Có những bí quyết này trong tay, cha mẹ tha hồ đưa con đi chơi Tết mà trẻ vẫn ăn ngon, ngủ ngoan
Đối với các cha mẹ có con nhỏ, có lẽ sẽ chẳng có cái Tết nào “dễ thở” bởi vào dịp này, trẻ sẽ dễ bị xáo trộn tất cả nề nếp sinh hoạt như bình thường.
Tết chắc hẳn là kỳ nghỉ mà trẻ em mong đợi nhất sau kì nghỉ hè. Ngoài việc được nghỉ học ra, trẻ còn được mặc quần áo mới, được đi chơi thỏa thích, được lì xì… Nhưng đối với các cha mẹ, có lẽ sẽ chẳng có cái Tết nào “dễ thở” bởi vào dịp này, trẻ sẽ bị xáo trộn tất cả mọi nếp sinh hoạt và trẻ nhỏ dễ bị kiệt sức khi ăn không đúng bữa, ngủ không đúng giờ.
Tuy nhiên, nếu cha mẹ bỏ túi các bí quyết sau thì đảm bảo Tết này cả nhà sẽ trải qua một cái Tết nhẹ nhàng, và con sẽ vẫn là đứa trẻ ăn ngoan, ngủ yên dù ngày nào cũng đi chơi Tết “quần quật”.
1. Ăn đúng giờ
Bố mẹ nên cố gắng cho con ăn đúng giờ vào các bữa chính (Ảnh minh họa).
Tất nhiên trong những ngày tết, thời gian ăn ngủ của trẻ chắc chắn sẽ bị rối tung lên, nhưng nếu cha mẹ vẫn cương quyết cho con ăn theo đúng giờ như hàng ngày thì sẽ đảm bảo được sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ. Ví dụ cho con ăn sáng xong rồi đi chúc Tết, đến trưa về cho con ăn và nghỉ ngơi, rồi chiều mới lại tiếp tục “hành quân” đi tiếp chẳng hạn. Làm như vậy, trẻ sẽ vẫn giữ được nếp ăn đúng giờ.
Ngoài việc cố gắng cho con ăn các bữa chính đúng giờ thì cha mẹ có thể mang theo một ít bánh flan, sữa hộp, sữa chua… để cho con ăn giữa cuộc dạo chơi hay thăm hỏi. Còn trong trường hợp cha mẹ ước chừng được là đến giờ ăn nhưng gia đình vẫn chưa về đến nhà thì có thể cho con ăn bột hoặc cháo tươi dinh dưỡng mang theo thay thế.
2. Cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu hóa
Bánh mứt, giò chả, bánh chưng… là các món ăn rất hấp dẫn đối với trẻ con, nhưng nó lại là những loại thực phẩm chứa nhiều mỡ, có độ ngọt và chất béo cao (Ảnh minh họa).
Đối với các em bé dưới 6 tháng tuổi: Cha mẹ nên duy trì cho con bú sữa đầy đủ theo nhu cầu của trẻ hoặc theo cữ như ngày bình thường. Đặc biệt trong những ngày này, các bé bú mẹ sẽ bỗng dưng lười bú hơn vì mùi vị sữa mẹ bị thay đổi bởi những món ăn ngày Tết giàu đạm, nhiều gia vị tẩm ướp mà mẹ ăn vào. Thế nên, mẹ lại càng phải chăm chỉ cho con bú hơn và nên hạn chế ăn những món nhiều dầu mỡ, tẩm ướp gia vị nhiều.
Đối với các bé lớn hơn: Tuy rằng trẻ đã có thể tham gia vào bữa ăn cùng với mọi người, nhưng cha mẹ vẫn nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của con. Bánh mứt, giò chả, bánh chưng… là các món ăn rất hấp dẫn đối với trẻ con, nhưng nó lại là những loại thực phẩm chứa nhiều mỡ, có độ ngọt và chất béo cao. Nó rất giàu năng lượng nên dễ gây ra tình trạng tăng cân ở trẻ, nhất là khi con lại là một đứa trẻ phàm ăn. Do đó, cha mẹ nên hạn chế cho bé ăn bánh kẹo khi đi chúc Tết, thay vào đó, cha mẹ hãy nấu súp, bún, miến để con ăn cho dễ tiêu hóa hơn.
3. Cho trẻ uống nước, ăn trái cây nhiều
Video đang HOT
Đi chơi nhiều, hoạt động nhiều trong ngày Tết nên cơ thể của trẻ cần được bổ sung nước thường xuyên. Cha mẹ không nên cho con uống quá nhiều các loại nước ngọt. Vài lát hoa quả tươi hoặc một cốc nước ép trái cây sẽ làm thực đơn ngày Tết của trẻ phong phú hơn mà vẫn tốt cho sức khỏe.
4. Ngủ đủ giấc và đi ngủ sớm vào buổi tối
Thông thường, trẻ dưới 1 tuổi cần phải được ngủ từ 14 – 16 giờ mỗi ngày, trẻ từ 1 – 3 tuổi cần ngủ từ 11 đến 14 giờ/ngày, còn trẻ từ 3 – 5 tuổi thì một ngày cần ngủ từ 10 giờ đến 13 giờ. Do vậy, dù có xếp lịch đi chơi hay bận rộn đi chúc Tết đến đâu đi chăng nữa thì cha mẹ vẫn nên đảm bảo con được ngủ đủ giấc. Ngủ đủ giấc giúp cho trẻ có đủ sức khỏe, không bị ốm trong những ngày Tết vừa phải di chuyển nhiều, vừa bị xáo trộn lịch sinh hoạt.
Để con có thể thoải mái ngủ ngon trong một môi trường lạ như khách sạn hoặc nhà người thân thì cha mẹ nên mang theo cho con gối, chăn hoặc thú nhồi bông yêu thích hay máy tạo tiếng ồn cho con. Tuy rằng cha mẹ không cần phải quá lo lắng vì con bỏ một vài giấc ngủ trưa, nhưng không vì thế mà cha mẹ cho phép con không ngủ trưa trong suốt những ngày Tết. Điều này sẽ khiến trẻ mệt mỏi và quấy khóc liên tục.
Trong trường hợp con không chịu ngủ vì lạ chỗ thì mẹ hãy cùng con nằm nghỉ ngơi với nhau một chút. Có thể là trẻ sẽ không ngủ đâu nhưng việc làm này là cần thiết vì nó giúp trẻ phục hồi lại năng lượng.
Và cho dù trẻ có ham vui đến cỡ nào thì đi nữa thì buổi tối cha mẹ vẫn nên cho con đi ngủ sớm, trễ nhất là vào lúc 10 giờ đêm.
Theo helino
Hai bộ phận trên cơ thể trẻ càng chạm nhiều bé sẽ càng thông minh, cha mẹ nên lưu ý nhé!
Nghe có vẻ lạ lùng, nhưng đây là 2 bộ phận trên cơ thể trẻ mà cha mẹ chạm vào nhiều sẽ kích thích trí thông minh của bé.
Con cái thông minh, khỏe mạnh là ước muốn của nhiều cha mẹ. Ngoài di truyền, yếu tố thông minh của trẻ còn dựa vào nhiều khía cạnh khác. Bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho các con, cha mẹ có thể kích thích trí thông minh của trẻ bằng cách chạm vào 2 bộ phận dưới đây.
1. Bàn tay
Bàn tay là cơ quan chính giúp bé cảm nhận mọi sự vật xung quanh, đồng thời cũng là một trong những cơ quan xúc giác quen thuộc của trẻ nhỏ. Bàn tay của trẻ tiếp xúc với nhiều sự vật, hiện tượng, sau đó truyền lên não bộ để nhận thức mọi thứ xung quanh.
Những ngón tay của bé được động chạm có thể kích thích não bộ tiếp nhận và xử lý thông tin đối ngoại. Do đó, những ngón tay của bé càng linh hoạt càng có nhiều liên kết với thần kinh vỏ não, giúp thúc đẩy sự phát triển của các tế bào não, giúp trẻ thông minh hơn.
Với bàn tay của trẻ, cha mẹ có thể:
Mát xa tay:
- Cha mẹ nên nhàng xoa bóp, để bé tự động mở lòng bàn tay. Sau đó, từ điểm giao giữa ngón tay và bàn tay, vuốt nhẹ đến móng tay. Thực hiện 10 lần với từng ngón tay, để tăng cường sự linh hoạt các ngón tay của trẻ. Hoặc bạn cũng mở bàn tay bé ra và vẽ những vòng tròn trên lòng bàn tay đồng thời di chuyển dần về phía các đầu ngón tay. Vuốt nhẹ nhàng bàn tay bé.
- Cha mẹ chú ý tránh làm trẻ giật mình và không để móng tay quá dài, nhọn. Chú ý tháo bỏ nhẫn, vòng để tránh làm da trẻ bị tổn thương khi mát xa.
2. Bàn chân
Chân của em bé được bao phủ những dây thần kinh có liên quan đến các bộ phận khác trên cơ thể. Chạm thường xuyên vào bàn chân của bé có thể thúc đẩy và kích hoạt chức năng dẫn truyền thần kinh, thúc đẩy sự phát triển của bé.
Với bàn chân của trẻ, cha mẹ có thể:
Mát xa chân:
- Bố mẹ hãy bắt đầu mát xa cho trẻ từ bàn chân cho đến lòng bàn chân và ngón chân, hãy xoa nắn thật nhẹ nhàng. Làm ấm tay bằng cách chà xát hai tay trước khi mát xa cho bé.
- Dùng ngón tay cái của bạn xoay thành từng vòng tròn trong lòng bàn chân bé, đi từ gót chân lên đến ngón chân. Sau đó, ôm trọn bàn chân của bé và vuốt nhẹ nhàng theo chiều từ gót đến ngón chân.
- Cha mẹ lưu ý tuyệt đối không kéo các ngón chân của bé như kiểu mát xa chân của người lớn mà hãy xoa nhẹ trên đỉnh từng ngón chân. Điều này sẽ giúp kích thích các đầu dây thần kinh phát triển.
Cho trẻ đi chân trần:
Đi chân trần có thể kích thích các đầu dây thần kinh nhạy cảm ở bàn chân bé và hiệu quả trong việc thúc đẩy sự phát triển trí thông minh. Ngoài ra đi chân trần còn có thể kích thích nhu động ruột của bé, cải thiện khả năng tiêu hóa, giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh hơn.
Một số cách khác để kích thích trí thông minh của trẻ cha mẹ có thể tham khảo:
Trò chuyện với con
Số lượng từ trẻ nghe được trước 3 tuổi càng nhiều thì IQ càng cao (Ảnh minh họa).
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng số lượng từ mà trẻ em nghe được từ cha mẹ trước 3 tuổi càng nhiều thì IQ càng cao. Hãy trò chuyện với con về những gì bạn đang làm, những gì bạn đang nghĩ và đang thấy.
Hạn chế cho con xem tivi
Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ trẻ em không nên tiếp xúc với màn hình máy tính, tivi trước 18 tháng tuổi. Rosette Yson-Zaragoza, một bác sĩ nhi khoa tại Hiệp hội Nhi khoa Southern Orange County (Mỹ) cho biết: "Cho trẻ tiếp xúc với màn hình quá sớm có thể gây hại cho sự phát triển ngôn ngữ của em bé. Sau 18 tháng tuổi, nếu trẻ muốn xem những chương trình trực tuyến, cha mẹ hãy ngồi xem cùng con cái và trò chuyện với trẻ về những gì chúng đang xem".
Cho trẻ được lựa chọn
Ngay cả một em bé 3 đến 5 tháng tuổi cũng bắt đầu biết lựa chọn và bày tỏ sự yêu thích của mình. Cha mẹ hãy cho con xem hai cuốn sách hoặc hai món đồ chơi và xem bé bị thu hút bởi món đồ nào hơn?
Đọc sách
Đọc sách cho trẻ từ sớm sẽ đặt nền móng cho sự phát triển kỹ năng ngôn ngữ của bé sau này (Ảnh minh họa).
Theo bà Linda Clinard, tác giả của cuốn sách Family Time Reading Fun (tạm dịch: "Cả nhà cùng đọc sách") cho biết: "Không bao giờ là quá sớm để đọc sách cho con nghe". Đọc sách cho bé lúc còn chưa biết chữ sẽ đặt nền móng cho sự phát triển kỹ năng ngôn ngữ của bé sau này.
Cho trẻ được nghỉ ngơi
Cha mẹ hãy theo dõi trẻ và để ý nếu bé có các dấu hiệu bị kích thích quá mức. Cho trẻ thời gian nằm nghỉ ngơi và không bật nhạc hoặc đèn sáng để bé có thể thư giãn hoặc chơi đùa.
Theo Helino
Ánh mắt thơ ngây của những đứa trẻ đón Tết trong bệnh viện, hỏi mẹ "khi nào về" khiến người lớn không khỏi xót xa Trong khi bạn bè đồng trang lứa đã rục rịch được cha mẹ đưa đi sắm đồ Tết cũng như chuẩn bị kẹo mứt chờ đến ngày đón giao thừa, những đứa trẻ này phải chống chọi bệnh tật với kim tiêm và chiếc đầu trọc lóc trong viện. Những ngày cuối tháng Chạp, có lẽ bệnh viện (BV) là nơi có không...