Có những chuyến đi không cần xê dịch
Người trẻ có thể dần thích nghi với cuộc sống “4 bức tường” khi kế hoạch khám phá vùng đất mới bị tạm hoãn. Thế nhưng, tinh thần đi để trải nghiệm chưa bao giờ giảm nhiệt, họ có cách khác để chu du tới điểm đến mình yêu.
Hai năm trước, bất cứ lúc nào căng thẳng, buồn chán hay đơn giản chỉ là muốn tìm cảm xúc mới, người ta dễ dàng “xách ba lô lên và đi”. Khi dịch bệnh xuất hiện, mọi chuyến đi như gác lại vô thời hạn. Lắm lúc, kỷ niệm trong những lần chinh phục vùng đất mới ùa về khiến mọi người không khỏi bồi hồi.
Đã 30 phút trôi qua, Yến Nhi (22 tuổi, Cần Thơ) vẫn chưa xem xong loạt ảnh vi vu Hà Giang 2 năm trước. Tháng 10 năm đó là lần đầu tiên Yến Nhi đặt chân đến dẻo đất vùng cao, nơi địa đầu Tổ quốc.
Nhìn từ trên cao, những bản làng nhỏ xinh ẩn hiện như đang say giấc trong màn sương bảng lảng. Những con đường uốn lượn quanh co đầy duyên dáng. Những dãy núi điệp trùng vờn trong mây. Những cánh đồng tam giác mạch tím hồng hút tầm mắt. Những thửa ruộng bậc thang ngả sắc vàng rực rỡ cả vùng trời… Tất cả, đến giờ, vẫn đủ sức khiến cô ngẩn ngơ.
Hà Giang với Yến Nhi là trùng điệp, hùng vĩ, là bát ngát, bao la. Cô thích cảm giác hét thật to và nghe tiếng núi đồi đáp trả.
Nhưng Hà Giang còn có thứ hấp dẫn Yến Nhi hơn cả cảnh sắc thiên nhiên. Ngón tay cô dừng lại ở bức ảnh mọi người cùng nhau thưởng thức thịt trâu gác bếp cùng chút đồ uống cay nồng. Đó cũng là lần đầu tiên cô gái miền sông nước như Nhi biết đến món đặc sản của núi rừng. Mùi khói lan toả khắp miệng, vị ngọt từ thịt khiến Nhi thích mê.
Trong khi người miền Tây say mê cảnh sắc Hà Giang, lại có kẻ Hà thành nhớ nhung hương vị biển cả của Đà Nẵng. Hồng Thảo (25 tuổi, Hà Nội) vẫn nhớ như in cảm giác lần đầu ngắm Cầu Rồng phun lửa và nước.
Sinh ra và lớn lên ở khu phố cổ, Thảo dành tình yêu đặc biệt cho thành phố biển. Cô đã lên kế hoạch trở lại Đà Nẵng. Thế nhưng từ một người cứ vài tháng lại “vác ba lô lên và đi”, Thảo “chôn chân” ở nhà hơn một năm nay. Mỗi lần nỗi nhớ thành phố biển miền Trung ùa về, cô lại đứng trước gia tài là góc tường nhỏ treo đầy những bức ảnh phim. Đó là nơi cất giữ một Đà thành thân thương với nhiều cây cầu biểu tượng, hàng thúng đan úp mình trên bãi cát mịn, những con sóng nhỏ lăn tăn vỗ vào bờ…
Khác Yến Nhi và Hồng Thảo, Khắc Long (20 tuổi, TP.HCM) chỉ thích loanh quanh Sài thành. Ngày trước, đều đặn mỗi cuối tuần, Long cưỡi chiếc cub xám luồn lách từ hẻm này đến ngách nọ. Anh nói có “chui” hẻm mới biết TP.HCM cũng bình dị và thân thuộc. Những bó dây điện nặng trĩu, những góc ban công nhỏ nhô ra, mấy “ổ gà” be bé…, tất cả đều khiến chàng trai trẻ thích thú.
Nhưng điều khiến anh nhớ nhất ở thành phố này, từ ngày không còn ra đường nhiều như trước, lại là cơm tấm đêm. Long thích cơm tấm và cuồng việc tìm quán ngon. Anh thích lùng sục những con hẻm cũng bởi điều này, vì biết đâu ẩn sau con hẻm nhiều “xuyệt” là những quán cơm ngon “tuyệt cú mèo”. Cơm tấm ngon nhất khi ăn buổi đêm, trên những chiếc ghế đẩu cỏn con nơi vỉa hè, được hít hà căng lồng ngực mùi thịt nướng thơm lừng. Đã rất lâu rồi Long không được “nghe” hương vị đó.
Video đang HOT
Long đùa rằng bản thân đang “dành cả thanh xuân để ở nhà”. Tạm gác lại thú vui khám phá những con hẻm, cậu trai 20 tuổi ngày nào cũng cặm cụi viết viết gạch gạch trên tờ giấy trắng. Anh đang lên ý tưởng cho website riêng. Long tính rồi, những câu chuyện về Sài thành, những quán cơm tấm ngon mà không nhiều người biết, những con hẻm “siêu xuyệt” thú vị… sẽ được anh chia sẻ ở đây.
Đôi khi bí quá, Long ngả người ra ghế thư giãn, đưa tay gắp nhanh lát khoai tây giòn rụm. Từ ngày không ăn cơm tấm đêm, Long tìm đến thú vui mới – Ostar vị cơm tấm sườn trứng. Trên chiếc bàn gỗ chưa đầy 1 m2, ngoài laptop và sổ, Long để sẵn vài gói snack khoai tây.
Hương vị đậm đà của lát sườn nướng cùng trứng ốp la nóng hổi phớt chút mỡ hành, tất cả gói gọn trong từng lát khoai vàng ngon giòn rụm. Với Long, đó không chỉ là thức quà vặt của tuổi thơ, mà còn giúp anh vơi đi nỗi nhớ đặc sản Sài thành.
Cũng thích nhâm nhi những lát khoai tây tươi ngon nhưng hương vị Hồng Thảo yêu thích lại không giống Long. Chưa biết ngày nào được trở lại Đà Nẵng, cô gái nhỏ chỉ biết xoa dịu sự mong chờ bằng hương vị mực nướng cay.
Sau ngày dài rong chơi cùng nắng gió miền biển, ngồi xuống bên bờ cát trắng và thưởng thức món mực nướng cay nồng hấp dẫn là điều Thảo thích nhất trong những ngày vi vu Đà Nẵng. Giờ đây, cảm xúc ấy lần nữa ùa về với O’star 3 miền vị mực nướng cay.
Đứng trước bức tường nhỏ treo đầy ảnh, trên tay là gói O’star 3 miền vị mực nướng cay, Thảo không ngừng nghĩ về ngày được trở lại thành phố biển hiền hoà ấy. Cô nhất định sẽ lại lái xe lượn qua những cây cầu đẹp, xếp hàng từ sớm ngắm Cầu Rồng “biến hình”, đi dọc bờ biển mỗi bình minh và hoàng hôn.
Không biết từ bao giờ, snack khoai tây trở thành món ăn yêu thích của mọi người. Không đơn thuần là món ăn vặt, snack khoai tây ngày càng đa dạng hương vị, mang đến cho mọi người những cảm xúc khác biệt. Với O’star 3 miền, Khắc Long tìm thấy hương vị món ăn mình yêu thích nhất, Hồng Thảo như được sống lại những kỷ niệm đẹp ở thành phố biển cô yêu.
Với Yến Nhi, cô có nhiều hơn một lý do để chọn O’star 3 miền. Chưa bao giờ cô nghĩ có thể tìm thấy vị ngọt thơm của từng thớ thịt trâu hòa quyện cùng vị chẩm chéo hấp dẫn năm nào từ những lát khoai tây nhỏ bé. Mỗi lần mở gói O’star vị trâu gác bếp, hình ảnh chuyến đi cũ lại hiện lên, rõ rệt. Với cô, gói bánh nhỏ trở thành hương vị của những trải nghiệm mới mẻ và vui tươi.
Nhưng Yến Nhi “kết” O’star trước khi hãng ra mắt hương vị 3 miền, đơn giản vì yêu những cánh đồng khoai tây của người nông dân Việt. Snack khoai tây O’Star được chế biến từ khoai tây tươi ngon trồng tại 2 nông trại ở Đà Lạt và Bắc Giang theo dự án “Khoai tây quê hương” do Tập đoàn Orion triển khai. Khoai tây tươi sau khi thu hoạch được chế biến, nhằm giữ trọn độ tươi ngon. Yến Nhi từng say mê trước vẻ đẹp của ruộng bậc thang, người dân chất phác hàng ngày địu gùi ra đồng, vì vậy, cô cũng trân trọng hình ảnh người nông dân trên những cánh đồng khoai tây.
Orion cũng không ngừng “Việt hoá” thế hệ snack khoai tây O’star. Từ hình ảnh ngôi sao vàng lấy cảm hứng từ quốc kỳ Việt Nam, giờ đây, O’star khoác áo mới với những cảnh quan đặc trưng của từng vùng miền, cùng với đó là hương vị đặc sản khó thể thay thế. Nhờ vậy, những người trẻ như Long, Thảo và Yến Nhi có thêm thú vui trong chuỗi ngày “chôn chân” đằng đẵng. Họ được trở về với chuyến đi thanh xuân, hồi tưởng khoảnh khắc đáng nhớ đã qua những điểm đến mình từng chinh phục với hương vị 3 miền của Ostar. Và cả khi bạn chưa từng đến những thắng cảnh kia, Ostar 3 miền sẽ đưa bạn đến chính vùng đất đó thông qua những hương vị đặc sản.
Đôi khi, những chuyến đi khám phá vẻ đẹp đất nước đơn giản là chu du phong vị ẩm thực, nhắc nhau nhớ về những khoảnh khắc đẹp. Không phải cứ đi thật xa mới gọi là trải nghiệm, O’star 3 miền sẽ đưa bạn đi qua 3 miền Tổ quốc bằng hương vị đặc trưng và hình ảnh đậm chất Việt.
Năm 1995, Orion bước đầu tiếp cận thị trường Việt Nam. O’star là một trong những sản phẩm của tập đoàn khẳng định được vị trí trên thị trường. Ostar cũng là snack khoai tây số 1 Việt Nam về mặt sản lượng trong 12 tháng liên tục (tính đến tháng 8/2020) theo kết quả của Nielsen. Để mang đến những gói snack khoai tây tươi ngon, Orion xây dựng 2 trang trại khoai tây tại Đà Lạt và Bắc Giang.
Thông qua việc tài trợ máy móc nông nghiệp và thiết bị nghiên cứu, dự án hỗ trợ khoai tây quê hương Việt Nam không chỉ nhằm mục đích tuyển chọn những giống khoai tây tốt nhất cho mỗi gói snack, mà còn tăng thu nhập cho nông dân tại Việt Nam. Về lâu dài, Orion tiếp tục thực hiện trách nhiệm xã hội của mình với tư cách là công ty thực phẩm toàn cầu, thông qua các hoạt động đóng góp thiết thực cho địa phương.
4 cây cầu có thiết kế đặc biệt của Đà Nẵng
Phần nằm trên trụ giữa sông của cầu sông Hàn có thể quay 90 độ theo phương dòng chảy để tàu lớn qua lại.
Dòng sông Hàn chảy qua Đà Nẵng và đổ ra biển ở vịnh Đà Nẵng chia thành phố thành bờ đông và tây. Bờ đông là các quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn giáp biển; bờ tây là các quận Hải Châu, Thanh Khê, Cẩm Lệ... Dòng sông là trục cảnh quan ý nghĩa của đô thị. Ở đó, những cây cầu bắc qua sông không chỉ giữ vai trò giao thông thuần túy, còn là điểm nhấn đô thị. Những cây cầu trên sông Hàn gồm cầu sông Hàn, cầu Rồng, Trần Thị Lý và Thuận Phước mỗi cầu một vẻ, đem lại vẻ đẹp hiện đại, ấn tượng của một thành phố giàu sức sống.
Cầu Sông Hàn
Cầu sông Hàn (còn gọi là cầu quay sông Hàn) nằm ở trung tâm thành phố, là công trình biểu tượng của Đà Nẵng. Cây cầu đánh dấu cho một giai đoạn phát triển mạnh mẽ và hội nhập của Đà Nẵng, mang sứ mệnh mở đường cho những cây cầu bắc qua sông Hàn trong thế kỷ 21, kết nối đôi bờ đông - tây. Cầu sông Hàn được khởi công năm 1998 và hoàn thành năm 2000. Đây là cây cầu quay đầu tiên do kỹ sư và công nhân Việt Nam thiết kế và thi công, cũng là cây cầu quay duy nhất ở Việt Nam hiện nay.
Cầu sông Hàn có chiều dài 487,7 m rộng 12,9 m với 11 nhịp trong đó có hai nhịp dây văng. Phần cầu nằm trên trụ giữa sông có thể quay 90 độ song song theo phương dòng chảy để tàu lớn qua lại. Công trình còn là biểu tượng của sự kết hợp, đồng thuận giữa chính quyền và nhân dân, do người dân Đà Nẵng góp tiền xây dựng. Cầu sông Hàn là một phần hình ảnh logo của thành phố Đà Nẵng và cũng hiện diện trên biển tên đường phố Đà Nẵng.
Cầu Thuận Phước
Cầu Thuận Phước nằm ở phía bắc, ngay cửa Hàn đổ ra vịnh Đà Nẵng, nối quận Hải Châu ở bờ tây với quận Sơn Trà ở bờ đông. Cầu được khởi công xây dựng năm 2003 và khánh thành năm 2009. Đây là cây cầu treo dây võng dài nhất Việt Nam. Cầu có chiều dài 1.856 m, chiều rộng 18 m, có hai mố ở hai đầu cầu và hai tháp trụ treo cáp cắm xuống lòng sông. Hai tháp trụ treo cáp cao 80 m (tính từ bệ) và cách nhau 405 m được thi công bằng vật liệu bê tông cốt thép. Ba nhịp dây võng có chiều dài 655 m.
Cầu Thuận Phước có độ tĩnh không lớn 27 m, cho phép tàu thuyền lớn qua lại dễ dàng. Quá trình thi công cầu gặp nhiều khó khăn do điều kiện tự nhiên, địa chất và địa hình phức tạp. Nhưng với sự nỗ lực của các cán bộ, công nhân, cây cầu cũng hoàn thành như thiết kế, dù chậm hơn kế hoạch. Kiến trúc cầu Thuận Phước thanh mảnh, duyên dáng, tạo nên một khung cảnh nên thơ nơi cửa biển và bán đảo Sơn Trà.
Cầu Rồng
Cầu Rồng nằm ở phía nam cầu sông Hàn, cách cầu sông Hàn khoảng 1,5 km. Đây là cây cầu có kiến trúc đặc biệt. Toàn bộ cấu trúc cầu mô phỏng hình một con rồng đang uốn mình vươn ra phía biển. Thiết kế này là kết quả từ một cuộc thi tuyển kiến trúc cầu có 17 phương án tham dự từ nhiều nước trên thế giới.
Cầu Rồng được khởi công năm 2009 và hoàn thành năm 2013. Cầu có kết cấu bê tông cốt thép kết hợp với kết cấu thép dài 666,5 m rộng 37,5 m và chia thành 5 nhịp. Trong đó nhịp chính dài 200 m, 2 nhịp bên mỗi nhịp dài 128 m, nhịp đầu rồng dài 72 m, nhịp đuôi rồng dài 64,15 m.
Phần tạo hình điêu khắc rồng do nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng, một người Đà Nẵng thực hiện. Phần đầu rồng được thiết kế một hệ thống cơ - điện cho phép rồng có thể phun nước và phun lửa. Việc này vẫn được thực hiện vào cuối tuần tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch. Cầu Rồng được nhiều tạp chí chuyên ngành giao thông và du lịch đánh giá là một trong những cây cầu độc đáo nhất trên thế giới.
Cầu Trần Thị Lý
Cầu Trần Thị Lý mang tên người nữ anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ quê ở Quảng Nam. Cầu nằm về phía nam cầu Rồng, cách cầu Rồng khoảng 1,5 km. Trước đây có một cây cầu cũ cùng tên, song đã được thay thế bởi cây cầu mới như hiện nay. Cầu Trần Thị Lý gần như có cùng thời gian xây dựng với cầu Rồng, khởi công từ năm 2009 và khánh thành cùng lúc với cầu Rồng vào ngày 29/3/2013.
Cầu có kết cấu dây văng nhưng độc đáo ở chỗ chỉ có 1 trụ, và là trụ nghiêng 12 độ (về phía tây). Cầu dài 731 m, rộng 35,5 m chia thành 12 nhịp, trong đó nhịp dây văng dài 230 m. Trụ dây văng làm bằng vật liệu bê tông cốt thép cao 145 m, bên trong có thang máy và sàn vọng cảnh ở trên đỉnh trụ.
Cấu trúc độc đáo của cầu Trần Thị Lý đã tạo nên những kỷ lục. Gối trụ cầu nặng 3,2 tấn với sức chịu lực cho tháp trụ lớn nhất thế giới hiện nay (chịu tới 32.000 tấn); và kết cấu một mặt phẳng dây lớn nhất Đông Nam Á (rộng 34,5 m). Kiến trúc của cầu Trần Thị Lý mềm mại, nữ tính như cái tên của cây cầu; nhìn từ xa, hệ dây văng và thân cầu gợi nên hình ảnh một con thuyền với cánh buồm đỏ thắm.
Ở nhà thuê, bố mẹ dành tiền đưa con đi du lịch Từ khi con gái được 5 tháng tuổi, vợ chồng Hiền Lương đã đưa con đi du lịch Đà Nẵng, sau đó mỗi năm đều thực hiện 4-5 chuyến đi xa. Hơn 30 tuổi và sống ở Hà Nội, vợ chồng chị Hiền Lương (giáo viên) và anh Hữu Bằng (làm trong lĩnh vực y tế) thường bị bố mẹ 2 bên nhắc...