Có những cảm xúc, chạm nhẹ cũng thấy đau…
Có một nơi nào đó trong cái gọi là cảm xúc, chỉ cần chạm nhẹ thôi, ngay lập tức nước mắt sẽ ùa ra, không khí nghẹn ứ lại trong cổ họng tạo thành tiếng nấc.
Đôi khi ích kỷ, chỉ muốn vì mình mà người khác đau thương, chứ không muốn bản thân đau thương vì họ. Bởi đau thương đó thật sự là đáng sợ, hơn cả việc tự dùng tàn thuốc châm vào da thịt mình.
Suy cho cùng, sự nhẫn tâm sinh ra từ nỗi sợ, sợ lại gánh chịu đau thương, biến thành một cách tiêu cực để tự vệ tâm hồn.
Nước là thứ mềm yếu và vô vị nhất, nhưng nó có thể bào mòn hay hòa tan mọi thứ nó đi qua. Đối với tôi, anh là nước.
Khi còn là một cô bé mười bảy tuổi, tôi đem trái tim mình trao gửi nơi anh. Suốt thời gian dài âm thầm theo đuổi, lập trình một tương lai chỉ có hình bóng anh. Tình yêu của tôi từ thưở con nít đến trưởng thành chưa khi nào có tên hạnh phúc, chỉ là một chuỗi kiêu kỳ, bị lụy cho đến trọn khổ đau.
Tôi yêu anh.
Anh nổi tiếng, anh tài giỏi nhưng anh vô lý quá. Anh bảo không muốn yêu vì fan, cũng chưa từng đọc thư tôi gửi, vậy mà những lần tôi dỗi hờn từ bỏ, anh lại dịu dàng xuất hiện trước mặt tôi. Tôi giận anh trao cho tôi lửa hy vọng, rồi lại dập tắt nhiều lần. Càng giận chính bản thân sao ngu muội và ủy mị, cứ bám víu thứ tình cảm ấy. Tôi không biết vì yêu hay vì hận, ngay lúc ấy chỉ nghĩ được rằng: “Anh thích chơi trò mèo vờn chuột, tôi nhất định sẽ chơi đến cùng.”
Rồi một ngày tôi nhận ra, tôi cứ luôn ghét cay ghét đắng cái người mà yêu tôi mù quáng, chỉ bởi vì tôi không yêu người ấy. Vậy có lẽ anh cũng căm ghét tôi nhường ấy, cũng là vì anh chẳng một chút yêu tôi.
Bảy năm tôi yêu đơn phương anh, yêu chân thành tha thiết. Tình yêu bồi đắp mang theo cả niềm hy vọng lớn lao, hy vọng có ít nhất một lần anh quay đầu lại, để tôi tìm thấy điểm tựa mà có thể tiếp tục mong chờ. Rút cuộc đời không phải là phim, tình cảm của tôi chỉ mình tôi ôm ấp rồi ảo tưởng, anh cứ thế xa dần. Ngần ấy thời gian, ngần ấy tuổi xuân, tôi ngụp lặn trong vết trượt dài mang tên đơn phương vô vị. Từ đâu đến cuối, là tôi tự vờn mình.
Có phải như quy luật nhân quả, nếu tôi cứ nhắm mắt cho qua, không ruồng bỏ người kia nữa, để nhận được chút gì gọi là thương hại từ anh.
Video đang HOT
Tôi lại đợi và chờ…
Anh từng kể cho tôi một câu chuyện cổ tích: “Ngày xưa, có người lính canh gác trước cổng một lâu đài hoa lệ đem lòng yêu mến cô công chúa xinh đẹp của lâu đài ấy. Chàng ngày đêm nghĩ cách để tiếp cận công chúa, cuối cùng cũng có thể gặp nàng. Công chúa nghe xong lời tỏ tình, chỉ lạnh nhạt nói: “Nếu chàng có thể đứng dưới cửa sổ phòng ta liên tục 100 đêm, ta sẽ chấp nhận chàng”.
Người lính canh lập tức làm theo, dù mưa giông, gió rét hay bão tuyết, chàng vẫn kiên cường đứng đấy. Đến ngày thứ 99, thân hình chàng đã tiều tụy xác xơ. Đêm hôm ấy, ngay sau khi công chúa mở cửa quan sát chàng, chàng liền quay người bỏ đi không nhìn lại.”
Trước nay tôi vẫn luôn hỏi anh, tại sao anh ta không chờ đợi một đêm còn lại để đến với tình yêu mình đã trông ngóng 99 ngày, có phải anh ta bị bệnh ngu ngốc hay không . Rút cuộc anh ta nghĩ gì, có lẽ tôi đã hiểu. Cô gái như tôi đã đợi anh rất nhiều lần 99 ngày, giờ cũng nên ra đi rồi.
Tôi đi…
Có một đoạn đau buồn trong cuộc sống, gọi là chia ly. Đoạn ấy cứ chợt đến, chợt đi, không định kỳ, cũng chẳng hề báo trước. Chủ quan, khách quan đều đôi chút làm con người ta mệt mỏi. Đó là lý do nhiều người chọn cô đơn. Cái cô đơn tôi chọn, rõ là quyền của tôi, vậy mà anh lại giành phần ấy. Anh giỏi nhất là làm tôi bị động, làm tôi sững sờ, ra đi theo cách ông trời sắp đặt, không cho tôi nổi một giây để chuẩn bị tinh thần.
Anh đi…
Tôi thích Ploy, nhưng không thích cuốn sách mang tên “Trái đất tròn, không gì là không thể” của chị. Làm sao có thể đây khi tôi cách anh là một màn thế giới.
Nếu như có một ngày mặt trời mặt trời mọc đằng tây – lặn đằng đông, tôi sẽ bất chấp hết quy luật tự nhiên hay lễ giáo thường tình, để cướp anh trở về… hoặc chạy đến bên anh.
Dù hiện tại vẫn luôn thấy nụ cười ở môi anh, nhưng sao nó lại cứ nhắc tôi nhớ đến nỗi bi thương của anh ngày trước. Ước gì có kỳ tích xảy ra, để tôi được gặp anh dù chỉ một lần, hỏi anh rằng :” anh có đau chỗ nào không, nếu có, đã lành lạn hẳn chưa”. Còn tôi, con tim đã chết rồi .
Anh đi để mặc tôi bơ vơ ở lại, chết chìm trong những bài hát anh dành tặng. Để ngàn lần tôi tự thì thầm hỏi: cớ sao anh lại là người nổi tiếng, cớ sao ngày ấy anh không cho tôi một câu nói rạch ròi.
Anh cũng yêu tôi…
Người ta thường nói cuộc sống ta đi là đường đời, nhưng mà con đường ấy rõ ràng khác lạ, quá dài, quá mờ ảo và không nhìn thấy hết. Giá như tôi có thể chọn nơi mình đặt chân trên đường đời như bao con đường khác, có lẽ mọi thứ sẽ dễ dàng.
Tôi sẽ quên anh.
Theo Blogtamsu
Indonesia điều tra âm mưu phá hoại bằng gạo giả
Nỗi sợ hãi gạo giả Trung Quốc trộn với gạo thật đã lan khắp Indonesia đến nỗi Tổng thống Joko Widodo phải lên tiếng kêu gọi mọi người bình tĩnh.Cảnh sát cũng nhận lệnh phải điều tra theo hướng đây có thể là âm mưu phá hoại, báo Indonesia The Jakarta Post hôm qua đưa tin.
Nỗi sợ hãi bắt nguồn từ những báo cáo nói rằng, gạo giả được phát hiện trong cháo của một người bán tên là Dewi Septiani ở khu chợ tại thành phố Bekasi, tỉnh Tây Java.
Người bán hàng ở Bekasi nói với các phóng viên địa phương rằng, loại gạo mà chị dùng để nấu cháo bán "rõ ràng khác thường và mùi vị cũng khác. Nó không giống gạo tự nhiên".
Chị này và nhiều khách hàng bị đau bụng và chóng mặt sau khi ăn. Trong một vụ việc khác ở thành phố Medan, tỉnh Bắc Sumatra, một cô bé bị ốm sau khi được cho là ăn cơm nấu từ gạo giả có thành phần nhựa.
Kiểm tra trong phòng thí nghiệm (do Cty PT thuộc sở hữu nhà nước thực hiện) xác nhận mẫu gạo ở Bekasi chứa nhựa PVC - loại thường được dùng để sản xuất ống nước, và hóa chất làm mềm nhựa thường dùng cho các công cụ thủy lực và tụ điện.
Các chuyên gia cho biết, ăn phải những hóa chất này có thể gây bệnh về thận, phổi, gan và ung thư. Cảnh sát đang chờ kết quả xét nghiệm chính thức trước khi tiếp tục điều tra. Bộ Thương mại Indonesia sẽ đưa ra các biện pháp thắt chặt kiểm soát gạo nhập khẩu và giám sát chặt chẽ các cơ sở dự trữ gạo.
"An ninh đã bị buông lỏng đôi chút", Bộ trưởng Thương mại RachmatGobel nói về những cáo buộc gạo nhiễm độc đến từ Trung Quốc và nhấn mạnh rằng, Indonesia vẫn chưa cấp giấy phép nhập khẩu gạo Trung Quốc trong năm nay.
Một dấu hiệu cho thấy tính cấp bách phải giải quyết vụ việc và trấn an nỗi lo sợ của người dân là ông Gobel hôm 25/5 tổ chức họp kín với cảnh sát.
Ông cho biết, chính phủ sẽ cố gắng tổ chức lại việc nhập khẩu gạo vào thị trường Indonesia nhằm dễ dàng tìm ra nguồn gạo "bẩn". Quốc hội Indonesia hôm 25/5 cũng thảo luận việc thành lập một nhóm đặc biệt để giám sát vấn đề này.
Bộ trưởng Nội vụ Tjahjo Kumolo còn đi xa hơn khi nói rằng, đây có thể là âm mưu phá hoại. "Kẻ phân phối gạo nhựa còn có động cơ chính trị.
Họ có thể đang âm mưu phản quốc hoặc phá hoại chính phủ", nhật báo Kompas dẫn lời ông Kumolo. Bộ Nội vụ đã gửi văn bản đến các thống đốc, thị trưởng và quan chức phụ trách lĩnh vực liên quan để nhắc nhở thận trọng và giám sát tình hình trên phạm vi cả nước.
Cảnh sát trưởng Badrodin Haiti nói rằng, bất kỳ ai bị phát hiện phân phối gạo nhiễm nhựa sẽ bị buộc tội. Trước đó, Bộ trưởng Gobel nói rằng, ông đã bày tỏ quan ngại với Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Wang Shouwen trong cuộc gặp hôm Chủ nhật vừa qua tại cuộc gặp bên lề hội nghị APEC.
Ông Wang hứa rằng, Trung Quốc sẽ giúp Indonesia giải quyết vụ việc, đồng thời cho biết chỉ có một doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc có giấy phép xuất khẩu gạo sang Indonesia, nêu việc kiểm tra có thể sẽ không phức tạp.
Gạo là loại ngũ cốc được sử dụng phổ biến ở Indonesia, với mức tiêu thụ trung bình 140kg/người mỗi năm, và nước này cũng là nhà nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới.
Thông tin gạo nhiễm độc nhanh chóng gây ra nỗi sợ hãi khắp xứ vạn đảo. Dù Tổng thống Joko đề ra mục tiêu tự cung tự cấp gạo, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này vẫn không thể sản xuất đủ gạo cho 250 triệu dân, nên vẫn phải nhập khẩu.
Theo tienphong.vn
Những "nỗi sợ" chiến lược của Trung Quốc Biết những nỗi sợ hãi và quan ngại của quân đội Trung Quốc có thể cung cấp những cái nhìn về kế hoạch quân sự của Bắc Kinh, trong khi giúp cho các nhà hoạch định chính sách của Mỹ có thể tiếp cận được những lựa chọn chiến lược thành công nhất. Theo Michael Pillsbury - một học giả cao cấp tại...