Cổ nhân dạy: Sống ở đời chưa đủ 100 năm chớ tùy tiện phát xét người khác
Cố nhân dạy: Thọ chưa đủ trăm năm, đừng vội phán xét bất cứ ai. Sống ở đời, mỗi người một hoàn cảnh, vội vã buông lời dèm pha, đồng nghĩa đang hủy hoại một đời người.
1. Chưa đủ tầm để nhìn rõ hai mặt của vấn đề
Chuyện xưa kể lại, có một cặp vợ chồng nọ rất yêu thương nhau. Đến ngày kia người chồng lâm bệnh nặng. Hàng xóm liên tục xì xào, lên án người vợ sao không chịu chăm sóc chồng mà suốt ngày phấn son, quần là áo lụa. Nhưng họ không biết, người chồng vì không sống được lâu nữa, nên muốn ngắm nhìn vợ mình trong dung mạo xinh đẹp nhất.
Ảnh minh họa.
Con người có xu hướng, chỉ vừa nghe qua một câu chuyện, hay nhìn thoáng qua một sự việc đã đánh giá đó là toàn bộ sự thật. Với họ, quan điểm của mình là đúng, kinh nghiệm của mình là đủ, hoàn toàn có quyền áp đặt và phán xét người khác.
Nhưng đừng vội đánh giá ai khi bạn chưa biết họ tên là gì, hoàn cảnh của họ ra sao. Con người sống ở đời, ai cũng có nỗi khổ riêng. Người giàu có cũng có những chuyện đau đầu. Và người nghèo cũng có những niềm vui bình dị của chính họ.
Video đang HOT
2. Chưa đủ trí để đánh giá thấu đáo sự đời
Con người có xu hướng, mang suy nghĩ của bản thân áp đặt cho người khác. Họ cố chấp, bảo thủ, không chịu tiếp thu, học hỏi, phân tích các ý kiến tiến bộ khác. Thậm chí dù họ sai, vẫn tìm cách lấp liếm, đàn áp bảo vệ chân lý bản thân đến cùng.
Bạn thích ăn sầu riêng, nhưng người khác lại không chịu được mùi của nó, bạn đánh giá họ không biết hưởng thụ. Người đồng tính yêu nhau, bạn cho rằng họ bị tâm thần. Người giàu có thích mặc những bộ đồ bình dị, bạn khinh bỉ cho rằng họ bủn xỉn. Nhưng hãy nhớ rằng, thế giới rộng lớn, trí tuệ con người hạn hẹp, nếu không biết rõ, đừng vội đánh giá.
3. Chưa đủ tâm để thấu hiểu nhân thế
Có một câu chuyện thế này, có một gia đình nghèo sống ở làng quê nọ. Năm đó hạn hán, đói kém, nhà chẳng có gì ngoài cháo loãng. Đêm xuống, mẹ chồng không ngủ được, bèn trở mình thì thấy con dâu đang lúi húi trong nhà bếp ăn vụng thứ gì đó. Bà liền quở mắng sao cô bắt cả nhà kham khổ, còn mình lén lút hưởng thụ sơn hào hải vị. Bà nào biết rằng, nhà chẳng còn gì ngoài chút gạo cuối cùng. Người con dâu không nỡ ăn, dành hết cho mọi người, còn phần mình chịu ăn cám.
Con người ở đời phải trải qua hai việc: sinh và tử. Đã sinh, đã sống, ắt có nhiều điểm khác biệt. Bạn không sống cuộc đời của người khác, sao đủ hiểu để phán xét và lên án họ. Mỗi mảnh đời luôn có những điều khó nói, nỗi khổ tâm không thể giãi bày.
Nhưng, họ im lặng không có nghĩa họ đáng bị chỉ trích. Hãy tập thấu hiểu và bao dung cho người khác. Còn nếu không thể hãy im lặng, đừng dùng lời nói độc địa để cứa máu vào trái tim bất cứ ai, đồng thời ngẫm lại xem sự phán xét của mình đã đúng hay chưa.
Xuân Quỳnh
Theo Khỏe & Đẹp
Đàn ông sợ nhất nhầm nghề, đàn bà sợ nhất nhầm chồng
Đàn bà lấy nhầm chồng, tất cả ước mơ, mọi kỳ vọng đều biến thành bong bóng xà phòng. Nỗi khổ tâm này chẳng khác gì ngục tù, giam hãm người đàn bà cả đời trong sự bất hạnh.
Đàn ông quan trọng nhất sự nghiệp, đàn bà quan trọng nhất gia đình. Không có cái khổ nào của phụ nữ có thể so sánh với việc lấy nhầm chồng. Đi sai một bước trong hôn nhân, đàn bà chết cả cuộc đời. Gặp cảnh hôn nhân bất hạnh, đàn bà mất đi niềm vui sống, mất đi động lực trong công việc, ngồi giữa những chốn đông đúc ồn ào vẫn thấy bản thân cô đơn trơ trọi.
Đàn ông vợ đẹp con ngoan, vẫn thấy mình thất bại khi sự nghiệp không được như ý - Ảnh minh họa: Internet
Với đàn ông, sự nghiệp quan trọng hơn mọi thứ. Bởi sự nghiệp là thước đo đánh giá sự thành công, là bộ mặt, là cuộc đời, là mạng sống của đàn ông. Nhiều người không nói ra, nhưng thâm tâm vẫn luôn có sự so sánh, hơn thua với người đàn ông khác trong sự nghiệp. Đàn ông có vợ đẹp con ngoan vẫn chưa thấy thành công nếu như công việc của mình không được như ý.
Nỗi sợ hãi lớn nhất của đàn ông trong cuộc đời này chính là chọn sai nghề, đi sai hướng trong sự nghiệp. Điều này sẽ khiến đàn ông day dứt, khổ tâm, không phát huy được hết nhiệt huyết và khả năng của bản thân. Sự thất bại trong công việc đã khiến nhiều người đàn ông trở thành những con người khác hẳn. Mất ý chí, chìm đắm trong rưụ bia và suy nghĩ tiêu cực.
Đàn bà lấy nhầm chồng làm sao mà chọn lại? - Ảnh minh họa: Internet
Đàn ông sợ chọn sai nghề nhưng cái sai này vẫn còn có thể sửa chữa, khắc phục. Nhận ra mình sai, đàn ông vẫn còn có cơ hội làm lại, chọn một ngả đường khác để đi. Đàn ông còn bản lĩnh, còn ý chí là còn tất cả. Nhưng phụ nữ lấy nhầm chồng làm sao mà chọn lại? Nỗi khổ tâm khi biết mình chọn sai người bạn đời khiến đàn bà đau khổ hơn mọi thứ trên đời. Nghèo khó, nhan sắc tàn phai, nỗi khổ cơm áo gạo tiền vĩnh viễn không bao giờ bằng nỗi khổ tâm về cuộc hôn nhân bất hạnh.
Một người phụ nữ lấy sai người, dù thành công rực rỡ trong sự nghiệp thì tâm thức vẫn thấy mình cô đơn. Ngồi giữa những cuộc vui chơi, tiệc tùng vẫn không sưởi ấm được trái tim lạnh giá của họ. Ngồi đây nhưng biết chốc lát nữa thôi sẽ về với căn nhà lạnh lẽo, ở cạnh người chồng không chút yêu thương. Son phấn hay những lớp trang điểm sẽ không thể che được những nỗi buồn trên gương mặt người phụ nữ có cuộc hôn nhân khổ sở.
Nỗi khổ tâm lấy nhầm chồng như ngục tù, sẽ giam hãm đàn bà cả đời trong sự bất hạnh - Ảnh minh họa: Internet
Cả cuộc đời đàn bà dù là ai, dù cao sang hay nghèo khó vẫn chỉ mong có một gia đình để vun vén, có một người chồng tốt để san sẻ, có một mái nhà bình yên cho con lớn lên. Chọn sai người đàn ông của cuộc đời mình, tất cả mọi ước mơ, mọi kỳ vọng đều biến thành bong bóng xà phòng. Nỗi khổ tâm này chẳng khác gì ngục tù, giam hãm người đàn bà cả đời trong sự bất hạnh. Nỗi khổ của đàn ông sai nghề có thấm vào đâu so với nỗi khổ của những người đàn bà lấy nhầm chồng?
Nam Khuê
Theo phunusuckhoe.vn
Đàn bà trong lòng đổ nát mới đi ngoại tình Thứ đàn bà cần ở một người đàn ông không bao giờ là tiền bạc vật chất. Chị bị dẫn dắt bởi sự cô đơn, bị chồng đẩy ra xa bởi sự tệ bạc và chị trở thành người đàn bà ngoại tình. Trong khi đàn ông ngoại tình luôn sợ gia đình đổ vỡ, thì đàn bà trong lòng đổ nát mới...