Cổ nhân dạy: Con người lúc nghèo khó cần phải tránh xa 3 người
Lúc nghèo khó phải tránh xa 3 người là lời răn chân thành được đúc kết từ những vị cổ nhân, giúp chúng ta sống hạnh phúc bình an.
1. Người giậu đổ bìm leo, thừa cơ hãm hại người khác
Kiểu người này luôn mỉm cười trên nỗi đau của người khác, hả hê khi nghe ai đó gặp bất hạnh. Khi bạn giàu có, họ sẽ vây quanh nịnh hót. Đến khi bạn sa cơ lỡ vận, họ lập tức tránh xa, khinh thường, thậm chí vu oan giáng họa cho bạn. Vốn dĩ bản bản chất những người này đã là một tai họa.
khi bạn nghèo khó sẽ có thể nhìn thấu bộ mặt thật của họ, thì khi đổi đời đổi vận, càng phải tránh xa.
2. Người giả thân thiết với bạn
Video đang HOT
Khi bạn khó khăn, những người bình thường gần gũi bạn bỗng tự động xa lánh như sợ nhiễm bệnh dịch. Họ chẳng có nỗi khổ gì cả, chỉ là không muốn vì bạn mà rước họa vào thân mà thôi. Kiểu người này chỉ muốn cùng bạn hưởng phúc chứ chẳng muốn cùng chung hoạn nạn với bạn.
Vì vậy, nếu gặp phải kiểu người này thì tốt nhất hãy giữ khoảng cách thật xa, bằng không bạn sẽ mất đi sự tôn nghiêm của mình.
3. Người chế nhạo bạn
Miệng thốt ra những lời chế giễu đồng nghĩa với việc người ta đang coi thường bạn. Kiểu người này vốn cũng chẳng có tâm ý gì tốt đẹp gì với bạn. Nếu bạn gần gũi họ, thậm chí núi thấp mình để nhờ vả, không những chẳng được việc, mà còn chuốc thêm nhục nhã vào người
Cổ nhân dạy: “đói cho sạch, rách cho thơm”, con người sống trên đời có thể nghèo đói, khổ sở nhưng không được đánh mất lòng tự trọng. Vì vậy, đừng phí công nhọc sức nhờ vả những người này làm gì, thay vào đó hãy tự đứng trên đôi chân của mình.
Đừng cố sắm vai người tốt và cho người khác có cơ hội ức hiếp mình
Có một sự thật hiển nhiên là, nếu bạn quá hiền lành thì sẽ dễ bị người khác khinh thường, bắt nạt. Nhưng hãy nhớ rằng, bạn có thể không ức hiếp ai, nhưng đừng cho người khác có cơ hội ức hiếp mình.
Nếu như bạn luôn đóng vai một "người tốt", không từ chối bất cứ việc gì thì sẽ thế nào? Mà khi bạn từ chối người khác thì lại ra sao?
Đối với rất nhiều người mà nói, nói "Không" vốn là chuyện không hề dễ dàng. Một số cách giáo dục từ nhỏ đã dạy ta rằng, việc nói ra chữ "Không" dường như đã gây tổn thương không nhỏ cho người khác.
Chính vì thế mà đã hình thành nên "văn hóa người tốt" ăn sâu vào tiềm thức của rất nhiều người. Dù có rất nhiều cách để định nghĩ về "người tốt" nhưng rất nhiều người đồng ý rằng, người không bao giờ từ chối yêu cầu hay nhờ vả của người khác chính là "người tốt".
Bởi vì, chúng ta đã quen lấy lòng người khác, sống là để làm hài lòng mọi người, mà từ chối đồng nghĩa với tổn thương.
Người xưa dạy rằng: "Ngựa tốt sẽ bị người khác cưỡi, người tốt sẽ bị người khác phụ". Làm người tốt, sống lương thiện không phải là điều xấu, thế nhưng quá tốt thì lại là một thứ bệnh. Khám phá thêm: Có phải người lương thiện thường hay chịu thiệt?
Khi bạn quá dễ tính, người khác nói gì bạn cũng không ý kiến phản bác. Dần dà, lời nói của bạn chẳng hề được tôn trọng, khi bạn trở nên khó tình thì sẽ bị bếu xấu lập tức. Đó không phải là sắm vai người tốt, mà là biểu hiện của sự nhu nhược.
Bạn luôn giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, bạn làm hết cho họ, một vài lần người ta sẽ ghi nhớ ơn bạn. Nhưng nếu như bạn cứ giúp mãi thì chỉ khiến họ trở nên ỷ lại, đợi bạn đến làm giúp hết toàn bộ, một khi bạn không giúp nữa thì người ta sẽ sinh lòng oán thù và cho rằng bạn nhỏ nhen.
Như vậy thì tại sao bạn cứ phải cố sắm vai người tốt làm gì? Xem thêm: Lý do người tốt vẫn khổ có phải ông trời bất công?
Làm người đừng quá dễ tính, cũng đừng cố sắm vai người tốt, hãy làm một người khôn ngoan biết khi nào thì mình nên giúp nên nói nên làm để không tự biến bản thân thành kẻ đáng bị coi thường.
Hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi trả lời những yêu cầu trợ giúp của người khác, đừng ôm đồm những việc nằm ngoài tầm với của mình.
Vân Anh
Theo petrotimes.vn
Căn bệnh khó chữa nhất trên đời khiến tâm thân bất an, tuổi thọ giảm sút Bệnh từ tâm mà ra là có thật, thậm chí còn khó chữa hơn bệnh về thể xác. Buồn quá nhiều, lo quá nhiều, hận quá nhiều chẳng khác nào đang tự hành hạ, dày vò mình. 1. Bệnh từ tâm mà ra là có thật, thậm chí còn khó chữa hơn bệnh về thể xác. Buồn quá nhiều, lo quá nhiều, hận...