“Có những khoản chi thế giới biết trước Quốc hội”
Đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa) nói về tính công khai của chi ngân sách trong phiên thảo luận về Dự thảo Luật Ngân sách Nhà nước ( sửa đổi).
Hội nghị Đại biểu Quốc hội chuyên trách bế mạc ngày 17/4 (Ảnh VOV).
Sáng ngày 17/4, sau 3 ngày làm việc, Hội nghị Đại biểu Quốc hội chuyên trách đã bế mạc.
Trước đó, các đại biểu đã thảo luận về Dự thảo Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi). Các đại biểu đề nghị cần bổ sung vào trong Dự thảo Luật cơ chế để bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm và hiệu quả, chấm dứt cơ chế xin cho ngân sách.
Đại biểu Trần Du Lịch, Phó đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM cho rằng, khi xây dựng Dự thảo Luật Ngân sách Nhà nước sửa đổi lần này phải bàn bạc để “làm sao Quốc hội phải kiểm soát được ngân sách, còn Quốc hội mà không kiểm soát được ngân sách thì tôi nghĩ quyền lực Nhà nước cấp cao đến cỡ nào cũng không có gì cao cả”.
Theo đại biểu này: “Hiện nay chúng ta lồng ghép, không tách bạch rõ ràng nên cái cần tự chủ thì không cho tự chủ, cái không được tự chủ lại lồng ghép tự chủ nên mới có chuyện lấy tiền làm trường để xây trụ sở”.
“Hiến pháp sửa đổi năm 2013 đã mở để cho Quốc hội kiểm soát ngân sách, vấn đề còn lại là Quốc hội có muốn làm hay không?”, ông Lịch bày tỏ.
“Ngân sách có tầm rất quan trọng. Một năm bình quân 60 ngày làm việc cho 2 kỳ họp, liệu chúng ta có dành 10 – 15% quỹ thời gian đó để bàn ngân sách không? Kỳ họp giữa năm chúng ta bàn nhiệm vụ chi, không bàn ở tổ mà bàn ở hội trường 3 ngày minh bạch nhiệm vụ chi. Kỳ họp sau cũng họp ở hội trường 3-4 ngày để quyết khung kỳ trước đã bàn.
Video đang HOT
Vấn đề gì đưa ra Quốc hội thảo luận minh bạch thì tốt, còn vấn đề gì để dấm dúi thì không tốt. Ngân sách là vấn đề cần minh bạch cao nhất nên phải đưa ra Quốc hội thảo luận. Tại kỳ họp rồi, cử tri hỏi, tại sao Hà Nội để lại 41%, TP HCM chỉ để lại 23% (thu ngân sách), tôi không biết trả lời thế nào. Nếu minh bạch thì không ai so bì, không ai thắc mắc”, vị đại biểu này tiếp tục nói.
Thảo luận tại cuộc họp, đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa) cho rằng: “Ngân sách là vấn đề khó, không phải đại biểu nào cũng có thể hiểu được. Nhưng có một nguyên tắc là tất cả các khoản chi thì phải được Quốc hội phê duyệt.”
“Trên thực tế có nhiều khoản chi lớn mà Quốc hội chưa được quyết định. Tôi đề nghị những khoản chi nào đã gọi là chi của quốc gia thì phải Quốc hội quyết. Ngay cả chi quốc phòng, an ninh, chúng ta cũng không giấu được, với cơ chế mở hiện nay, chúng ta chi việc gì cả thế giới đều biết, thậm chí thế giới biết trước đại biểu Quốc hội”, ông Nam phát biểu.
Nêu ý kiến về vấn đề này, Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật Ngô Văn Minh cũng cho rằng, Quốc hội quyết định ngân sách là vấn đề hết sức lớn, nên dự toán phải chính xác.
Cho rằng quy trình lập ngân sách chưa chuyên nghiệp, mỗi năm chỉ họp hai lần nên khi họp luôn nhất trí về cơ bản với quy trình lập ngân sách, do đó, “khi Quốc hội thảo luận ngân sách hàng năm thì mọi việc đã đâu vào đấy”, ông Minh thẳng thắn nói.
Văn Dũng
Theo_Người Đưa Tin
Trung Quốc mạnh tay chi quốc phòng, chạy đua với Mỹ
Trung Quốc mạnh tay chi quốc phòng, chạy đua với Mỹ và Nga, theo báo cáo hàng năm về chi quân sự toàn cầu (có chỉnh sửa vì lạm phát) của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI).
Saudi Arabia chi quân sự mạnh
Trung Quốc mạnh tay chi quốc phòng, nên mức chi tăng 9.7 % đạt 216 tỉ USD, trong khi khoản chi của Nga tăng 8,1 % đạt 84,5 tỉ USD.
Saudi Arabia (S.A) có khoản chi quân sự tăng mạnh nhất trong 15 nước chi quân sự lớn hàng đầu thế giới, tăng 17 % đạt 80,8 tỉ USD.
Mỹ hiện vẫn là nước chi quân sự lớn nhất thế giới, nhưng khoản chi này năm 2014 giảm 6,4 % còn 610 tỉ USD, phản ánh mức giảm 20 % kể từ năm 2010, theo SIPRI.
Theo Bloomberg, các số liệu này phản ánh sự bất ổn của toàn cầu. Việc Nga sáp nhập Crimea hồi tháng 3.2014 dẫn đến cuộc nội chiến ở Ukraine, và căng thẳng nổi lên vì những cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
Các dữ liệu này không phản ánh việc giá dầu thô giảm mạnh vào cuối năm 2014, và chưa thể rõ tác động của nó, theo SIPRI.S.A tiếp tục trang bị vũ khí cho các tay súng ở Syria, tham gia liên quân do Mỹ dẫn đầu để đánh quân khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) và hồi tháng 3 đã oanh kích chống quân nổi dậy ở Yemen có Iran "chống lưng".
Nhiều nước sản xuất dầu ở Trung Đông như S.A được cho là có thể chịu được bất kỳ tác động nào của việc giá dầu giảm, do có "nguồn dự trữ tài chính mạnh" thu được từ nhiều năm bán dầu thô giá cao, theo SIPRI.
Nhưng Nga không thuộc diện này. Nga đã lên kế hoạch tăng chi quân sự từ trước khi bùng nổ nội chiến Ukraine. Điện Kremlin đã cắt giảm khoản chi trong năm 2015 do nền kinh tế đang suy yếu, theo SIPRI:
"Giá dầu khí giảm cùng các biện pháp trừng phạt kinh tế đã làm giảm nguồn thu của Nga một cách đáng kể, dẫn đến sự mất giá của đồng rúp. Kết quả là khoản chi quân sự 2015 của Nga ban đầu là 4,2 ngàn tỉ rúp (69 tỉ USD) nhưng khi xem xét lại đã cắt giảm 5 % hồi tháng 3.2015".
Nhưng Nga có thể có khoản tăng chi phụ trong tổng khoản chi quân sự năm 2015, khoảng 15 % lên 4.000 tỉ rúp, theo SIPRI.
Ngược lại, 28 nước thành viên NATO không tăng chi để đáp ứng mục tiêu sử dụng 2 % GDP cho chi quân sự.
Hầu hết các nước tây và trung Âu sẽ giảm chi quân sự, do theo đuổi chủ trương thắt lưng buộc bụng.
Trong khi đó, các nước vùng biển Baltic, bắc và đông Âu giáp biên giới đều tăng chi quân sự nhằm đề phòng Nga.
Ước tính SIPRI về khoản chi của TQ vượt trên 66 so với số liệu chính thức 808,2 tỉ Nhân dân tệ (130,2 tỉ USD) trong năm 2014.SIPRI nêu khoản chi quốc phòng của TQ nói chung vẫn theo nhịp tăng trưởng kinh tế, tăng từ 2 % đến 2,2 % GDP cho chi quốc phòng kể từ 10 năm qua.
SIPRI nói trong quá khứ, các số liệu của họ tính thêm những khoản chi nghiên cứu-phát triển quân sự, nhập khẩu vũ khí, xây dựng quân sự và quỹ lương hưu của Quân đội giải phóng nhân dân TQ.
Nhật Bản chi quân sự như năm 2013, rớt xuống hạng 9 trong danh sách các nước chi quân sự lớn nhất thế giới. Ấn vươn lên chiếm vị trí hạng 7 của Nhật.
Bảo Vĩnh (theo Bloomberg)
Theo Một Thế giới
Nhật Bản sửa hiến chương viện trợ cho quân đội nước ngoài Tokyo hôm nay sửa đổi hiến chương viện trợ, cho phép Nhật Bản tài trợ hoạt dộng phi quân sự của các lực lượng vũ trang nước ngoài, nhằm tăng cường vai trò của nước này trong an ninh thế giới. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: Reuters. Hiến chương sửa đổi nhắc lại chính sách vốn có từ lâu của Nhật...