Có người yêu lý tưởng không?
Bạn đã tìm được người yêu lý tưởng chưa? Nhưng thế nào là người yêu lý tưởng, lại là câu hỏi không dễ trả lời. Có người coi trọng hình thức. Có người coi trọng tính cách, tâm hồn. Có người đánh giá cao khả năng kiếm tiền.
Và cũng có người đưa ra tiêu chuẩn hàng đầu là lòng chung thuỷ. Lại có người muốn phải có đủ các điều kiện trên. Liệu trong thực tế, có tìm đâu ra một con người bao gồm đầy đủ những phẩm chất mà ta mơ ước được không? Điều quan trọng nữa là, liệu người đó có yêu ta không?
Ảnh mang tính minh họa
Một anh chàng sau khi tốt nghiệp cao học, ổn định công ăn việc làm, bắt đầu đi kén vợ. Anh ta đưa ra những tiêu chuẩn rất rõ ràng, trình độ phải đại học trở lên, hình thức phải đẹp, tâm hồn phải phong phú, lãng mạn, tính tình phải vui tươi, hài hước, sức khoẻ phải dồi dào, công việc phải ổn định, gia đình phải nền nếp, gia giáo, cư xử phải tươi tắn, dịu dàng. Chính vì quá nhiều tiêu chuẩn như thế nên mấy năm sau, anh ta vẫn chưa tìm được ai ưng ý. Cứ được mặt này lại thiếu mặt kia. Người có đủ các mặt mà anh ta mong muốn lại không thích anh ta. Ngoảnh đi ngảnh lại đã 30, rồi 40 tuổi lúc nào không biết.
Bây giờ anh ta đã bước vào tuổi ngũ tuần, vẫn chưa tìm được người yêu lý tưởng. Có người hỏi anh ta, bây giờ có chịu hạ tiêu chuẩn xuống không hay vẫn giữ nguyên như thế? Anh ta ngao ngán trả lời, hạ xuống nhiều rồi mà vẫn chưa tìm được ai. Cụ thể bây giờ tiêu chuẩn thế nào? Giọng anh ta không còn cao ngạo nữa mà đã bắt đầu biết khiêm tốn: “Tiêu chuẩn đầu tiên là người ta chấp nhận mình”. Thế còn trình độ? Biết đọc, biết viết! Còn khả năng kiếm tiền? Tự làm mà ăn, mình không phải nuôi. Còn hình thức? Chỉ cần… đầy đủ các bộ phận! Mong cho anh ta sớm tìm được người “ bạn đời lý tưởng” của mình!
Câu lạc bộ kết bạn chứng kiến nhiều chuyện buồn cười. Có cô gái đòi hỏi người yêu phải có chiều cao từ 1m75 trở lên. Hỏi thế em cao bao nhiêu? Em… 1m 48! Mới biết nhiều khi người ta đặt ra những tiêu chuẩn cho người khác nhưng lại không biết con người mình thế nào? Họ không tự hỏi, liệu một người cao như thế, có thích một người thấp như họ không?
Đó là chưa kể khi người đó đã trở thành chồng hay vợ của mình, có thể những điều mà mình từng mơ ước trước đây, có còn là mơ ước nữa không? Khi mới quen, đi chơi với nhau, cô gái nào chẳng thích những chàng trai hào phóng, thậm chí còn tự hào khi anh ta trả tiền không cần lấy lại tiền lẻ. Nhưng khi lấy nhau rồi lại cho đó là thói quen hoang phí đáng ghét. Có chị mắng chồng là “đồ phá của”. Khi yêu, cô gái nào chẳng thích những chàng trai “ga-lăng” nhưng khi lấy nhau rồi lại chỉ thích anh chồng “chân chì hạt bột”.
Video đang HOT
Có người đặt ra những tiêu chuẩn chẳng mấy khi có trong cùng một con người. Chẳng hạn muốn chồng đẹp trai, giàu có, lại hài hước, vui tính, giao thiệp rộng nhưng lại cực kỳ đứng đắn, chung thuỷ, cả đời không hề biết đến một phụ nữ nào khác. Có chị muốn chồng có tài, biết làm thêm, kiếm ra nhiều tiền nhưng lại “hết giờ hành chính về nhà ăn cơm”, không đi hàng quán ăn nhậu gì, mười tối ngồi nhà xem ti-vi với vợ cả mười. Thực ra người có ưu điểm này lại thường kèm theo nhược điểm khác, khó có ai “mười phân vẹn mười”. Ai chẳng thích có vợ đẹp nhưng liệu có đủ tài giữ được người đẹp ấy cho riêng mình, khi cô ta đi ra đến đường là khối gã đàn ông đã mắt la mày lét, kẻ nịnh kiểu này, người chiều kiểu kia, liệu có tâm niệm mãi được câu “chồng ta áo rách ta thương, chồng người áo gấm xông hương mặc người”
Có thể nói, đặt ra những tiêu chuẩn cho một người yêu lý tưởng chẳng khó, cái khó là có tìm được người đó hay không và cái khó hơn là có đủ sức chinh phục được họ không? Đó là chưa kể liệu có giữ được không? Tuy nhiên nói như thế không có nghĩa là yêu ai, lấy ai cũng được, chẳng cần tiêu chuần nào cả.
Điều quan trọng là tìm được người có khả năng hoà hợp với mình, đem lại được hạnh phúc cho mình và chính mình cũng đem lại được hạnh phúc cho họ. Khi chúng ta tìm một người yêu, nếu không phải “yêu để mà yêu” thì chắc chắn chúng ta phải nghĩ đến người đó sẽ trở thành người bạn đời của mình, nghĩa là sớm muộn gì cũng phải nghĩ đến một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, để có thể yêu nhau, sống với nhau hạnh phúc suốt đời, cần phải có sự hoà hợp về những mặt cơ bản. Còn những gì không cơ bản, có thể hoà hợp dần dần. Chẳng hạn một người thích âm nhạc, người kia lại thích thể thao vẫn có thể chấp nhận nhau được. Người thích chém to kho nhừ, người ưa ăn uống cầu kỳ vẫn có thể chiều nhau được. Các công trình nghiên cứu về hôn nhân cho biết, quá trình hoà hợp có khi cần thời gian hàng năm, mười năm. Người ta còn nhận thấy nhiều đôi vợ chồng lúc về già giống nhau một cách kỳ lạ, mặc dầu khi còn trẻ họ cũng khác nhau nhiều lắm.
Theo kienthuc.net.vn
'Tình yêu con cá' có phải là tình yêu đích thực?
Nếu chúng ta cứ sống ích kỷ và chỉ nghĩ về bản thân, thì sao mong tìm được tình yêu đích thực?
Chúng ta yêu là vì bản thân
Cô bạn tôi là một cô nàng xinh đẹp, đạt được nhiều thành công trong cuộc sống, nhưng rất khó tính, kén chọn. Bạn đã trải qua nhiều mối tình, nhưng chưa mối tình nào làm bạn cảm thấy hài lòng, đậm sâu, dù có những người thật sự thích cô bạn. Tôi còn nhớ cô nàng từng nói về mẫu người yêu lý tưởng của mình: " Một anh chàng điển trai, có giọng hay, yêu nghệ thuật và thấu hiểu nghệ thuật" . Vấn đề là trong cuộc sống, không phải lúc nào cũng có được những điều mình muốn. Người mà yêu và theo đuổi cô bạn lâu nhất mà tôi biết đã từng thay đổi vì cô bạn, từng đọc nhiều sách để hiểu về nghệ thuật hơn, đưa cô gái ấy đến những bảo tàng và các buổi hòa nhạc, cố trở thành người cô bạn muốn, nhưng cuối cùng sau gần một năm, người ấy vẫn ra đi với một trái tim tổn thương, bỏ lại cho người bạn tôi một câu: "Em không thể muốn người ta hy sinh vì em tất, mà em không hy sinh cái gì được!". Và cô bạn tôi, trải qua một hành trình dài, ngấp nghé ba mươi, cô nàng vẫn hỏi tôi: " Vì sao tôi chờ mãi, vẫn chưa có tình yêu đích thực?"
Fish love - Tình yêu vị kỉ
Tôi từng được xem một video vô cùng ấn tượng trên Insider, của một vị giáo sư mà tôi sẽ kể cho các bạn nghe ngay bây giờ. Có một câu chuyện ngụ ngôn thế này: "Một chàng trai đến gặp một vị giáo sư, để hỏi về tình yêu. Vị giáo sư không giảng ngay, mà hỏi: "Tại sao anh lại ăn cá?". Chàng trai trẻ trả lời: "Bởi vì tôi yêu cá". Giáo sư liền bảo: "Ồ, anh yêu cá, đó là lý do anh vớt nó ra khỏi nước,hại nó và nấu nó lên. Anh không yêu cá, anh chỉ yêu bản thân mình thôi. Và bởi vì cá là món ngon với anh, nên anh vớt nó ra khỏi nước, và hại nó, nấu chính nó".
Rất nhiều thứ gọi là tình yêu hiện nay, đều là kiểu tình yêu như vậy. Một đôi bạn trẻ yêu nhau, điều đó có nghĩa là họ thấy ở nhau những phẩm chất có thể đáp ứng điều mà họ muốn, về thể xác và tinh thần. Đó chỉ là sự thỏa mãn nhu cầu của chính mình, chứ không phải thỏa mãn tình yêu của đối phương. Đối phương là phương tiện để thỏa mãn nhu cầu của bản thân mình. Đó là thứ tình yêu vị kỉ, chứ không phải là tình yêu đích thực.
Đáng ngạc nhiên là hầu hết mọi người đều thỏa mãn với kiểu tình yêu đó. Như một anh này yêu cô này vì cô ấy đẹp, khiến anh được nở mày nở mặt trước bạn bè, dắt cô ấy đến mọi cuộc vui, nhưng lại ngán ngẩm với việc chờ cô và xách túi giúp cô khi đi mua sắm. Hai người họ không thật sự yêu nhau, không thật sự cảm thấy ở bên nhau khiến họ tỏa sáng và hạnh phúc, nhưng anh chàng chấp nhận yêu cô vì cô đẹp, còn cô gái chấp nhận yêu vì chàng trai nhiều tiền. Kiểu tình yêu như vậy, điểm bắt đầu có thể hào nhoáng rực rỡ, nhưng kết thúc thường không mấy vui vẻ. Họ chia tay, mạt sát, xúc phạm, nói xấu nhau trong sự không thoải mái của cả hai, và bắt đầu nghĩ rằng vì sao trước kia mình ngu ngốc đến thế.
Những điều kì diệu của tình yêu đích thực
Balzac từng có câu thế này: "Không ai yêu một người phụ nữ vì nàng đẹp hay nàng xấu, ngu ngốc hay thông mình. Chúng ta yêu vì chúng ta yêu." Đó mới là tình yêu đích thực. Tình yêu đích thực vượt qua những cái nhìn hạn hẹp, những bóng mờ hào nhoáng của tiền bạc và con người. Tình yêu đích thực vượt qua không gian và thời gian. Tôi yêu em không phải vì em đẹp như tiên, tôi yêu em là vì em là một điều đặc biệt. Và dù đôi khi tình yêu ở trong một hoàn cảnh sai, như Romeo yêu Juliet, như thằng gù nhà thờ Đức Bà yêu nàng Esmeralda, thì tình yêu vẫn đúng, luôn đúng.
Tình yêu đích thực, đối với tôi là Lucy và Henry trong 50 First Dates, khi Lucy không thể nhớ được mọi chuyện mỗi ngày vì tai nạn, Henry vẫn tạo ra những cuộc gặp gỡ đầu tiên, những nụ hôn đầu tiên, những kỉ niệm đầu tiên của hai người. Hay như trong About Time, khi Tim gặp lại cô người yêu cũ Charlotte, được cô bật đèn xanh đưa về phòng cô, Tim đã lựa chọn không gặp cô nàng nữa, mà chạy về để cầu hôn Mary. Và trong Longest Ride, khi Luke quyết định từ bỏ môn đấu bò để có thể ở bên cạnh Sophia lâu hơn nữa, dù anh rất yêu môn này, đó là tình yêu đích thực. Tình yêu đích thực là khi thời điểm đến, bạn chấp nhận cho đi.
Nhưng dù vậy, cho đi không có nghĩa là hy sinh tất cả
Đến đây, có lẽ bạn bắt đầu nghĩ rằng, yêu là phải hy sinh. Và giờ tôi bật lại lý luận đó, bạn sẽ hoang mang ngã ngửa và trách tôi nói xàm. Có lẽ đúng vậy mà không phải vậy. Yêu là cho đi, nhưng nó không đồng nghĩa với hy sinh tất cả. Cho đi một lượng vừa phải như phần mà chúng ta đã nhận được xứng đáng. Cho đi, không giống như người vợ hy sinh sắc vóc tuổi xuân, công việc, ở nhà chăm con với vẻ mệt mỏi và cái đầu bù xù. Sự cho đi của tình yêu đích thực, phải giống như người vợ chọn sinh con ở giữa thời kì xuân sắc, với chồng luôn ở bên cạnh, chăm sóc, hỗ trợ và chia sẻ ngọt bùi. Dù cho đi hay nhận lại, tình yêu đích thực vẫn phải đến từ cả hai phía. Đừng ôm một thứ tình yêu vị kỉ, nhưng cũng đừng hy sinh tất cả và đánh mất bản thân mình.
Vậy còn bạn thì sao? Bạn nghĩ gì về tình yêu đích thực?
Theo lostbird.vn
Chấp nhận cho chồng "ăn bánh trả tiền": Bao dung hay sai lầm của phụ nữ? Phụ nữ đừng bao giờ nhầm lẫn giữa bao dung và mất lòng tự trọng. Nên nhớ mọi việc đều có giới hạn của nó. Có lẽ nỗi đau khổ lớn nhất đối với phụ nữ không phải là lấy chồng nghèo, phải vất vả lo toan mà là sự chua xót khi biết chồng ngoại tình. Ngẫm ra thấy thật buồn cười,...