‘Có những bài báo đánh thẳng vào mặt hàng tiêu dùng’
Còn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong nước, vi phạm xuất xứ hàng hóa, ảnh hưởng đến doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện cuộc vận động (CVĐ) “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được UB Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức vào ngày 2-8. Tại hội nghị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng đã có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng.
Sau khi điểm qua thành tích của CVĐ trong 10 năm qua, ông Trần Quốc Vượng nói: “Bộ Chính trị, Ban Bí thư ghi nhận, đánh giá cao Ban chỉ đạo Trung ương CVĐ, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và đoàn thể các cấp đã tích cực, chủ động quán triệt, triển khai thực hiện có kết quả thiết thực CVĐ”.
Ngoài ông Trần Quốc Vượng, Hội nghị tổng kết 10 năm CVĐ còn có Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh tham dự
Tuy vậy, ông Trần Quốc Vượng cho rằng: “Có một điều đáng buồn là vai trò của cấp ủy, chính quyền các cấp trong CVĐ này ngày càng giảm.” Việc triển khai CVĐ này còn nhiều khó khăn cũng do các cấp chưa tích cực tham gia chỉ đạo.
Ông Vượng cũng nói vai trò của các hiệp hội trong CVĐ chưa cao, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chưa thực sự hưởng ứng, nội dung hình thức tuyên truyền chưa đủ, chưa nhiều.
Video đang HOT
“Quảng cáo hàng Việt trên báo chí chưa bảo đảm định hướng, gương điển hình trong việc thực hiện CVĐ chưa được lan tỏa. Cá biệt có những bài báo đánh thẳng vào những mặt hàng của người tiêu dùng, như vậy là không được. Chúng ta phải trân trọng hàng Việt, nhất là các mặt hàng truyền thống. Tôi nghĩ các cơ quan báo chí cũng cần lưu ý đối với phóng viên vấn đề này”, ông Vượng lưu ý.
Ông Trần Quốc Vượng nói các cơ quan báo chí phải hết sức lưu ý phóng viên về việc viết các bài báo đánh thẳng vào hàng tiêu dùng
Sau khi đề cập đến công tác quản lý nhà nước, ông Trần Quốc Vượng cho rằng: “Một số mặt hàng Việt Nam chưa thu hút người tiêu dùng, tình trạng hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng, không bảo đảm an toàn diễn ra. Đây là điều rất nhức nhối, đánh vào uy tín hàng Việt, nền sản xuất của Việt Nam”.
Dù đồng tình với nhưng đánh giá của Ban chỉ đạo CVĐ, nhưng ông lưu ý phải đánh giá cả tác động của tình trạng nói trên đối với sức khỏe người dân, môi trường và sự phát triển bền vững. Ông cho rằng những vấn đề hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng, không bảo đảm an toàn… xảy ra là có trách nhiệm ở cơ sở.
Ông nhắc thêm: “Vừa rồi hàng mấy trăm người nước ngoài vào đánh bạc ở một thành phố, sau một thời gian dài chúng ta mới phát hiện. Thông qua việc này mới thấy có sơ hở, yếu kém. Bí thư, Chủ tịch, cấp ủy ở đây phải khắc phục vì tình trạng đó rất nguy hiểm. Quản lý từ cơ sở là bài học các cụ để lại.”
Trở lại vấn đề chính, ông Vượng cho rằng cơ chế bảo đảm cạnh tranh, sản xuất, quyền lợi người tiêu dùng chưa được bảo đảm. Còn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong nước, vi phạm xuất xứ hàng hóa, ảnh hưởng đến doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Tới đây, ông Vượng cho rằng: “Người tiêu dùng sẽ có những yêu cầu cao hơn với hàng Việt. Vì thế, CVĐ cần triển khai mạnh mẽ, sáng tạo hơn nữa, không để CVĐ chỉ là phong trào mà còn phải trở thành động lực thúc đẩy sản xuất theo cơ chế thị trường.”
Trước đó, trong phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch UB Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn cũng nhấn mạnh: “Công tác đấu tranh, chống hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng, có lúc, có nơi chưa kiên quyết, triệt để.
Chủ tịch UB Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn nói vẫn còn tình trạng giả xuất xứhàng Việt Nam để trục lợi
Thậm chí có doanh nghiệp đã lợi dụng uy tín hàng Việt Nam, dán mác hàng Việt Nam trên hàng hóa có xuất xứ nước ngoài để tiêu thụ, trục lợi”.
Ông Trần Thanh Mẫn nhận định nhiều doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm, kỹ năng bán hàng, chăm sóc khách hàng; chưa mạnh dạn ứng dụng khoa học công nghệ tiến tiến, chưa dành nguồn lực thích đáng cho quảng bá hàng hóa, dịch vụ.
“Việc đánh giá kết quả thực hiện Cuộc vận động có lúc, có nơi chưa thật sự đầy đủ, thực chất, khách quan”, ông Mẫn nhận xét.
Theo PLO
Măt trận Tổ quốc các cấp tỉnh Đắk Lắk: Hướng về cơ sở, cộng đồng dân cư
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đắk Lắk trong những năm qua luôn thực sự là trung tâm đoàn kết, tập hợp mọi lực lượng xã hội, là nơi để mọi người dân bày tỏ tâm tư, nguyện vọng;cùng chung sức xây dựng quê hương, đất nước.
Chăm lo đời sống hộ chính sách, hộ nghèo luôn là sự quan tâm của MTTQ tỉnh Đắk Lắk.
Những năm qua, Đắk Lắk tiếp tục đạt được thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực theo hướng phát triển nhanh và bền vững. Đời sống của các tầng lớp nhân dân ngày càng được cải thiện, hệ thống chính trị và khối Đại đoàn kết toàn dân tộc không ngừng được củng cố và tăng cường. Kinh tế tăng trưởng năm sau luôn cao hơn năm trước; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,8%/năm; thu nhập bình quân đầu người đạt 40 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2018 của tỉnh giảm còn 12,86%; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm 4,2%.
Để có được những kết quả đó, có sự đóng góp quan trọng của MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh. Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh đã bám sát nhiệm vụ chính trị ở địa phương, giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền ngày càng trong sạch vững mạnh, thực sự là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với nhân dân; động viên các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở với phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Thông qua các hoạt động của Mặt trận, các đợt tiếp xúc cử tri, Mặt trận đã tổng hợp báo cáo đầy đủ về tình hình nhân dân; tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri để phản ảnh với Đảng và Nhà nước. Những ý kiến, kiến nghị của cử tri đã được Nhà nước, các cơ quan chức năng quan tâm giải quyết kịp thời.
Công tác xây dựng, củng cố về tổ chức và đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận các cấp ngày càng được chú trọng và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm. 100% đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác Mặt trận đều được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và ngày càng được trẻ hóa. Chế độ, chính sách của đội ngũ cán bộ Mặt trận được quan tâm hơn. Hoạt động của Mặt trận đã chú ý đến tính thiết thực, hiệu quả, mọi hoạt động đều hướng về cơ sở, hướng về cộng đồng dân cư và từng gia đình.
Trong thời gian qua, MTTQ cùng với các tổ chức thành viên tích cực vận động nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động như: Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Công tác vận động xây dựng Quỹ "Vì người nghèo" tiếp tục được Ban vận động, Ủy ban MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên triển khai sâu rộng, nhận được sự đồng tình hưởng ứng, tham gia tích cực của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, các tầng lớp nhân dân trong toàn tỉnh.
Công tác tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, giám sát, phản biện xã hội được MTTQ các cấp quan tâm triển khai thực hiện, đạt được kết quả thiết thực. Hàng năm, Ủy ban MTTQ các cấp, các đoàn thể chính trị - xã hội, Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng đã tổ chức hàng nghìn cuộc giám sát, nội dung giám sát liên quan đến các lĩnh vực, các vấn đề được đông đảo nhân dân, đoàn viên, hội viên quan tâm. Thông qua hoạt động giám sát đã góp phần vận động nhân dân phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; phản ánh, kiến nghị với Đảng, chính quyền xem xét giải quyết kịp thời tâm tư nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
Ông Ydec Hdơk -Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Mặt trận tỉnh Đắk Lắk cho biết, trong thời gian tới MTTQ các cấp tỉnh Đăk Lăk tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, đa dạng hóa hình thức tập hợp nhân dân, phát huy dân chủ, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực sự trở thành nơi để các tầng lớp nhân dân nâng cao nhận thức và trách nhiệm, tự giác tham gia các phong trào thi đua yêu nước, phát huy lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, đóng góp khả năng, trí tuệ của mình trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị vì mục tiêu xây dựng Đắk Lắk giầu đẹp, văn minh. Để Đắk Lắk luôn là một những đơn vị hàng đầu cấp tỉnh về vai trò tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân xây dựng đời sống văn hóa các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên.
Thùy Trang
Theo ĐĐK
Lần thứ 4 Thủ tướng ra "tối hậu thư" cho các trạm thu phí BOT Bình Phước Văn Phòng Chính phủ vừa có văn bản yêu cầu UBND tỉnh Bình Phước khẩn trương rà soát việc điều chỉnh mức phí BOT theo chỉ đạo của Thủ tướng. Theo đó, tại văn bản số 6442/VPCP-CN của Văn Phòng Chính phủ về việc truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về hiện trạng các trạm thu phí BOT...