Có nhiều ‘hàng Việt’ không rõ… do ai sản xuất
Trong các chương trình này đã xuất hiện những mặt hàng chưa rõ có phải do DN trong nước sản xuất hay không, hay là hàng của DN nước ngoài sản xuất tại Việt Nam, hoặc liên doanh sản xuất.
Nhiều mặt hàng chưa rõ có phải là hàng Việt hay không nhưng lại được bán theo chương trình “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”. Đó là phản ánh của Ban chỉ đạo cuộc vận động “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của TP.HCM với đoàn kiểm tra trung ương về thực hiện cuộc vận động này tại TP.HCM ngày 29/10.
Ông Nguyễn Bách Phong, Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng TP.HCM cho biết, các chương trình bán hàng Việt trong chuỗi hoạt động của cuộc vận động đã thúc đẩy doanh số bán hàng của các doanh nghiệp (DN) trong nước.
Tuy nhiên, do tác động tích cực đến doanh số nên trong các chương trình này đã xuất hiện những mặt hàng chưa rõ có phải do DN trong nước sản xuất hay không, hay là hàng của DN nước ngoài sản xuất tại Việt Nam, hoặc liên doanh sản xuất. Cần làm rõ vấn đề này để tránh gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc vận động.
Ông Phong cũng cảnh báo, nhiều mô hình kinh doanh đa cấp, hay các kênh thương mại điện tử cũng đang lợi dụng chương trình “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” để bán những mặt hàng không đúng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín hàng Việt.
Cùng chung quan điểm, bà Võ Thị Dung, Phó bí thư Thành ủy, Trưởng ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” TP.HCM kiến nghị, ban chỉ đạo trung ương cần có hướng dẫn rõ ràng hơn về nhận diện hàng Việt để người tiêu dùng hiểu rõ thế nào là hàng Việt, giúp các DN TP.HCM xây dựng thương hiệu quốc gia, đồng thời cần giao cho cơ quan chức năng cụ thể công bố hàng hóa nào an toàn hay không an toàn.
Bà Dung cũng đề nghị trung ương cần tăng cường quản lý về thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về chất lượng hàng hóa, nói rõ đơn vị nào có đủ thẩm quyền kiểm tra và công bố chất lượng thông tin sản phẩm, tránh việc thông tin sai lệch như vụ việc nước mắm nhiễm asen vừa qua.
Theo báo cáo về kết quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của TP.HCM, tính đến tháng 10/2016, TP.HCM có 40 trung tâm thương mại, 187 siêu thị, 240 chợ truyền thống, gần 882 cửa hàng tiện lợi và 10.304 điểm bán hàng bình ổn giá, phủ rộng khắp các địa bàn, đặc biệt tại các khu vực vùng ven, ngoại thành và các khu chế xuất, khu công nghiệp phục vụ công nhân và người lao động.
Việc phát triển mạnh hệ thống phân phối đã tạo điều kiện cho DN sản xuất trong nước có cơ hội mở rộng thị trường, hàng Việt tại các hệ thống phân phối chiếm tỷ lệ cao (80 – 90%), người tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn, tiếp cận hàng hóa sản xuất trong nước.
Video đang HOT
Chương trình kết nối cung cầu hàng hóa giữa TP.HCM và các tỉnh thành tiếp tục tạo điều kiện cho DN có cơ hội tìm kiếm đối tác, hợp tác đầu tư, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường cho DN của TP.HCM và các tỉnh thành, tạo sự gắn kết chặt chẽ, phối hợp đồng bộ, xử lý kịp thời những biến động thị trường, góp phần tạo sự ổn định chung về mặt bằng giá cả hàng hóa.
Kể từ khi triển khai chương trình, các DN TP.HCM đã tham gia 132 hội chợ, triển lãm tổ chức tại các tỉnh, thành Đông và Tây Nam bộ; riêng TP.HCM đã tạo điều kiện, hỗ trợ DN các tỉnh, thành tham gia 989 hội chợ, triển lãm được tổ chức tại TP.HCM.
Qua chương trình bình ổn thị trường, TP.HCM đã tổ chức hơn 820 chuyến bán hàng lưu động, tập trung vào hai tháng trước tết Nguyên đán và tăng tần suất phục vụ vào các ngày cao điểm. Ngoài ra, riêng Sài Gòn Co.op còn thực hiện hơn 600 chuyến bán hàng lưu động để hỗ trợ 36 tỉnh, thành trên cả nước bình ổn thị trường, với tổng giá trị hàng hóa hơn 30 tỷ đồng.
(Theo Phụ Nữ)
Hàng nội khó qua "cửa ải" siêu thị
Các sản phẩm của doanh nghiệp (DN) trong nước đưa vào hệ thống siêu thị vẫn đang vướng những quy định, thủ tục khắc khe, đòi hỏi nhiều chi phí, chiết khấu cao, nhất là các siêu thị thuộc khối ngoại. Môi trường cạnh tranh lành mạnh là điều mà các DN nội mong mỏi trong lúc này.
Khi nói về những rào cản của hàng Việt hiện nay, bà Huỳnh Bảo Châu, Giám đốc marketing của công ty CP Cholimex Food, than thở rằng thị trường ngày càng dày đặc nhà phân phối ngoại hoặc hệ thống phân phối ngoại. Điều này làm nhiều DN Việt có nguy cơ bị đánh bật khỏi kênh phân phối hiện đại vì nhiều loại phí và mức chiết khấu đòi hỏi quá cao.
"Đá ngầm" hàng Việt
Thực ra, đây là tình hình khó khăn chung không những của Cholimex Food mà còn của các DN Việt Nam khác từ thực trạng thâu tóm ngành bán lẻ của khối ngoại.
Ông Nguyễn Ngọc Hoà, Phó Giám đốc Sở Công Thương Tp.HCM, cảnh báo nếu không nhận rõ tình hình và không có những giải pháp thích hợp, hiệu quả thì khả năng nước ngoài chiếm lĩnh hệ thống phân phối và thị trường nội địa là rất lớn. Các DN Việt, nhất là DN nhỏ và vừa sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cạnh tranh, tiêu thụ sản phẩm.
Những số liệu thống kê gần đây của giới chuyên gia cho thấy, trong kênh bán lẻ hiện đại (gồm hệ thống siêu thị, đại siêu thị, trung tâm thương mại...) ở Việt Nam, năm 2015, khối ngoại đã chiếm đến hơn 58% thị phần (doanh số đạt 45.500 tỷ đồng), khối nội chỉ còn chiếm hơn 41% (doanh số khoảng 32.000 tỷ đồng).
Nhưng đến năm 2020, tỷ lệ lúc đó được dự báo sẽ là 27,6% thị phần cho ngành bán lẻ hiện đại nội địa (doanh số khoảng 71.400 tỷ đồng) và 72,4% thị phần cho khối ngoại (đạt 187.000 tỷ đồng doanh thu).
Điều này cũng được đưa ra mổ xẻ trong buổi nhóm họp giữa Bộ Công Thương với các DN trong nước vào cuối tuần qua tại Tp.HCM, để bàn giải pháp kết nối hàng Việt và các kênh phân phối.
Theo bà Huỳnh Bảo Châu, sự đổ bộ của các DN phân phối nước ngoài sẽ kéo theo một loạt hàng hoá thương hiệu ngoại đến với người tiêu dùng Việt Nam. Đơn cử như Metro và BigC thì hàng Thái nhiều, với AEON thì hàng Nhật nhiều, còn với Lotte và Emart thì hàng hoá của Hàn Quốc sẽ chiếm phần lớn.
Hàng Việt có nguy cơ bị đánh bật khỏi kênh phân phối hiện đại vì nhiều loại phí và mức chiết khấu đòi hỏi quá cao
Trên thực tế, nhà phân phối có toàn quyền lựa chọn sản phẩm trưng bày trong không gian của mình. Vì thế, hàng Việt sẽ rất khó cạnh tranh trong việc trưng bày thu hút chú ý của người tiêu dùng cũng như tăng doanh số bán.
"Đơn cử, tại hệ thống siêu thị Metro đã cho thấy rõ điều này, khi lúc đầu mới thâm nhập vào Việt Nam thì họ còn ưu tiên dùng hàng Việt, nhưng càng về sau, hàng Việt dần bị loại bỏ và thay vào đó là sản phẩm của các nước khác như Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản", bà Châu chia sẻ.
Giới chuyên gia nhận định việc loại bỏ sản phẩm Việt được thực hiện xem ra rất hợp lý đối với khối ngoại nhưng rõ ràng là có sự cạnh tranh không lành mạnh, "đá đểu" với hàng Việt.
DN Việt sẽ phải trả hàng loạt các chi phí như trưng bày, phí mở mã hàng, phí thuê quầy kệ, quảng cáo hay thưởng doanh số... Mức chi phí này cũng được tăng rất tuỳ tiện theo từng năm.
Có vượt nổi "cửa ải"?
Nói như vị Giám đốc marketing của công ty CP Cholimex Food, để thực hiện các chương trình khuyến mãi hoặc mở các điểm bán mới, DN cung ứng hàng phải hỗ trợ chi phí khuyến mãi bằng cách giảm giá bán từ 15% đến 30% trong thời gian 10 - 30 ngày.
Ngoài ra, DN còn phải chi thêm những khoản chi phí không chính thức cho nhân viên siêu thị để hàng được đưa lên quầy kệ. Nếu không, hàng của DN nội sẽ bị nhét trong kho.
Đồng tình với những bức xúc này, đại diện của công ty CP Văn phòng phẩm Hồng Hà thừa nhận việc triển khai mở rộng hệ thống phân phối sâu rộng cũng như đưa hàng hoá thương hiệu của DN mình vào các kênh siêu thị lớn, siêu thị có vốn nước ngoài vẫn còn nhiều điểm chưa thuận lợi.
Những vướng mắc ở đây, theo công ty này, đó là thủ tục khắt khe, phía siêu thị chưa có những chính sách linh hoạt, hỗ trợ DN trong giao nhận hàng hoá. Chưa kể, khu vực trưng bày ở siêu thị còn hạn chế khiến DN gặp khó trong việc giới thiệu sản phẩm.
Nhưng điểm đáng nói, như phản ánh của công ty Hồng Hà và nhiều DN nội địa khác là một số siêu thị lớn luôn yêu cầu mức chiết khấu cao hoặc phải trả nhiều khoản chi phí khi DN đưa sản phẩm vào trưng bày. Và hiện tại, các hệ thống siêu thị chưa chú trọng nhiều đến chương trình truyền thông kêu gọi sử dụng hàng Việt.
Ông Ngô Minh Hải, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn TH, than phiền rằng việc cung ứng hàng trong siêu thị có những quy định, điều khoản khiến DN phải tính toán, cân nhắc rất nhiều để duy trì kênh phân phối quan trọng này.
Đơn cử như chi phí bán hàng cao (12% - 18%), mỗi năm các hệ thống siêu thị đều đề nghị tăng mức chiết khấu 0,5 - 2%. Chi phí kê khai sản phẩm mới hoặc chi phí thuê mướn tại hệ thống siêu thị đều cao. Có nhiều hệ thống siêu thị quy định thời hạn sản phẩm là 80%, dẫn tới nhà cung cấp bỏ qua nhiều cơ hội bán hàng.
Vị lãnh đạo của Tập đoàn TH đề xuất các siêu thị nên căn cứ tình hình kinh doanh của nhà cung cấp, đưa ra mức chiết khấu thương mại hợp lý, giảm thiểu khoảng cách giá bán giữa kênh siêu thị và kênh truyền thống.
Theo Thơi bao kinh doanh
Khốn đốn hàng Trung Quốc đội lốt, made in Việt Nam toàn hàng giả Quần áo thời trang Trung Quốc đội lốt nhãn hiệu thời trang Made in Vietnam, Hàng Việt Nam xuất khẩu... được bày bán tràn lan trên thị trường nguy cơ lũng đoạn, lấn át thị trường nội. Made in Vietnam,. Made in Vietnam, xuất khẩu Việt Nam... đều là hàng giả Mới đây, Công an tỉnh Đồng Nai đã phát hiện, bắt giữ...