Có những biện pháp chống dịch ‘đặc biệt’ ở nơi dịch bệnh lây nhiễm sâu
Với những khu vực dịch bệnh nhiễm sâu, cần có biện pháp chống dịch “đặc biệt” như tập trung kiểm soát nguồn lây để kéo giảm số ca mắc mới, giảm nhanh số ca tử vong, đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc xin phòng COVID-19.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp về công tác phòng chống dịch trong tình hình mới – Ảnh: VGP
Chiều 9-9, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, phó trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, chủ trì cuộc làm việc với lãnh đạo Bộ Y tế, Bộ Khoa học và công nghệ, các nhà khoa học, chuyên gia… để bàn về các biện pháp chống dịch trong tình hình mới, phù hợp với diễn biến trong nước.
Kiểm soát chặt nguồn lây, giảm ca tử vong
Nhiều ý kiến nhận định, tình hình dịch bệnh trên toàn thế giới hiện đã có những diễn biến rất khác. Có những nước đã đạt tỉ lệ tiêm vắc xin phòng COVID-19 rất cao nhưng vẫn ghi nhận những đợt lây nhiễm mới với các ca tử vong tăng cao. Thực tế này cũng đặt ra cho các quốc gia chưa có nhiều vắc xin những khó khăn mới.
Tại Việt Nam, dịch bệnh đã nhiễm rất sâu và nặng, đặc biệt ở TP.HCM và một số địa phương lân cận như Bình Dương, Long An, Đồng Nai…. Các tỉnh thành khác dịch bệnh đang được kiểm soát.
Do đó, các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng cần có sự điều chỉnh về các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp với diễn biến trong nước. Cụ thể, với những tỉnh, thành phố kiểm soát dịch bệnh, ghi nhận ít ca mắc, các chuyên gia khuyến cáo vẫn tiếp tục tăng cường công tác phát hiện, cách ly F0, F1, truy vết F2, F3.
Đối với khu vực dịch bệnh lây nhiễm sâu như TP.HCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai… phải có những biện pháp chống dịch “đặc biệt” như tập trung kiểm soát nguồn lây để kéo giảm số ca mắc mới, giảm nhanh số ca tử vong, đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc xin phòng COVID-19.
Sau đó, các địa phương này dần nới lỏng hoạt động sản xuất, kinh doanh theo trạng thái bình thường mới như các nước phát triển đã tiêm vắc xin đạt miễn dịch cộng đồng. Bên ngoài các thành phố là vành đai an toàn, kiểm soát chặt người ra vào, không để dịch lây lan ra các địa phương khác.
Video đang HOT
Để quay lại trạng thái bình thường mới, các chuyên gia thống nhất cần tiếp tục đẩy mạnh việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho 100% đối tượng theo quy định của Bộ Y tế; đảm bảo hệ thống điều trị đầy đủ thuốc, oxy, các trang thiết bị cần thiết đề điều trị hiệu quả cho bệnh nhân COVID-19, giảm tối đa tỉ lệ tử vong. Tăng cường mọi hướng tiếp cận nguồn vắc xin, đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất trong nước để có vắc xin sớm nhất.
Chưa đủ vắc xin phải thực hiện giãn cách
Cùng với việc ưu tiên tiêm vắc xin cho lực lượng tuyến đầu, người già, người có bệnh nền để giảm số ca tử vong, cần phân bổ vắc xin cho những khu vực cần phải bảo vệ ngay trước mắt (như TP.HCM, Hà Nội, các tỉnh, thành phố có nhiều khu công nghiệp, chuỗi sản xuất, dịch vụ…) nhằm tạo miễn dịch cộng đồng sớm.
Các chuyên gia đặc biệt lưu ý cần đẩy nhanh việc xem xét triển khai tiêm vắc xin cho trẻ em; đồng thời, cập nhật và đưa vào điều trị sớm những loại thuốc điều trị COVID-19, kết hợp với các phương thuốc đông y để tăng cường thể trạng, sức khỏe người bệnh.
Có cơ chế tập hợp lực lượng, nhất là trong khâu thử nghiệm, cấp phép sử dụng, lưu hành. Trong bối cảnh chưa có đủ vắc xin, việc áp dụng giãn cách xã hội là biện pháp để chặt đứt chuỗi lây nhiễm virus SARS-CoV-2.
Việc thực hiện giãn cách xã hội phải làm nghiêm ngay từ đầu, thực chất, chuẩn bị kỹ lưỡng nhằm bảo đảm an sinh xã hội và chăm sóc y tế đầy đủ cho người dân, giữ gìn an ninh trật tự.
Đồng thời, các chuyên gia đề cập đến việc huy động y tế tư nhân tham gia điều trị, chăm sóc bệnh nhân COVID-19; cho rằng nên áp dụng tương tự việc chi trả cho y tế tư nhân như cơ sở điều trị công lập; những chi phí khác phải dựa trên nguyên tắc minh bạch và sự tự nguyện của người dân.
Phó thủ tướng: Vaccine về đến đâu, ưu tiên tối đa cho TP HCM
Chính phủ thống nhất ưu tiên dồn nguồn vaccine cho TP HCM, một phần tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An để khu vực này đạt miễn dịch cộng đồng sớm nhất.
Ngày 10/8, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam trả lời báo chí về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, sau các chuyến thị sát ở TP HCM và nhiều địa phương phía Nam.
Ông cho biết, để bảo đảm đủ vaccine tiêm cho 70% dân số trên 18 tuổi của TP HCM trong tháng 8 tới, Chính phủ đã bàn, mặc dù địa phương nào cũng mong có vaccine nhưng đều đồng tình nhường cho TP HCM, một phần Đồng Nai, Bình Dương, Long An "đang bị nhiễm rất nặng và sâu". Điều này thể hiện tinh thần tất cả hướng về TP HCM.
Bộ Y tế được giao làm đầu mối đàm phán, nhập khẩu vaccine. Việt Nam đã ký số lượng lớn vaccine, đủ tạo miễn dịch cộng đồng cho toàn bộ dân số, mỗi người tiêm đủ 2 mũi, "nhưng vấn đề vaccine về lúc nào, chúng ta không chủ động được".
Dự kiến đến cuối năm vaccine sẽ không thiếu, nhưng trong vài tuần tới, theo Bộ Y tế báo cáo, thì các lô vaccine đã được cam kết về rất ít. "Tinh thần là vaccine về đến đâu là ưu tiên tối đa cho TP HCM", ông Đam nói dẫn chứng, ngày 9/8, lô vaccine 590.000 liều Astra Zeneca về Việt Nam, Bộ Y tế đã phân bổ ngay cho TP HCM 530.000 liều.
Đến trưa 9/8, TP HCM đã được cấp gần 4,2 triệu liều vaccine; tiêm được 3,4 triệu liều.
Nêu quyết tâm kiểm soát bằng được dịch bệnh, Phó thủ tướng cho rằng, 19 tỉnh, thành phía Nam đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, có thể chia thành ba nhóm.
Nhóm một , các tỉnh vùng nam sông Hậu, Sóc Trăng, Bến Tre, Bình Phước quyết tâm khi kết thúc thời gian giãn cách xã hội sẽ kiểm soát tốt dịch bệnh quy mô từng tỉnh và cả khu vực. "Kiểm soát tốt không có nghĩa là không còn ca mắc mới, mà phải củng cố vững chắc vùng xanh (an toàn) trong từng tỉnh, dồn gọn các ổ dịch, khoanh nhiều lớp. Cả khu vực hình thành một vành đai xanh vững chắc", Phó thủ tướng nói và cho biết lãnh đạo các địa phương đều khẳng định nỗ lực hơn nữa trong 10 ngày tới.
Nhóm hai , một số tỉnh còn lại (trừ TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An), quy mô vùng đỏ lớn hơn, quyết tâm 20 ngày nữa kiểm soát tốt dịch bệnh, khoanh vùng nhiều lớp, nhiều vòng với các ổ dịch.
Nhóm ba , các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An cố gắng kiểm soát dịch vào cuối tháng 8; muộn nhất đến giữa tháng 9 cùng với TP HCM kiểm soát được dịch.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam. Ảnh: Đình Nam
Về chủ trương giãn cách xã hội tại 19 tỉnh, thành phía Nam , Phó thủ tướng cho biết cách đây một tháng, khi vào TP HCM, trước diễn biến dịch phức tạp, ông đã hình thành chiến lược khoanh vùng thành phố đồng bộ với các địa phương khác để dịch bệnh không lây lan. Ông phân tích, cơ chế kiểm soát giống nhau sẽ tạo thuận lợi cho các tỉnh. Khi hình thành được các vùng xanh (trong từng tỉnh và liên tỉnh), có thể thực hiện giao thương, đi lại thuận lợi trong nội tỉnh, nội vùng.
"Tôi đã quyết định trình cấp có thẩm quyền để thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 ở TP HCM và ngay sau đó là đối với các tỉnh, thành phía Nam, dù nhiều nơi chưa cần thiết phải làm như vậy. Qua báo cáo của các tỉnh, đúng như dự liệu ban đầu, nếu không chủ trương này ngay, tình hình bây giờ đã vô cùng phức tạp", Phó thủ tướng cho biết.
Đến nay, 19 tỉnh, thành phía Nam vẫn đang áp dụng Chỉ thị 16 để phòng chống dịch bệnh. Trong đó TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai đã thực hiện từ 9/7; các tỉnh còn lại thực hiện từ 19/7.
Phó thủ tướng lưu ý, các địa phương cần đồng thời thực hiện hai mũi chống dịch là giữ chắc vùng xanh và dập dịch ở các vùng đỏ, vùng cam. Thời gian qua, nhiều địa phương chỉ tập trung dập dịch ở các điểm nóng mà không chú ý việc hình thành, nhân rộng vùng xanh. Vì vậy, những vùng an toàn ở nhiều nơi ngày càng bị thu hẹp. Tình trạng này cũng xảy ra tại TP HCM. Một tháng trước, thành phố có nhiều vùng an toàn, nhưng đến nay dần bị co lại. Thời gian gần đây, TP HCM và các tỉnh đã chủ ý hơn việc giữ vùng xanh. "Bây giờ, nơi nào còn xanh, chúng ta phải giữ cho chắc", Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Dù áp dụng Chỉ thị 16 đã 20 ngày, nhưng số ca bệnh tại các tỉnh phía Nam chưa giảm, một số nơi tiếp tục tăng. Theo Phó thủ tướng, nguyên nhân chính là do có nơi giãn cách chưa nghiêm giữa người với người, nhà với nhà. "Lãnh đạo địa phương phàn nàn, giãn cách xã hội nhưng vẫn còn hàng chục, thậm chí hàng trăm người dân tự phát, lọt qua chốt để về các tỉnh", ông Đam dẫn chứng và khẳng định, nếu làm nghiêm, sau hai tuần, sẽ có kết quả tương đối rõ rệt; sang tuần thứ ba, thứ tư sẽ kiểm soát tốt dịch bệnh.
Vì vậy, địa phương làm chặt thì thời gian giãn cách xã hội ngắn. Nơi nào làm lỏng, phải kéo dài giãn cách, gây thiệt hại kinh tế, "người dân rất mệt mỏi".
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam (phải) thăm chốt tự quản vùng xanh Quận 7, TP HCM, chiều 6/8. Ảnh: Đình Nam
Về điều trị , ông Đam nhấn mạnh cần tập trung lực lượng cứu chữa ngay từ khi người bệnh có triệu chứng nhẹ với phương châm "sớm hơn một bước, cao hơn một mức". Mục tiêu là giảm tỷ lệ người nhiễm bệnh có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ chuyển nặng hơn. Bộ Y tế đã có phác đồ điều trị ba tầng, nhưng địa phương phải sáng tạo tùy theo thực tế.
Chiến lược của Việt Nam hiện nay là ngăn chặn dịch, giảm số người nhiễm, tránh quá tải cho hệ thống y tế. Các tỉnh, thành phải cân đối thực hiện tốt mục tiêu kép.
Tuy nhiên, vì dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, Phó thủ tướng cho rằng không chỉ ở TP HCM, các tỉnh phía Nam mà trên quy mô toàn quốc "trong thời gian ngắn trước mắt, chúng ta nghiêng về phía chống dịch, bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân".
Tổng số ca nhiễm cộng đồng từ ngày 27/4 đến nay là 224.147, ghi nhận ở 62 tỉnh thành; trong đó tổng số ca nhiễm tại TP HCM 129.751.
Bình Dương: Chuỗi lây nhiễm phức tạp, mỗi ngày đều có F0 nguồn gốc TPHCM Đây là thực trạng được Bình Dương báo cáo lãnh đạo Chính phủ. Lãnh đạo tỉnh bày tỏ lo ngại khả năng cao Covid-19 bùng lên trong khu công nghiệp, nguy cơ lây nhiễm chéo tại khu cách ly. Những vấn đề đó được đề cập tại phiên họp trực tuyến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc...