Có “nhà ngoại cảm” mạo danh để kiếm chác
Lợi dụng sự cả tin của nhiều người dân muốn tìm mộ liệt sĩ về thờ cúng, nhiều kẻ hám lợi, kém đức đã mạo danh là nhà ngoại cảm để kiếm chác, thậm chí còn giở trò đồi bại với gia chủ.
Theo thống kê của cơ quan nghiên cứu tiềm năng con người, những nhà ngoại cảm “tự phong” lên đến trên 90%. Nhóm người này có rất nhiều thủ đoạn để làm giả và thường núp bóng “ông đồng bà cốt” với hình thức “ thôi miên ám thị”.
Trao đổi với phóng viên, ông Vũ Thế Khanh, Giám đốc Trung tâm Liên hiệp khoa học UIA cho biết, có rất nhiều cách để nhận diện những kẻ mạo danh nhà ngoại cảm đi lừa đảo người dân để chuộc lợi. Tuy nhiên, do tâm lý nôn nóng và không có nghiệp vụ nên những người dân thường khó có thể nhận diện được nhóm người này. Do đó, ông Khanh khuyến cáo người dân khi có nhu cầu tìm kiếm mộ liệt sĩ nên đến các trung tâm có chức năng quản lý, kiểm định để tìm nhà ngoại cảm.
Nhiều người nhà liệt sĩ bị lợi dụng sự cả tin, tiền mất tật mang.
“Trung tâm liên hiệp khoa học, viện khoa học hình sự-Bộ Công an và Trung tâm bảo trợ văn hóa kỹ thuật truyền thông có một danh sách những nhà ngoại cảm đã được kiểm định. Do đó, khi người dân đến liên hệ tìm mộ liệt sĩ sẽ được sắp xếp nhà ngoại cảm phù hợp. Việc tìm các nhà ngoại cảm qua tin đồn, mách miệng rất nguy hiểm, phần đa là tiền mất tật mang. Việc nhận biết ngoại cảm giả với người dân không có chuyên môn rất khó, cách duy nhất là trước khi tin cậy hãy liên hệ với ba trung tâm trên để xem họ có trong danh sách đã được kiểm định hay chưa”, ông Khanh khuyến cáo.
Cũng theo ông Khanh, các nhà ngoại cảm rởm có rất nhiều chiêu trò để “hành nghề” nhưng thường núp bóng “đồng cốt”, dung phương thức “thôi miên ám thị”.
“Các nhóm “ngoại cảm, tâm linh rởm” và các “đồng cốt giả hiệu” thường sử dụng các trạng thái người giả ma, tự nhận là “vong hồn” để lòe bịp bất chính, hành nghề mê tín dị đoan hoặc hình thức vong giả vong để lừa đảo thân chủ mong được cúng cấp riêng, thậm chí lợi dụng cưỡng bức than nhân, biến chủ thể trở thành trạng thái điên loạn”, ông Khanh nói về các phương thức lừa đảo dưới bóng “đồng cốt”.
Video đang HOT
Ông Vũ Thế Khanh, Giám đốc Trung tâm Liên hiệp khoa học UIA
Ông Khanh cũng cho biết, phương thức “thôi miên, ám thị” cũng chỉ là một trong hàng trăm thủ đoạn của bọn “làm nhái” ngoại cảm tâm linh. Thuật ngữ “thôi miên ám thị” chỉ để giải thích cho một vài hiện tượng “ngoại cảm rởm, tâm linh rởm”, không thể dùng để giải thích cho các hiện tượng ngoại cảm tâm linh chân chính.
“Nhóm làm “nhái ngoại cảm” cũng chẳng hiểu biết gì về “thôi miên và ám thị” nên khi hành nghề trước mặt các nhà nghiên cứu sẽ nhanh chóng bị lộ tảy. Tất cả các gia đình khi đến tham gia khảo nghiệm tại cơ quan để tìm mộ thất lạc, hoàn toàn không được phép cung cấp thông tin trước cho nhà ngoại cảm để tránh hiện tượng bị ám thị”, ông Khanh nói.
Thông thường, những ngoại cảm rởm thường có cả ekip đi kèm, trong đó một bộ phận không thể thiếu là “chân gỗ”. Chiêu trò quen thuộc nhất mà chúng thường dùng là cho “chân gỗ’ của mình viết tên tuổi, quê quán của liệt sĩ vào một tờ giấy ngả vàng, nhét vào một lọ penicillin, rồi chôn trong rừng. Sau đó, theo lời chỉ dẫn, gia đình được nhà ngoại cảm đưa tới địa điểm biết trước để đào mộ.
“Chính vì thế, nhiều gia đình vì nôn nóng tìm mộ thân nhân, không tìm hiểu kỹ tung tích nhà ngoại cảm để gửi niềm tin nên đã mang những nắm đất, tổ mối về thờ, thậm chí còn mắc bệnh thần kinh vì đi áp vong tìm mộ”, ông Khanh nói.
Ngoài ra, ông Khanh cũng cho biết, với các nhà ngoại cảm đã được thẩm định, cũng có lúc linh cảm, phán đoán sai và cũng có lúc bị mất khả năng ngoại cảm.
“Các nhà ngoại cảm cũng chỉ đúng được 70% còn 30% là sai. Do đó, khi tiến hành tìm kiếm mộ liệt sĩ cho các gia chủ bằng phương pháp ngoại cảm, chúng tôi thường cho một số nhà ngoại cảm tham gia một lúc và chọn lấy những thông tin trùng nhau, thông tin khác nhau phải thẩm định lại”, ông Khanh cho biết.
Nguồn: Tin Mới
Giải mã hiện tượng 'bé 67 ngày tuổi biết nói'
Thông tin "bé 67 ngày tuổi" Lê Thị Yến Nhi có thể nói các từ "bà ơi, mẹ ơi, bố ơi" gây xôn xao dư luận mấy ngày qua. Dư luận phần lớn vẫn bán tín bán nghi trước thông tin này và chờ đợi sự xác minh của cơ quan chức năng, sự lí giải của các nhà nghiên cứu khoa học.
Trao đổi với phóng viên, ông Vũ Thế Khanh, Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học ứng dụng (UIA) cho biết, bé Lê Thị Yến Nhi không phải là trường hợp đầu tiên được báo chí quan tâm. Tuy nhiên, đến thời điểm này Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người chưa ghi nhận trường hợp nào có khả năng đặc biệt như vậy.
"Những trường hợp được cho là thần đồng này, khi đi ghi nhận thông tin báo chí có được nghe trực tiếp không hay chỉ qua lời người nhà để lại? Nếu phóng viên tận tai nghe và có file ghi âm thì mới có cơ sở cho rằng đứa trẻ đó có khả năng đặc biệt còn việc xác minh kết luận thì phải sử dụng các phương pháp thẩm định khoa học. Hơn nữa, những người có khả năng đặc biệt phải duy trì được trong thời gian nhất định chứ không phải nói một vài lần rồi không lặp lại được nữa", ông Khanh nói.
Lý giải hiện tượng bé Nhi trước thông tin gia đình cung cấp cho báo chí, theo ông Khanh, những âm thanh "bà ơi, mẹ ơi, bố ơi" mà gia đình cho rằng cháu bé có thể nói chỉ là những âm thanh ngẫu nhiên và nó vô tình na ná với tiếng gọi thật. Tuy nhiên, với sự ảo tưởng, suy diễn của bố mẹ, điều đó đã trở thành hiện tượng đặc biệt.
Bé Nhi 67 ngày tuổi được đồn thổi được người dân ví là "thần đồng", "kỳ nhân", "người trời".
"Con người có khả năng đặc biệt là điều mà khoa học đã ghi nhận nhưng không phải trường hợp nào gia đình phản ánh cũng là sự thật. Ví như vụ bé gái gây cháy ở Tp. HCM gây sự chú ý của dư luận thời gian trước chỉ là sự ảo tưởng của người lớn. Những gì gia đình phát ngôn chỉ là lí do, biện luận cho những điều họ cho là như thế trước đó. Nó cũng giống như khi nhìn các đám mây trên trời, thấy nó khung hình gần giống với dáng con vật đó thì cứ cố hình dung giống con này, con kia....Tất cả chỉ là ảo giác chứ không có nghiên cứu khoa học nào chứng minh cả", ông Khanh dẫn chứng.
Trước đó, một số báo đăng tải thông tin về bé Lê Thị Yến Nhi bé 67 ngày tuổi, con gái anh Lê Văn Tấn (27 tuổi) và chị Lường Thị Thoa (19 tuổi) ở xã Tượng Lĩnh (Kim Bảng, Hà Nam) biết gọi "bà ơi, mẹ ơi, bố ơi" mỗi khi đói đòi ăn. Tuy nhiên, đó chỉ là những ghi nhận từ lời kể của gia đình, những câu chuyện kháo nhau của những người dân địa phương chứ không có ghi nhận thực tế, xác minh thông tin của người viết.
Thời gian trước đây, cũng đã có không ít cháu bé khác được đồn rằng biết nói từ 2-3 tháng tuổi. Trong đó, có vụ, khi chính quyền địa phương xác minh đã khẳng định đó chỉ là tin đồn thất thiệt. Thậm chí, bố mẹ cháu bé cũng thừa nhận những thông tin trong dư luận không có thật, mặc dù trước đó trên nhiều trang báo đăng tải thông tin được cho là do chính họ cung cấp.
Những ngày giữa tháng 1/2013, dư luận xôn xao trước thông tin cháu Trần Hương Giang, hơn 3 tháng tuổi, là con gái vợ chồng anh Trần Văn Đẩu (SN 1973) và chị Cao Thị Lan (SN 1974) ở thôn Sâm Linh Tây, xã Tam Quang, Núi Thành (Quảng Nam) đang biết nói "ba ơi, mẹ ơi".
Cuối tháng 12/2007 trên nhiều trang báo xuất hiện tin " Cháu bé 2 tuổi đã biết nói". Đó là bé Trần Diệu L. (sinh ngày 23/6/2007) con gái anh Trần Đại Cường (SN 1982) và chị Ngô Thị Lê (SN 1984) ở thôn Thuận Hoà xã Thuận Đức- TP Đồng Hới tỉnh Quảng Bình.
Theo những bài viết này, bà nội cháu cho biết, một ngày lúc cháu Linh hơn 2 tháng tuổi, bỗng mọi người trong gia đình nghe tiếng trẻ con gọi: "Ba mẹ", "ba ơi", "mẹ ơi". Cả nhà đều giật mình không tin vào tai". Bố mẹ cháu bé còn cho biết, cháu có một số điểm khác thường như: 2 tháng đã mọc răng, biết giận dỗi như người lớn ....
Cũng tại Quảng Nam, cuối tháng 1/2011 xôn xao tin đồn bé 2 tuổi biết gọi bố, gọi mẹ. Nhân vật "thần đồng" này là bé Lê Thị Hà Gi., sinh ngỳ 26/9/2010, con anh Lê Minh Vương (25 tuổi, trú tại xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh). Trao đổi với báo chí, bố cháu bé cho biết, vào một buổi trưa, khi Giang gần 2 tháng tuổi, vợ chồng đang ôm con ngủ bỗng nghe cháu gọi "ba!", "mẹ!". Sau đó, cháu nói liên tục từ một âm đến ba âm.
Hầu hết những trường hợp trên chỉ ồn ào dư luận một thời gian rồi mất hút giữa chừng theo lối "có đầu mà không có cuối", ai tin hay không là tùy.
Theo Người đưa tin
BS phi tang xác nạn nhân: Luật sư phân tích tâm lý phạm tội Ở vụ phi tang xác nạn nhân, từ khi xẩy ra sự việc cho đến khi Nguyễn Mạnh Tường mang xác nạn nhân đi vứt xuống sông (từ 4 giờ chiều cho đến 11 giờ đêm) là 7 tiếng. Với thời gian dài như vậy là đủ để con người qua được thời khắc hoảng loạn, đã có thể bình tĩnh trở lại...