Có những giáo viên “bán không từ thứ gì” cho đồng nghiệp qua mạng xã hội
Phía sau ánh hào quang, danh hiệu của người thầy được đổi bằng mồ hôi, công sức, trí tuệ của bản thân mới là một niềm vinh dự, tự hào của người tham dự Hội thi.
Ngày 20/12/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 22/2019/TT-BGDĐT Quy định về Hội thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục mầm non; giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cơ sở giáo dục phổ thông, lúc ấy đã được nhiều giáo viên hoan nghênh, ủng hộ.
Ai cũng nghĩ, rồi đây Hội thi này sẽ không còn diễn nữa bởi Thông tư này đã hướng tới sự gọn nhẹ, thiết thực với giáo viên và các cấp tổ chức.
Thế nhưng, sự thực không phải vậy, hiện tượng “diễn” của một bộ phận giáo viên vẫn xảy ra như thường, thậm chí
Lời tự sự của một “đại lý” trên trang facebook cá nhân (Ảnh chụp từ màn hình)
Trớ trêu, sau một số “tiết mục diễn” như vậy là danh hiệu “giáo viên dạy giỏi”; “giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi” được trao, được vinh danh, được “gắn mác” giáo viên giỏi!
Ai đang vấy bẩn các Hội thi của ngành giáo dục
Ánh hào quang, danh hiệu của người thầy được đổi bằng mồ hôi, công sức, trí tuệ của bản thân mới là một niềm vinh dự, tự hào của người tham dự Hội thi. Nhưng, phía sau “ánh hào quang” mà được đổi bằng tiền, bằng sự gian dối thì những thầy cô này có nên xem đó là vinh dự không?
Hiện tượng mua bán “biện pháp góp phần nâng cao chất lượng” (báo cáo giải pháp) đã không còn là trường cá biệt nữa mà giờ đây nó được chào bán công khai, có hệ thống từ những giáo viên đứng lớp.
Họ bán “không từ thứ gì” cho đồng nghiệp của mình, một số người còn tự hào vì mình đang “giúp” cho nhiều đồng nghiệp trên khắp đất nước này đạt giải “giáo viên dạy giỏi”; “giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi”…
Họ tự hào vì đó là những sản phẩm họ đã đầu tư công phu, sản phẩm uy tín, đảm bảo tính bí mật cho người mua.
Nhưng, những thầy cô giáo này có biết rằng chính bản thân họ đang làm vấy bẩn các hội thi của ngành giáo dục, làm mai một niềm tin của xã hội đối với hình ảnh người thầy.
Đáng buồn là những trang facebook cá nhân này thường liên kết với các trang facebook của các nhóm giáo viên của các môn học và có rất nhiều người, nhóm người đứng ra bán sản phẩm.
Chúng tôi vào trang facebook của cô giáo Nguyễn Thị L. – một giáo viên có thâm niên bán sáng kiến kinh nghiệm, báo cáo giải pháp cho các hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi…thấy có vô vàn những lời quảng cáo.
Video đang HOT
Niềm vui của một giáo viên đang nói về công việc của mình (Ảnh chụp từ màn hình)
Nhưng, cũng thật buồn là sau những dòng trạng thái trên mạng xã hội facebook của giáo viên này khoe về sản phẩm của mình đã và đang bán cho một số giáo viên đạt được giải cao của hội thi thì phía dưới có một số phản hồi rất đáng suy nghĩ như sau:
Bạn Ngụy Cẩm P. viết:
” Thời đại 4.0 có khác. Kinh doanh trên tất cả mọi lĩnh vực. Giáo viên giờ mua bán cả đề tài, báo cáo, ý tưởng…
Đã là người lái đò thì nên phải có những kinh nghiệm, quyết định và khắc phục như thế nào trong những lần đưa đò, chứ không phải ăn cắp hay ăn theo. Hay là bây giờ các cô cứ bảo học sinh là theo văn mẫu mà chép, hoặc cứ nhờ các bạn học trước hoặc bố mẹ bạn í làm hộ.
Tôi không phải là giáo viên nhưng tôi thích văn học nên mới vào nhóm này để tìm hiểu nhưng không hiểu tại sao admin của nhóm lại duyệt những bài như thế này “.
Bạn Nguyen Th. bức xúc trước sự việc này đã buông lời bình luận:
” Làm bẩn môi trường giáo dục. Tổn hại đến nền giáo dục và xúc phạm những giáo viên tâm huyết họ bỏ bao công sức để nghiên cứu đạt những công nhận cao quý trong ngành giáo dục bị những người khác họ chỉ bỏ tiền ra mua để sao chép cũng đạt những danh hiệu ấy.
Những người như vậy gọi là người bán chữ nên bỏ dạy đi đừng làm giáo viên nữa ra ngoài mà làm kinh doanh các mặt hàng khác cho nó nhanh giàu. Hãi thật, vậy mà admin cũng không xoá những bài này “.
Những lời bất bình sau những status quảng cáo của người bán (Ảnh chụp từ màn hình)
Hãy đặt đạo đức, lương tâm, trách nhiệm của người thầy lên hàng đầu
Chúng tôi cho rằng, lãnh đạo Bộ xuống đến Ban giám hiệu nhà trường sẽ cảm thấy xót xa trước hiện tượng mua bán báo cáo giải pháp, sáng kiến kinh nghiệm, học hộ, thi thay… của một bộ phận giáo viên hiện nay.
Và, họ cũng không thể nào quản lý nổi những trang mạng xã hội mà một số giáo viên lập ra để bán mua các sản phẩm phục vụ các Hội thi của ngành giáo dục.
Những thầy cô chân chính, có đạo đức, lương tâm với nghề nghiệp cũng không ai ủng hộ chuyện gian dối này.
Vấn đề còn lại là lương tâm và trách nhiệm của mỗi thầy cô giáo trước nghề nghiệp của mình đang theo đuổi mà thôi.
Ông cha ta xưa từng dạy: “Đói cho sạch, rách cho thơm”; “giấy rách phải giữ lấy lề” để khuyên răn mọi người đặt đạo đức, lương tâm của mỗi con người lên hàng đầu trong mọi hoàn cảnh sống.
Vì thế, hàng triệu thầy cô giáo trên cả nước đã và đang chung tay cho sự phát triển của ngành giáo dục, đang dạy cho học trò lòng trung thực và sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội thì lẽ nào bản thân một bộ phận thầy cô giáo khác lại đi ngược lại chân lý này?
Tiền không chỉ quan trọng mà nó rất quan trọng đối với mỗi thầy cô giáo, thành tích của người thầy cũng cần lắm nhưng có biết bao nhiêu con đường để đi và đạt được mục đích này.
Vậy, hà cớ gì mà một số thầy cô giáo lại tiếp tay cho các hành vi gian dối, làm cho những Hội thi của ngành giáo dục bị hoen ố?
Hà cớ gì một số thầy cô giáo đã đăng ký dự thi giáo viên giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi mà phải bỏ tiền để đi mua sản phẩm về đối phó, để “diễn” trong Hội thi?
Danh hiệu giáo viên dạy giỏi, danh hiệu giáo viên giỏi để làm gì? Giải nhất thị xã, nhất tỉnh để làm gì khi mà việc làm của những thầy cô giáo này đang dối lừa người chấm, dối lừa học trò của mình, vấy bẩn Hội thi…?
Tấm gương sáng về tinh thần tự học, tự sáng tạo trước học trò của những thầy cô này đã đi đâu mất rồi mà lại đi làm cái việc gian dối như thế này?
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Vụ việc gây tranh cãi: Học sinh lớp 1 ị đùn, cô giáo tiểu học bức xúc vì phải dọn dẹp, gia đình trẻ bóng gió "Trách nhiệm của cô, đừng than"
Theo cô N.A, phụ huynh đang đổ quá nhiều trách nhiệm lên giáo viên. Quan trọng nhất là việc tập trung lo cho một cá nhân có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các bạn khác trong lớp.
Ở độ tuổi tiểu học, đặc biệt là giai đoạn lớp 1, trẻ vẫn chưa nhận thức đầy đủ và đôi khi còn bỡ ngỡ khi phải sinh hoạt trong một môi trường kỷ luật. Khi có vấn đề phát sinh, không ít trẻ tỏ ra sợ hãi, không biết xử lý tình huống như nào và cũng không báo với cô giáo. Ví dụ điển hình nhất cho trường hợp này chính là việc trẻ ị đùn hoặc tè dầm trong lớp.
Vấn đề tưởng muôn thuở và không có gì mới mẻ này gần đây bất ngờ gây ra một cuộc tranh cãi lớn, bắt nguồn từ chia sẻ của một cô giáo tiểu học có tên N.A (tên nhân vật đã được thay đổi) trên mạng xã hội. Câu chuyện của cô giáo này cụ thể như sau:
"Hôm trước lớp tôi có 1 bé ị đùn ra lớp. Tôi có đưa ra nhà vệ sinh rồi gọi điện cho người nhà học sinh đó đến thay rửa cho bé. Thì hôm sau bà bé đó đến nói với ý lần sau nhờ các cô dọn hộ. (Ý là các cô mà không dọn thì lao công phải dọn chứ đừng gọi người nhà đến nữa).
Tôi bực mình nhưng chỉ nói: "Cháu còn phải dạy học, không thể bỏ năm mươi mấy bạn ngồi chơi để rửa dọn cho bạn được. Cô giáo kia là giáo viên tự kỉ còn phải dạy học sinh, không có người dọn hộ con đâu ạ. Mà cháu gọi người nhà đến rửa ráy cho bạn để cho sạch sẽ chứ như chúng cháu vội vàng thì không cẩn thận bằng".
Học sinh ị đùn là một vấn đề nhạy cảm - Ảnh minh họa.
Theo cô N.A, phụ huynh đang đổ quá nhiều trách nhiệm lên giáo viên. Quan trọng nhất là việc tập trung lo cho một cá nhân có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các bạn khác trong lớp. Nếu có sự việc gì xảy ra với các học sinh khác trong thời gian chăm sóc, rửa ráy cho học sinh ị đùn thì cô giáo sẽ không thể nào bao quát, phản ứng kịp thời.
Chia sẻ của cô N.A sau đó lập tức gây bão mạng xã hội, tạo nên một cuộc tranh cãi lớn. Có người phản đối, lại có người đồng tình với cô giáo này. Tuy nhiên ý kiến đồng tình hiện đang chiếm đại đa số. Cũng theo cô N.A thì đây không phải lần đầu em học sinh nọ ị đùn trong lớp mà đã có tiền lệ nhiều lần trước đó.
"Cô có thể giúp nhưng phụ huynh cần phối hợp dạy lại kỹ năng mềm cho con"
Chị Hồng Linh (Hà Nội) có hai con nhỏ đang học tại một trường cấp 1 công lập ở quận Cầu Giấy. Nói về vụ việc gây tranh cãi trên, bà mẹ này bày tỏ quan điểm: "Theo mình thì nếu lần đầu con ị đùn ra lớp, cô giáo có thể linh động giúp con thay quần, rửa ráy vệ sinh. Chứ không thể để con bẩn nguyên ngày học được. Tất nhiên nếu phụ huynh không có việc bận thì có thể đến tự vệ sinh cho con mình. Là một người làm mẹ thì nói thật, mình dọn vệ sinh cho con mình thì không sao, chứ phải đi dọn cho con người khác cũng thấy ghê chứ.
Sau đấy thì giữa cô và phụ huynh cần có sự trao đổi thẳng thắn với nhau. Trong trường hợp này, mình thấy em học sinh kia có vẻ còn thiếu kỹ năng sống. Ở giai đoạn mầm non, các con ị đùn là chuyện thường thấy nhưng lên lớp 1 mà vẫn ị đùn là do bố mẹ chưa dạy tốt. Bố mẹ và cô cần phải kết hợp với nhau. Bố mẹ thì dạy con khi buồn đi vệ sinh phải biết giơ tay xin phép cô. Cô giáo thì chủ động hơn trong việc quan sát sắc mặt của học sinh để nhận biết các con có gặp vấn đề gì hay không?
Mình thấy nhiều khi phụ huynh cũng hay vin vào câu "trông cậy hết vào cô" rồi "cô giáo như mẹ hiền" để quy chụp toàn bộ trách nhiệm cho giáo viên. Tất nhiên cô giáo có thể giúp đỡ con nhưng sau đó giữa gia đình và nhà trường phải có sự phối hợp, không thể đổ hết cho một người được".
Cô có thể giúp nhưng phụ huynh cần phối hợp dạy lại kỹ năng mềm cho con - Ảnh minh họa.
Cùng quan điểm với chị Linh, anh Quang (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cũng cho rằng, cô giáo nên giúp học sinh rửa ráy nhưng sau đó phụ huynh cần phải kết hợp với cô để dạy con kỹ năng cần thiết.
"Tất nhiên là cô không thể để mặc con với chiếc quần bẩn được. Không phải phụ huynh nào cũng rảnh, có người bận việc, có người đi làm xa nên theo tôi, cô nên giúp con vệ sinh trước rồi mọi chuyện tính sau. Tất nhiên về phía gia đình cũng không thể thờ ơ, cứ mặc kệ tình trạng con ị đùn vì "đã có cô lo". Con gái tôi năm nay mới 3 tuổi nhưng cháu đã được dạy đầy đủ các kỹ năng vệ sinh cá nhân sau khi đi nặng, đi nhẹ. Khi nào buồn đi vệ sinh thì tự đi hoặc báo với bố mẹ.
Để con ị đùn liên tục như vậy là một phần lỗi của gia đình. Tưởng tượng như này, nếu một lớp có đến 4, 5 bạn ị đùn rồi cô cứ chạy đi vệ sinh hết cho bạn nọ lại đến bạn kia thì mất toi tiết học! Bên cạnh đó các cháu lớp 1 tính cách rất hiếu động. Nếu trong thời gian cô lo cho bé kia, các con trong lớp nghịch ngợm, xảy ra tai nạn thì quy trách nhiệm cho ai?
Nếu việc này diễn ra 1, 2 lần thì cô có thể rửa ráy giúp con, thông báo chuyện với bố mẹ để tìm nguyên nhân: Có thể là do con bị rối loạn tiêu hóa hoặc do con sợ sệt không dám báo với cô chuyện đau bụng, gia đình chưa dạy con kỹ năng mềm,... Nói chung đây là vấn đề nhạy cảm, phải có sự phối hợp của 2 bên".
Thầy giáo tuyên bố mỗi người 1 đề nhưng không ai tin, liền ghi vỏn vẹn vài chữ khiến cả lớp té ngửa vì hối hận Cách làm của thầy giáo này không chỉ đơn giản mà còn ngăn được tình trạng quay cóp trong khi kiểm tra. Đi học, bạn sợ nhất điều gì? Có lẽ với nhiều người, câu trả lời đó là bị điểm kém! Điểm kém bị bố mẹ mắng, bạn bè cười chê, thầy cô trách phạt nên với sự quái chiêu "nhất quỷ,...