Có nhà to mẹ chồng vẫn bắt đi ở trọ
Có một căn nhà 3 tầng to đùng, rộng rãi lại thêm 3 dãy nhà trọ và 1 căn nhà cấp 4 cho thuê nhưng mẹ chồng vẫn bắt hai vợ chồng Hòa phải ở một phòng trong dãy trọ của gia đình.
Ngày Hòa lấy Vũ, gia đình, bạn bè ai cũng mừng cho cô vì lấy được “đại gia đất”. Nhà Vũ ở Mỹ Đình – Từ Liêm – Hà Nội và đúng là nhiều đất thật. Nhà anh có tận 4 dãy trọ 4 tầng và 01 nhà cấp 4 để cho thuê. Chưa kể căn nhà chính 3 tầng rộng rãi ở gần UBND xã Mỹ Đình.
Hòa quen Vũ trong một lần anh thay bố mẹ đến thu tiền trọ và bị hút hồn bởi sự trong sáng, đáng yêu của cô. Từ đó, anh thường xuyên đến xóm trọ với tư cách là chủ nhà, khi thì kiểm tra đường điện, đường nước, khi thì thu tiền nhà…
Sau thời gian “trường kì kháng chiến” với phương châm “đẹp trai, không bằng chai mặt”, tán từ nhân vận chính đến các bạn cùng phòng, thậm chí tìm sự đồng tình của cả xóm trọ cuối cùng Vũ cũng có được trái tim của người đẹp.
Trước ngày cưới, cô bạn thân cùng phòng còn đùa với Hòa: Từ nay mày được làm bà chủ rồi nhé. Không phải đi đóng tiền nhà nữa, mà còn được mỏi tay đếm tiền người khác nộp cho mình. Sau này tao có lỡ chậm tiền nhà thì cũng nhắm mắt cho qua nhé…
Tuy nhận lời yêu Vũ không phải vì anh là trai Hà Nội hay nhà anh nhiều đất mà bởi sự chân thành của anh nhưng Hòa vẫn rất vui bởi từ nay sẽ thoát kiếp sống nhà trọ. Nhưng điều hòa không ngờ nhất là, nhà chồng cô rộng rãi thế kia mà mẹ chồng vẫn bắt hai vợ chồng đến sống một phòng trong xóm trọ của gia đình. Lý do bà đưa ra là, hai vợ chồng phải ra ở riêng, phải tự lập ngay từ đầu mới trưởng thành được. Hơn thế, ở đây còn giúp mẹ quản lý xóm trọ.
Có bầu, vợ chồng cô lại nuôi hi vọng đến ngày sinh sẽ được chuyển về nhà. Nhưng hi vọng rồi lại thất vọng, ngày trở dạ sắp đến mà bố mẹ chồng chẳng ý kiến gì. (ảnh minh họa)
Video đang HOT
Thấy mẹ nói vậy, Vũ xin mẹ cho hai vợ chồng ra riêng tại căn nhà cấp 4 ở gần đó, vừa rộng rãi hơn vừa vẫn quản lý được xóm trọ thì mẹ anh quát: Nhà đó cho thuê tận 4 triệu/tháng, trong khi đó phòng trọ chỉ có 1,5 triệu/tháng. Mẹ đã mất 1,5 triệu/tháng rồi, anh còn đòi gì nữa. Mới lấy vợ đã đòi này, đòi nọ, hay vợ anh lại chê.
Nghe mẹ nói vậy, Hòa chỉ biết lôi áo Vũ, bảo anh đừng nói nữa. Vậy là hai vợ chồng lại lịch kịch chuyển đồ về phòng trọ hơn 15m2. Khi độc thân, đồ ít sắp xếp phòng thấy đã chật chội, giờ hai vợ chồng với biết bao là đồ nào tủ, nào giường, nào bàn… sắp xếp xong chẳng còn đâu là không gian.
Mới đầu, Hòa còn hi vọng mẹ sẽ cho hai vợ chồng thu tiền nhà để tiết kiệm cho tương lai. Ai dè, cuối tháng mẹ vẫn gọi yêu cầu Vũ đưa tiền về như thường lệ.
Có bầu, vợ chồng cô lại nuôi hi vọng đến ngày sinh sẽ được chuyển về nhà. Nhưng hi vọng rồi lại thất vọng, ngày trở dạ sắp đến mà bố mẹ chồng chẳng ý kiến gì. Nhà bé, giờ lại thêm đồ của em bé, Hòa ức đến phát khóc, lầm bầm với chồng: Người ta đi thuê trọ còn được chọn phòng, mình đã không được chọn lại còn mang tiếng là được ở miễn phí. Vài hôm nữa mẹ em lên chăm cháu, không biết ngủ ở đâu đây.
Ngày mẹ Hòa lên chăm con sinh, thấy hai vợ chồng sống trong căn phòng trọ bé tí không khỏi ngạc nhiên. Sợ mẹ lo, Hòa chỉ dám nói dối: Bên cạnh nhà con đang có công trường xây dựng, ồn ào không có lợi cho em bé nên bọn con sống tạm ở đây. Mẹ cô nghe vậy, cũng chỉ ầm ừ cho qua. Cô không biết mẹ có tin không, nhưng cô không muốn mẹ buồn, cũng không muốn chồng khó xử. Phòng nhỏ, không đủ kê hai giường, buổi tối Vũ phải trải chiếu ngủ ở giữa sàn nhà.
Chỉ xin nghỉ được hơn 1 tuần lên chăm cháu, khi mẹ đẻ về Hòa cứ tưởng mẹ chồng sẽ đến đỡ đần mình. Không ngờ, hai, ba ngày bà mới ghé một lần, bế cháu một lúc rồi lại về. Bà bảo, dạo này mẹ hơi mệt, buổi tối không ngủ được, con chịu khó chăm cháu vậy.
Sinh con được 10 ngày, Hòa đã phải tự làm mọi thứ từ giặt giũ đến nấu ăn. Chồng chỉ đỡ đần được vào buổi tối, vì ban ngày anh còn phải đi làm. Cũng may, những người quanh xóm trọ tốt bụng, cũng thường xuyên bế con giúp những lúc cô bận dọn dẹp nhà cửa.
Nhiều lúc, Hòa chỉ muốn chuyển nhà, tìm một căn phòng rộng rãi, thoáng mát hơn, tốn tiền cũng được vì lương hai vợ chồng trả tiền thuê nhà xong cũng không đến nỗi… Cô nghĩ, bố mẹ chồng “bạc” thế, cô cần gì phải nể nang, ái ngại. Nhưng nghĩ đến chồng, thương anh cũng khó xử vì dù sao đó cũng là bố mẹ mình, cô lại băn khoăn.
Theo eva
Khinh mẹ chồng ít học, con dâu cấm chăm cháu
Người ta sướng vì có được con dâu đảm, còn bà Tuyết thì khổ vì con dâu đảm đến mức không để cho mẹ chồng chăm cháu.
Bà Tuyết chỉ có duy nhất một người con là anh Hùng. Chồng mất sớm, một mình bà tần tảo nuôi con trai khôn lớn, trưởng thành. Khi con trai tốt nghiệp Trường Học viện Biên phòng và công tác xa nhà, mỗi năm chỉ về được 1-2 lần, bà chỉ mong anh nhanh chóng lấy vợ, sinh con.
Sau nhiều lần thúc giục, bà cũng được mãn nguyện khi Hùng đưa Liên về ra mắt. Hôm đó, bà vui lắm. Bà nghĩ, Liên là giáo viên tiểu học, sẽ là một người mẹ tốt cho con cái sau này, người ta vẫn thường bảo giáo viên giỏi vun vén gia đình nhất rồi còn gì.
Sau khi về làm dầu, Liên không làm bà thất vọng. Ngoài thời gian đi dạy, cô làm tròn vai trò của một người con dâu, lo tươm tất mọi việc trong gia đình. Từ ngày có con dâu, bà Tuyết hầu như chẳng phải động tay, động chân vào việc gì. Có chăng thì cũng chỉ quét nhà, dọn sân. Vốn tính hay lam hay làm, giờ con trai đã trưởng thành có điều kiện chăm sóc mẹ nên bà đã trả hết đất ruộng, cả ngày ngồi không bà cũng chán. Bà muốn đỡ đần con dâu cơm nước thì cô gạt đi: Mẹ cứ đi chơi quanh xóm với các bà đi, con làm tí là xong. Trước nay mẹ một mình ăn sao cũng được, giờ con sẽ nâu ăn khoa học, bồi dưỡng cho mẹ, không anh Hùng về lại mắng con không biết chăm mẹ chồng.
Sau khi về làm dầu, Liên không làm bà thất vọng. Ngoài thời gian đi dạy, cô làm tròn vai trò của một người con dâu, lo tươm tất mọi việc trong gia đình. (ảnh minh họa)
Không có việc gì làm, bà chỉ mong sớm có cháu để bế bồng. Thế nhưng, đến khi có cháu bà còn buồn hơn, vì con dâu không muốn bà động vào cháu. Mỗi khi bà muốn bế cháu, Liên lại kêu: Mẹ đã rửa tay chưa, trẻ con dễ nhiểm khuẩn lắm đó; mẹ vừa đi ra ngoài về phải thay áo quần mới bế cháu chứ, bao nhiêu là vi khuẩn; bà pha sữa cho cháu thì Liên bảo: Ôi, mẹ không biết đọc, lại pha sai tỉ lệ bây giờ, để đấy cho con... Thấy cháu đói, pha sữa chưa kịp, bà mớm cho miếng cơm thì mẹ nó gắt lên: Bẩn chết đi được, lần sau bà đừng như thế nữa...
Có khi bực mình bà bảo, tôi không có học cũng đã nuôi chồng cô khôn lớn, trưởng thành đấy. Nghe vậy, cô cười: Thời của mẹ khác, giờ nuôi con phải khoa học, cháu lớn lên mới thông minh được. Bà chả biết nói gì, đành thở dài ngồi nhìn hai mẹ con.
Bà không hiểu, có nhất thiết phải chăm con như con dâu bà không: Chậu tắm cho cháu riêng đã đành; đàng này nước rửa bát cũng phải dùng riêng; muốn bế cháu phải rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước; mới chạy ra đường một lúc về nhà muốn bế cháu cũng phải thay đồ... Cứ thế, dần dần bà Tuyết chẳng còn muốn bế cháu nữa, mà Liên cũng chả muốn cho bà bế con. Mỗi lần bà bế cháu cô lại cứ phải ngồi quan sát xem mẹ chồng có làm gì con mình không.
Cứ ngỡ về già sẽ tìm được niềm vui bên con cháu, ai ngờ... (ảnh minh họa)
Có lần bà Tuyết vô tình nghe được Liên dặn dò cô giúp việc: Cô ở nhà lo trồng chừng thằng bé cẩn thận, đừng để nói chơi một mình với bà nội. Các bà ngày xưa không học hành, toàn chăm cháu theo cách cổ hủ, lạc hậu.
Buồn lòng lắm, nhưng bà chẳng biết than thở với ai. Hàng xóm láng giềng ai cũng nghĩ nhà bà tốt số, bà cũng từng từ hào về cô con dâu đảm đang, tháo vát nên giờ bà không muốn mang tiếng mẹ chồng đi nói xấu con dâu.
Cứ ngỡ về già sẽ tìm được niềm vui bên con cháu, ai ngờ ...
Theo Eva
Mẹ dạy con gái làm dâu Mẹ từng làm dâu và mẹ biết con mẹ đang mang những trách nhiệm rất lớn. Nhưng con sẽ làm được, đúng không con? Hôm qua con gọi điện về cho mẹ khóc tức tưởi. Con đã cất công đặt món nấm ở nhà hàng nổi tiếng, bố mẹ chồng thích ăn nấm thơm ngon, con đưa bà đến những nhà hàng sang...