Cổ nhân dạy: 3 kiểu hàng xóm chớ dại kết thân kẻo rước phải “họa vô đơn chí”
“Anh em xa không bằng láng giềng gần”. Quan hệ hàng xóm láng giềng vốn vô cùng quan trọng, thế nhưng đừng dại kết thân với 3 kiểu người sau.
1. Người thích đâm bị thóc, chọc bị gạo
Người thích đi bị thóc, chóc bị gạo, chủ đề bàn tán của họ chủ yếu xoay quanh chuyện thiên hạ, nhà người ta. Nói chuyện thường ngày không nói làm gì, nhưng có những người hàng xóm, trước mặt người này là một chuyện, sau lưng họ lại là một phiên bản khác.
Trước mặt bạn, họ có thể nói những lời hay ý đẹp. Nhưng sau lưng lại nói xấu bạn đủ đường. Đây là kiểu hàng xóm hai mặt, vô cùng đáng sợ. Gặp kiểu hàng xóm thế này, chúng ta vẫn nên hạn chế tiếp xúc thì hơn, bằng không bạn rất dễ “gần mực thì đen”, bị ảnh hưởng xấu bởi họ.
2. Người không muốn giúp đỡ người khác
Video đang HOT
Cổ nhân dạy: “Anh em xa không bằng láng giềng gần”. Giữa hàng xóm với nhau, ai cũng có lúc này khó khăn bất trắc, nên giúp nhau lúc hoạn nạn vốn là chuyện đương nhiên. Thế nhưng cũng có vài người hàng xóm, khi họ có chuyện thì nhờ bạn. Thế nhưng khi gia đình bạn gặp chuyện, muốn nhờ họ giúp đỡ họ lại viện ra hàng tá lý do để từ chối, thậm chí còn xa lánh bạn.
Đối với kiểu hàng xóm này, chúng ta tốt nhất nên tránh không nên thân. Kẻo làm ơn sẽ chỉ nhận lại oán.
3. Người thích buôn chuyện
Nhiều người hàng xóm có thói quen ưa hóng chuyện thiên hạ, nếu không săm soi người khác họ sẽ ăn không ngon ngủ không yên. Mục đích của họ chỉ là ngồi lê đôi mách để lấy thông tin và rêu rao khắp chốn.
Những tin đồn thất thiệt, tam sao thất bản đều từ miệng họ mà ra. Để rồi chẳng mang lại ích lợi gì ngoài những ảnh hưởng tiêu cực tới nhận thức của bạn về mọi người xung quanh. Những người này chẳng có mục đích tốt đẹp gì, tốt nhất đừng nên tâm sự với họ quá nhiều.
Cơ hội cuối cùng cho một tình yêu
Hôm nay anh đưa hai mẹ con chị về lại ngôi nhà xưa, dù không cố tình làm rình rang, bà con hàng xóm vẫn lần lượt đến chúc mừng. Chắc anh không giấu được niềm vui nên đã báo họ.
Chị về đây được mấy năm, đã kịp vun lên tình làng nghĩa xóm thân thiết, ai cũng thương mẹ con chị. Nên khi nghe tin gia đình chị rạn nứt vì "tiểu tam", họ kéo đến định "đòi công bằng" cho chị.
Nhưng chị xua tay cười cái khậc rồi bảo sẽ ly hôn. Ai cũng nhìn chị ái ngại, biết bộ dạng ấy của chị nghĩa là đã chắc nịch, không thể lay chuyển được.
Từ ngày chị đưa đứa nhỏ 2 tuổi theo cùng, về quê ngoại, căn nhà ấy vắng tanh. Anh ở lại, không ai rõ anh ăn năn đến mức nào. Người ta chỉ thấy anh ít khi ra khỏi nhà, trừ những buổi bất đắc dĩ phải đi dạy. Gạo và đồ ăn, mắm muối anh cũng nhờ người ta xách đến tận cổng.
Cô "tiểu tam" có mấy lần mò đến bấm chuông inh ỏi nhưng chỉ đứng đợi ngoài cổng mãi không được thì đi về. Hàng xóm đồn hay anh bị oan, chứ có ai cặp bồ mà phũ với bồ như vậy. Có mấy người còn gọi điện cho chị, báo tình hình và khuyên nhủ "Hay là cho chồng mày cơ hội, chứ tao thấy nó hình như bị oan, bị con kia bỏ bùa mê thuốc lú một lần thôi".
Chị lại cười cái khậc, cái điệu người đầy bỉ bai, chua xót và cũng chắc nịch: "Chính mắt cháu nhìn thấy hai người họ ở với nhau còn trên đời này cháu chưa từng biết bùa mê là gì".
Sai lầm dù chỉ một lần thì vẫn là sai lầm, dù anh có ở trong trạng thái say xỉn thì cũng là lỗi tày đình của anh, tự đẩy mình vào hoàn cảnh dễ phạm lỗi. Ngày quyết định rời khỏi tổ ấm nhỏ, chị không suy nghĩ quá nhiều, không đau đầu sợ mất cha cho con, mất danh tiếng cho bố mẹ hay mất đi chỗ dựa kinh tế. Chị chỉ thấy rằng nếu tiếp tục ở cùng anh thì sẽ mang trái tim tổn thương. Một trái tim đầy vết cứa sẽ làm đau tất cả mọi người xung quanh mình.
Về quê ngoại, chị tìm lại một công việc khác, cố gắng bắt đầu một cuộc sống mới. Ngoài chuyện kiếm tiền, chăm con, chị rất chú trọng đến việc tự chữa lành vết thương lòng. Chị đã nghĩ đến rất nhiều cách: Trả thù anh, cấm anh không bao giờ được gặp lại con nữa hay hận anh suốt đời. Nhưng cuối cùng chị nhận ra rằng những cách đó chỉ khiến chị khắc cốt ghi tâm hình bóng anh, khiến chị đau khổ hơn. Cách tốt nhất là tha thứ và quên đi.
Vài năm trôi qua, anh chị đều vẫn lầm lũi một mình. Dù ở xa, anh vẫn đi lại thăm nom mấy mẹ con đều. Chị thấy mình đã đủ quên và vết sẹo ở tim không còn rỉ máu, bỗng muốn về lại với nhau.
Chị biết đây là cơ hội cuối cùng cho tình yêu của anh chị, không vì con cái, cùng chẳng phải do ai thúc ép, đơn giản vì biết vẫn cần nhau và không còn thấy bão tố khi ở cạnh nhau. Có người bảo rằng chị xốc nổi, ngày xưa cứ đùng đùng ly hôn làm gì để giờ phải đi đăng ký lại. Chị tự hiểu mình đã làm đúng, tại thời điểm đó, ly hôn là cách tốt nhất để giảm thiểu nỗi đau cho chị, như một bước đệm để chị bước ra con đường độc lập, tự xóc lại lòng mình.
Mái ấm của chị giờ đã được nối lại vẹn nguyên, cầu chúc cho anh chị khi đã hiểu nỗi thống khổ chia ly rồi sẽ biết trân trọng để cùng nhau bước tiếp mãi về sau.
Muốn cuộc sống yên ổn: Có 3 kiểu hàng xóm chớ lại gần, 3 kiểu người thân nên tránh kết giao Hãy khôn ngoan xem đặc điểm nhận diện 3 kiểu hàng xóm và 3 kiểu người thân sau để tránh va chạm trong cuộc sống. 3 kiểu hàng xóm chớ lại gần 1. Người thích đâm bị thóc, chọc bị gạo Thông thường thì kiểu hàng xóm mà lúc nào thích tụ tập tán chuyện với nhau thì chủ đề họ bàn đến...