Có nhà cao tầng, ôtô vẫn là hộ…cận nghèo: ‘Thôn nể nang’
Mặc dù làm đúng quy trình nhưng trong quá trình chấm điểm theo phiếu A, phiếu B thôn vẫn nể nang những gia đình đó.
Người dân ở xã Yên Phong (Yên Định, Thanh Hóa) phản ánh về việc xã này cấp tiền Covid-19 cho cả những người có nhà cao tầng, xe ô tô.
Để tìm hiểu về việc này, ngày 3/6, trao đổi với báo Đất Việt, đại diện lãnh đạo huyện Yên Định xác nhận và cho biết hiện tại xã Yên Phong đã đưa 6 hộ không thuộc hộ cận nghèo mà vẫn được nhận trợ cấp ra ngoài danh sách.
“Để xảy ra sự việc này là do lỗi từ dưới thôn. Thôn chấm điểm theo phiếu A, phiếu B, làm đúng quy trình nhưng khi chấm lại có sự nể nang. Đến lúc thôn gửi danh sách lên xã thì xã cũng không kiểm tra, xác minh lại cho kỹ mà đồng ý rồi ký vào danh sách gửi lên huyện”, đại diện lãnh đạo huyện Yên Định cho biết.
Hộ gia đình ông Ng.T.T. ở thôn Lý Nhân, xã Yên Phong có nhà cao tầng, xe hơi, kinh doanh buôn bán… nhưng vẫn có tên trong danh sách nhận tiền Covid-19. Ảnh: GD&TĐ
Nói về việc này, cùng ngày, ông Bùi Thanh Hải cho biết vừa được điều động về xã Yên Phong làm Chủ tịch UBND xã tháng 9/2019. Những phản ánh của người dân về sai sót trong việc cấp tiền hỗ trợ của Chính phủ vừa qua, ông Hải cũng đã nhận được.
Ông Hải thừa nhận mình cũng là người chỉ đạo việc rà soát các đối tượng thuộc diện hộ cận nghèo ở xã Yên Phong, để lập danh sách cấp tiền hỗ trợ tiền của Chính phủ.
Cũng theo ông Hải, hiện nay ở xã Yên Phong không còn một hộ dân nào thuộc diện hộ nghèo, mà chỉ còn hộ cận nghèo mà thôi.
Video đang HOT
“Khi tôi về nhận công tác ở xã này, nghe anh em báo cáo lại rằng, toàn xã không còn hộ nghèo nào. Tuy nhiên, cũng có thể, khi thực hiện rà soát hộ nghèo, ở cấp thôn đã làm hơi tắt, nên mới có tình trạng như vậy”, ông Hải nói.
Trước đó, theo phản ánh trên báo chí, cấp Chi ủy thôn Lý Nhân đưa danh sách hộ cận nghèo nhưng có nhiều gia đình khá giả. Trong đó, nhiều gia đình có nhà lầu, ô tô. Nhiều gia đình thực sự nghèo thì không được nhận tiền hỗ trợ của Chính phủ.
Cụ thể, gia đình bà Đỗ Thị Năm (50 tuổi), ở thôn Lý Nhân rất khó khăn, nhưng không thuộc diện hộ cận nghèo. Theo bà Năm phản ánh, tháng 9/2016, chồng bà bị bệnh hiểm nghèo rồi qua đời. Đến tháng 12/2016, chính quyền xã đưa gia đình bà ra khỏi danh sách hộ “thoát nghèo”.
Từ đó, bà Năm đi làm thuê ở trong miền Nam, nhưng do sức khỏe yếu, nên bà lại quay về địa phương sinh sống. Hai đứa con của bà Năm đang học đại học giữa chừng, đành phải bỏ học do điều kiện quá khó khăn.
“Cũng vì gia đình tôi đã được xã cho thoát nghèo và cận nghèo, nên tôi không thể vay vốn sinh viên từ ngân hàng chính sách để cho con ăn học. Hiện số nợ gia đình tôi vay của ngân hàng trước khi chồng tôi qua đời vẫn còn chưa trả hết. Hai đứa con tôi đang đi làm thuê ở miền Nam”, bà Năm cho hay.
Trường hợp bà Lê Thị Dung (55 tuổi), cũng ở thôn Lý Nhân, đang thờ liệt sĩ (là anh chồng của bà). Vợ chồng bà Dung có 3 đứa con gái. Đến năm 2014, chồng bà qua đời, còn ba đứa con gái của bà Dung đi lấy chồng và làm ăn xa. Năm 2016, gia đình bà Dung được xã Yên Phong cho thoát nghèo. Tháng 7/2019, bà Dung phát hiện mình bị bệnh ung thư vú, phải đi mổ và xạ trị.
“Hiện tôi phải đi xạ trị ở bệnh viện 108, kinh phí mỗi lần đi điều trị như vậy rất tốn kém. Vừa rồi, bị ảnh hưởng do Covid-19, Chính phủ cấp tiền hỗ trợ cho dân, nhưng gia đình tôi không thuộc diện hộ cận nghèo, thì làm gì được hưởng tiền hỗ trợ”, bà Dung nói.
Trong khi đó, tại thôn Lý Nhân, nhiều gia đình giàu có nhưng vẫn được nhận tiền hỗ trợ Covid-19. Như gia đình ông Trần Quốc Tính, Cáp Đức Sơn, Nguyễn Văn Nam, Lê Huy Thành, Nguyễn Văn Tình, Nguyễn Văn Vinh, Nguyễn Trung Tuyến… là những hộ có điều kiện kinh tế khá giả, hoặc ở nhà cao tầng, đi xe ô tô…
Công văn báo cáo xây dựng tượng đài Bà Triệu
Trong lúc Huyện ủy, UBND huyện Yên Định đang bị "tố" mắc nợ hơn 50 tỷ đồng, thì huyện này lại có công văn báo cáo việc xây dựng tượng đài, với kinh phí hàng chục tỷ đồng.
UBND huyện Yên Định - nơi vừa có báo cáo tỉnh Thanh Hóa việc xây dựng tượng đài Bà Triệu.
Liên quan đến vấn đề UBND huyện Yên Định có công văn báo cáo UBND tỉnh Thanh Hóa về việc xây dựng tượng đài Bà Triệu, ông Lê Xuân Thành - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Định, cho biết: Ngày 5/5, ông là người ký công văn "Báo cáo UBND tỉnh về việc xây dựng tượng đài Bà Triệu tại Khu công viên Quảng trường Trung tâm Yên Định".
Theo báo cáo, kinh phí xây dựng tượng đài Bà Triệu dự kiến 20 tỷ đồng. Số tiền sẽ được lấy từ nguồn ngân sách huyện và nguồn huy động hợp pháp khác.
Theo đó, dự án này sẽ do UBND huyện Yên Định làm chủ đầu tư, dự kiến tượng đài sẽ được dựng toàn bộ chất liệu bằng đá với chiều cao từ 12 đến 18m với thời gian thực hiện trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2023.
Cũng theo báo cáo của UBND huyện Yên Định, lý do phải xây dựng tượng đài Bà Triệu là vì: Bà Triệu là Anh hùng dân tộc và cũng là người con của huyện Yên Định, nên việc xây dựng là thực sự cần thiết.
"Xây dựng tượng đài Bà Triệu là thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, đồng thời là biểu tượng giáo dục tinh thần yêu nước không chịu khuất phục trước kẻ thù của dân tộc Việt Nam cho thế hệ hiện tại và mai sau", báo cáo nêu.
Báo cáo của UBND huyện Yên Định.
Chiều 6/5, trao đổi với Báo GD&TĐ, ông Lê Xuân Thành - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Định, cho hay: Thực hiện văn bản số 3850/UBND/VX, ngày 2/4/2019 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc xây dựng tượng đài Bà Triệu tại Quảng trường Bà Triệu huyện Yên Định. Do đó, UBND huyện Yên Định có công văn báo cáo UBND tỉnh.
"Huyện có chủ trương xây dựng Quảng trường Trung tâm và đã được tỉnh đồng ý cho huyện thực hiện. Do đó, ngày 19/2/2019, Chủ tịch huyện Yên Định có tờ trình gửi UBND tỉnh. Đến ngày 2/4/2019, UBND tỉnh có công văn yêu cầu báo cáo về quy mô của công trình. Chính vì có công văn đó, nên huyện mới có văn bản báo cáo UBND tỉnh. Còn khi nào tỉnh đồng ý và cho chủ trương, thì huyện mới triển khai các bước tiếp theo", ông Thành nói.
Cũng theo ông Thành, việc huyện báo cáo UBND tỉnh về dự kiến xây dựng tượng đài Bà Triệu, nếu được tỉnh đồng ý thì sẽ thực hiện vào thời điểm thích hợp của nhiệm kỳ sau. "Việc nào ra việc đó. Vì để định hướng cho nhiệm kỳ sau và công văn của mình đã trót làm tờ tình từ năm 2019. Khi tỉnh có công văn yêu cầu trả lời, thì huyện phải trả lời", ông Thành nói.
Liên quan đến vấn đề Huyện ủy và UBND huyện Yên Định bị "tố" đang mắc nợ hơn 50 tỷ đồng (giai đoạn 2011-2015).
Chiều nay, ông Đào Xuân Yên - Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Thanh Hóa, cho biết: Sau khi có thông tin báo chí nêu về việc hai cơ quan Huyện ủy, UBND huyện Yên Định mắc nợ. Tỉnh ủy đã chỉ đạo Uỷ ban kiểm tra tỉnh uỷ Thanh Hoá kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với Ban thường vụ Huyện uỷ Yên Định trong việc chỉ đạo chi tiêu ngân sách.
Kết quả kiểm tra sẽ được báo cáo về Tỉnh uỷ Thanh Hoá trước ngày 31/5/2020.
Chưa trả hết món nợ 50 tỷ, huyện Yên Định lại muốn xây tượng đài 20 tỷ đồng Dù chưa trả hết món nợ hơn 50 tỷ đồng nhưng huyện Yên Định (Thanh Hóa) vẫn làm tờ trình xin xây tượng đài với tổng mức đầu tư dự kiến 20 tỷ đồng. Ngày 6/5, trả lời VTC News, ông Nguyễn Văn Bình, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Định (Thanh Hóa) xác nhận, UBND huyện đang làm tờ trình gửi UBND...