiểu hay bóc tôm, cua cho mình ăn. Mặc dù mình đã gàn lại là "Thôi mẹ ăn đi, con tự bóc được rồi". Nhà mình thì thấy đó là bình thường nhưng đối với mấy bà thích quan tâm chuyện thiên hạ thì không phải là chuyện thường".
Mới đây, trong buổi đi ăn cỗ, mẹ chồng bóc bề bề cho nàng dâu ăn nhưng một bà không quen biết đã phản ứng ngay với hành động này: "Con dâu, cháu dâu tôi chả bao giờ được bóc cho như thế đâu, kệ nó cho tự gắp làm sao mà bà cứ phải bóc vậy nhỉ".
Nàng dâu và mẹ chồng vô cùng choáng trước phản ứng của một người không biết. Bởi cách quan tâm trong gia đình là chuyện riêng, một người bên ngoài sẽ khó có thể hiểu được. Nàng dâu tưởng mẹ chồng sẽ im lặng, nhưng không ngờ bà nói một câu chắc nịch: "Con dâu cũng là con, ở nhà tôi không có phân biệt con trai hay con dâu gì cả, tôi bóc cho nó là chuyện nhà tôi. Bà sống thế chắc con dâu bà nó quý bà lắm nhở".
Nàng dâu cảm giác được quan tâm và được bênh vực trong tình huống này. Điều đó cho thấy mối quan hệ tốt đẹp giữa 2 người. Cô gái đăng câu chuyện lên mạng để hỏi về việc liệu bề bề cho con dâu có gì sai? Nhiều cư dân mạng cho rằng đó là chuyện bình thường trong cuộc sống, không có gì đáng lên án.
Một người nêu quan điểm: "Con nào cũng là con cả. Mẹ đối tốt với con thì sau con có hiếu với mẹ. Bà nào không làm được thế chẳng qua ghen tị thôi".
"Mẹ bóc tôm cho con dâu là chuyện quá đỗi bt ở nhà mình, chả có gì sai ở đây cả, chỉ là người con dâu có nhận thấy sự tử tế đó để mà sống và đối xử tốt ngược lại với mẹ chồng hay không thôi", một anh chàng bình luận.
Ngoại ô êm đềm Giữa phố thị xô bồ, tôi từng ước mình cũng có một ngôi nhà nhỏ ở vùng ngoại ô, như lời bài hát: 'Vùng ngoại ô, tôi có căn nhà tranh. Tuy bé nhưng thật xinh. Tháng ngày sống riêng một mình'. Cuốn vào vòng xoay của nhịp sống đều đều ở phố, đôi khi thấy lòng mình lạc lõng giữa những xa...