Có nhiều sai phạm, hai hiệu trưởng bị điều về làm chuyên viên Sở Giáo dục
Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Giồng Ông Tố, Nguyễn Thị Diệu bị điều về Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh làm chuyên viên.
Ngày 30/1/2020, tại buổi sinh hoạt truyền thông kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, giao ban toàn thể cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh dịp đầu Xuân Canh Tý, ông Lê Hồng Sơn – Giám đốc Sở đã tặng hoa, chúc mừng 4 nhân sự mới về công tác tại cơ quan Sở từ đầu tháng 2.
Trong số này có bà Võ Thị Huyền – nguyên Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Giồng Ông Tố (quận 2), ông Đỗ Đình Đảo – nguyên Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Nguyễn Thị Diệu (quận 3) về làm chuyên viên hai phòng khác nhau.
Bà Huyền, ông Đảo (ngoài cùng, trái sang) trong buổi giới thiệu ở Sở Giáo dục và Đào tạo (ảnh: hcm.edu.vn)
Đây cũng là hai Hiệu trưởng bậc trung học phổ thông bị ghi nhận có nhiều sai phạm trong thời gian vừa qua.
Tại Trường Giồng Ông Tố, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức đoàn thanh tra, kết luận rằng, trong năm học 2016 – 2017, trong kỳ kiểm tra lại của học sinh khối 10, có một số em không đủ điều kiện lên lớp, nhưng năm học sau đó vẫn được lên lớp 11 học như bình thường.
Hiệu trưởng và bộ phận nhập điểm đã điều chỉnh điểm kiểm tra lại trong hè năm học đó từ rớt thành đậu.
Video đang HOT
Trong số 12 bài kiểm tra lại có số điểm dưới 3,5, Hiệu trưởng đã phân công cho 2 giáo viên khác chấm lại.
Kết quả chấm: Lần 1 có 6 học sinh đạt trên 3,5 điểm và lần 2 thì có 12 bài đều trên 3,5 điểm.
Điểm đã được thay đổi, tăng từ 0,5 đến 1 điểm, đã dẫn đến việc thay đổi kết quả lên lớp của 6 học sinh khối 10.
Dù có thay đổi kết quả chấm điểm, nhưng nhà trường khi đó đã không tổ chức trao đổi, đối thoại giữa giáo viên chấm lần 1 và lần 2. Không có sự thống nhất, hội ý giữa hai cặp chấm kiểm tra lại môn Toán khối 10.
Theo cơ quan quản lý, việc này đã vi phạm vào các quy định về chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các hướng dẫn mà Sở Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra.
Tại Trường Nguyễn Thị Diệu, ông Đỗ Đình Đảo cũng đã bị Đoàn thanh tra của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra kết luận là có hàng loạt sai phạm, như: Tài chính thiếu công khai theo quy định, nhận học sinh chuyển trường đến không đủ thủ tục như quy định, đưa người không có chuyên môn sư phạm đứng lớp dạy học sinh…
Cả hai vị nguyên Hiệu trưởng này sau đó đều nhận các mức án kỷ luật nghiêm khắc từ Hội đồng kỷ luật của Sở.
Hiện cả hai trường Giồng Ông Tố, Nguyễn Thị Diệu đều đã có Hiệu trưởng mới.
Được biết, cho tới nay, đã có bốn Hiệu trưởng bậc trung học phổ thông bị kỷ luật (gồm cả hai trường hợp này), bị Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đưa về công tác tại các Phòng chuyên môn.
Phương Linh
Theo giaoduc.net.vn
TP.HCM: Hướng dẫn chương trình học kỳ 2 sau những thay đổi do dịch bệnh
Chiều 4.2, Sở GD-ĐT TP.HCM đã có văn bản gửi phòng GD-ĐT 24 quận huyện, hiệu trưởng các trường có nhiều cấp học về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh hoạt động giáo dục học kỳ 2 năm học 2019-2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp coronavirus.
Thời gian kiểm tra học kỳ 2 năm học 2019-2020 sẽ kéo dài từ ngày 20.4 đến 10.5.2020 - Ảnh minh hoạ
Sở GD-ĐT TP.HCM đề nghị lãnh đạo các đơn vị trường học chỉ đạo, hướng dẫn các tổ bộ môn, giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung chương trình học kỳ 2 năm học 2019-2020 phù hợp với khung thời gian dạy học thực tế. Kế hoạch thực hiện cần đảm bảo tính khoa học, đúng và đủ theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình phổ thông hiện hành.
Bên cạnh đó, các trường cần tổ chức các hoạt động đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, khuyến khích các hình thức, phương pháp dạy học nhằm tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu của người học.
Trong thời gian ảnh hưởng bởi dịch bệnh, các đơn vị hạn chế tổ chức các hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục có tập trung đông học sinh, có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Việc thực hiện dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin cần được xây dựng khoa học và quản lý chặt chẽ theo đúng quy định và lợi ích chung của người học. Xây dựng các phương án hợp lý cho tất cả đối tượng học sinh, đảm bảo mọi học sinh đều được tham gia học tập, đảm bảo tính công bằng, nhân văn trong giáo dục.
Lãnh đạo các cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm về nội dung, hình thức của các hoạt động dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin. Đối với học sinh nghỉ học, cách ly tại nhà do dịch bệnh, các đơn vị cần có phương án hỗ trợ, giúp học sinh đảm bảo kiến thức và kỹ năng cơ bản khi nhập học trở lại.
Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu nhà trường ra soát, bố trí sắp xếp thời lượng dạy học bổ sung các nội dung kiến thức, kỹ năng của thời gian nghỉ học do ảnh hưởng của dịch bệnh vào thời lượng dạy học của chương trình buổi 2 với thời lượng tương đương.
Riêng đối với các trường không tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, để đảm bảo đủ thời lượng dạy học của chương trình phổ thông, tùy theo tình hình thực tế của nhà trường, lãnh đạo nhà trường tổ chức rà soát, bố trí bổ sung thời lượng các môn học.
Theo dự kiến của Sở GD-ĐT TP.HCM thời gian các trường tổ chức kiểm tra học kỳ 2 năm học 2019-2020 sẽ kéo dài từ ngày 20.4 đến 10.5.2020.
Tuờng Anh
Theo motthegioi
Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM gửi công văn hỏa tốc chính thức cho học sinh nghỉ học thêm 1 tuần để phòng dịch corona Giám đốc Sở Giáo dục TP.HCM Lê Hồng Sơn vừa chính thức ký quyết định cho tất cả học sinh các cấp được nghỉ học 1 tuần để phòng, tránh dịch bệnh do virus corona gây ra. Chiều 2/2, UBND TP.HCM có quyết định cho tất cả học sinh các cấp được nghỉ học 1 tuần để phòng, tránh dịch bệnh do virus...