“Có người mắc Covid-19 trong những đoàn xe về quê, lây nhiễm lẫn nhau”
Vấn đề này được nêu ra tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 chiều nay.
Theo đó, Ban chỉ đạo thống nhất kiến nghị quản lý, không ai được ra khỏi vùng giãn cách xã hội.
Chiều 31/7, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp với thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19. Thành viên Ban chỉ đạo là đại diện của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thông tin và Truyền thông và Tổ Phân tích thông tin dự cuộc họp.
Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 vừa kết thúc cuộc họp chiều 31/7.
Kiến nghị nới hạn giãn cách 19 tỉnh phía Nam thêm 14 ngày
Về tình hình thực hiện quy định giãn cách đang áp dụng tại 19 tỉnh thành phía Nam, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Anh Tuấn nêu quan điểm, dịch vẫn tiếp tục gia tăng, các địa phương nên duy trì thực hiện giãn các xã hội, thậm chí một số khu vực cần siết chặt thêm các biện pháp khác.
Đồng quan điểm, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế Đặng Quang Tuấn khuyến cáo kéo dài thêm thời gian giãn cách xã hội ở khu vực này bởi các ca mắc ở đây vẫn có xu hướng tăng, chưa có dấu hiệu chững lại. Trong khi đó, một số địa phương thực hiện giãn cách xã hội còn chưa nghiêm, còn tình trạng người dân vẫn ra đường không cần thiết.
Ban Chỉ đạo yêu cầu Tiểu ban Giám sát dịch Covid-19 (Ban Chỉ đạo) tiếp tục giám sát chặt chẽ để kịp thời báo cáo Ban Chỉ đạo khi các địa phương có dấu hiệu chuyển từ nguy cơ lên nguy cơ cao (phải áp dụng Chỉ thị 15/CT-TTg), nguy cơ cao lên nguy cơ rất cao (phải áp dụng Chỉ thị 16) để chỉ đạo các địa phương và báo cáo Thủ tướng.
Với Hà Nội, sau khi hệ thống giám sát cảnh báo về mức nguy cơ rất cao, Ban Chỉ đạo đã báo cáo lên Thủ tướng yêu cầu thành phố thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Ban Chỉ đạo cũng thống nhất, kiến nghị Thủ tướng tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 tại 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam thêm 14 ngày.
Tuy nhiên, tùy vào mức độ kiểm soát dịch bệnh, các địa phương có thể nới lỏng cục bộ. Đối với khu vực tiếp giáp, phải thống nhất với các địa phương khác, báo cáo Tổ trưởng Tổ Công tác đặc biệt của Chính phủ và Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia trước khi quyết định.
Ưu tiên cao nhất vắc xin cho TPHCM để tạo miễn dịch cộng đồng
Video đang HOT
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp.
Trước tình trạng nhiều người dân đi ra khỏi TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương… để về quê, PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại TPHCM và các tỉnh phía Nam, mục tiêu phòng, chống dịch phải được đặt lên hàng đầu. Qua theo dõi, nhiều địa phương không kiểm soát được do người dân đi về tự phát. Trong số đó, có những người đã mắc Covid-19, trên đường đi lây nhiễm lẫn nhau.
Theo ông Phu, trong lúc này, người dân không nên tự ý trở về quê; nên ở lại và thực hiện nghiêm quy định giãn cách xã hội của chính quyền các địa phương, góp phần phòng bệnh cho bản thân và cộng đồng.
Ban Chỉ đạo thống nhất nguyên tắc, thực hiện nghiêm giãn cách xã hội, không ai được ra khỏi vùng đang giãn cách, trừ mục đích công vụ và lý do đặc biệt được chính quyền cho phép. Các địa phương không kiểm soát, để người dân tự ý ra khỏi địa bàn, phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng.
Đối với những người dân đã đi ra khỏi địa bàn đang giãn cách xã hội, sang địa phương khác, khi được phát hiện, chính quyền sở tại có trách nhiệm đón, đưa những người này tiếp tục về quê an toàn, bố trí xe ô tô khách chở bà con về, không để di chuyển bằng phương tiện cá nhân (nếu cần, có thể bố trí xe tải vận chuyển phương tiện của người dân).
Ban Chỉ đạo cũng đồng ý nguyên tắc tập trung vắc xin phòng Covid-19 tiêm hết cho người dân trên địa bàn của TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An… để người dân yên tâm ở lại.
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến rất phức tạp ở TPHCM, khu vực lân cận thuộc tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh kết luận của Thủ tướng Chính phủ sau hội nghị toàn quốc tổ chức hôm qua là ưu tiên cao nhất vắc xin phòng Covid-19 cho khu vực này để đạt miễn dịch cộng đồng sớm nhất.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ cùng UBND TPHCM rà soát, điều chỉnh cần thiết về quy trình, thủ tục tiêm để tiêm nhanh nhất, bảo đảm an toàn. Mặt khác, Bộ Y tế bảo đảm nguồn vắc xin theo đúng tiến độ tiêm của UBND TPHCM đề ra.
TPHCM cũng phải khẩn trương xây dựng phương án tổ chức sản xuất, kinh doanh sau khi đã tiêm vắc xin cho tất cả những người trong độ tuổi (theo khuyến nghị của nhà sản xuất).
Tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo cũng yêu cầu Bộ Y tế rà soát lại công tác thống kê để cập nhật kịp thời số người mắc, tử vong do Covid-19 trên nguyên tắc công khai, minh bạch.
Yêu cầu TPHCM nới lỏng giãn cách xã hội, "mạnh tay" để giữ bằng được KCN
Nhấn mạnh tinh thần, giãn cách xã hội, cách ly, phong tỏa tại TPHCM phải làm "gọn nhất có thể", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, không tiếp tục kéo dài việc giãn cách xã hội toàn thành phố.
Chiều 17/6, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì họp trực tuyến với lãnh đạo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TPHCM.
Nhấn để phóng to ảnh
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp trực tuyến với Ban Chỉ đạo chống dịch Covid-19 TPHCM (Ảnh: VGP).
Tiêm 836.000 liều vắc xin trong 5 ngày
Báo cáo Phó Thủ tướng, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức cho biết, trước diễn biến dịch Covid-19, để đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh, hàng ngày, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch của TPHCM tổ chức họp, tổ chức các đoàn kiểm tra thường xuyên.
Bắt đầu từ ngày 17/6, các quận, huyện thành lập các đoàn kiểm tra để kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị 15 cộng với một số biện pháp của thành phố.
Hiện có 7 doanh nghiệp trong khu công nghiệp (KCN) ở TPHCM có ca mắc Covid-19. Phần lớn mỗi nơi chỉ có từ 1-2 ca mắc, chưa có dấu hiệu lây lan ra các nơi khác. Có 2 doanh nghiệp, các ca mắc có tính chất giống nhau, F0 được phát hiện tại dây chuyền chế biến hải sản, công nhân làm việc chung trong môi trường không gian lạnh và kín nên có số lượng ca mắc lớn hơn (6 và 11 ca)...
Hiện tại, các UBND cấp phường và cấp quận có ca nhiễm đã tạm ngừng dịch vụ không cấp bách, ngừng tiếp nhận hồ sơ trực tiếp, chỉ nhận hồ sơ trực tuyến.
Nhận định về tình hình tại thành phố lớn nhất cả nước Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn - Trưởng Bộ phận đặc biệt của Bộ Y tế tại TPHCM cho biết, một số doanh nghiệp (DN) hoạt động trong KCN đã ghi nhận ca nhiễm, đặc biệt ở nhà máy chế biến thủy, hải sản có mật độ công nhân làm việc rất đông.
Dự kiến, TPHCM sẽ thành lập khoảng 100 đoàn để kiểm tra tất cả các nhà máy, DN hoạt động trong KCN. Những nhà máy, DN lớn cần có phương án bố trí cho bộ phận công nhân nòng cốt ăn ở, trong KCN hoặc quy trình khép kín từ nơi ở trọ, ký túc xá đưa đón đến nhà máy làm việc, sinh hoạt và đưa về.
Hiện TPHCM đã chuẩn bị phương án điều trị cho 5.000 bệnh nhân, nhưng phải sẵn sàng trang thiết bị điều trị bệnh nhân phải thở máy, có diễn biến nặng.
Về việc triển khai tiêm phòng vắc xin, Phó Chủ tịch thành phố Dương Anh Đức cho biết, sau tiếp nhận 836.000 liều vắc xin AstraZeneca, TPHCM đã xác định các đối tượng ưu tiên, sẽ triển khai tiêm phòng từ 19/6, phấn đấu đạt năng suất tiêm 200.000 người/ngày. Như vậy, trong khoảng 5 ngày thành phố sẽ tiêm hết số vắc xin được phân bổ. TPHCM cũng phấn đấu tăng năng lực xét nghiệm lên 30.000 mẫu đơn/ngày.
Nới lỏng giãn cách xã hội ở khu vực an toàn, siết chặt khu vực nguy cơ
Nhấn để phóng to ảnh
Lãnh đạo UBND TPHCM và Bộ Y tế tham gia cuộc họp trực tuyến từ đầu cầu TPHCM.
Chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý, các quyết định giãn cách xã hội, cách ly, phong tỏa tại TPHCM phải thực hiện trên tinh thần "gọn nhất có thể". Mục đích của việc giãn cách xã hội là để làm chậm tốc độ lây lan của dịch, xác định các ổ dịch, các nguồn lây, quy mô, để khoanh thật gọn, thật chặt, phấn đấu không để tiếp tục kéo dài tình trạng giãn cách xã hội trên diện rộng.
Theo Phó Thủ tướng, TPHCM đã qua 14 ngày giãn cách xã hội, phải khẩn trương điều tra dịch tễ, phân loại những khu vực được coi là đã an toàn hoặc sau khi tiếp tục thực hiện một số biện pháp thì xác định được là an toàn trong tình hình dịch bệnh dịch bệnh hiện nay thì có giải pháp để nới lỏng. Ngược lại, những khu vực có nguy cơ thì phải siết chặt hơn nữa, không để tình trạng còn có tập trung đông người như dư luận phản ánh.
"Tinh thần là không cào bằng hết tất cả vì phải phục vụ "mục tiêu kép", kể cả trong chống dịch. Nếu khoanh vùng dịch rộng mà bên trong kiểm soát không chặt thì không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội mà chống dịch cũng sẽ rất khó khăn" - Phó Thủ tướng nói.
Đối với KCN, Phó Thủ tướng yêu cầu TPHCM phải "giữ bằng được", bằng những biện pháp rất mạnh tay. Thành phố cần tăng cường xét nghiệm, cảnh báo để nhanh chóng phát hiện ca nhiễm trong 3 ngày đầu tiên, với các bài học kinh nghiệm chống dịch như tại Bắc Giang và Bắc Ninh.
Phó Thủ tướng lưu ý, mặc dù năng lực xét nghiệm của TPHCM rất tốt so với các tỉnh nhưng với dân số 10 triệu dân, có rất nhiều KCN, thành phố phải có phương án tăng cường công suất xét nghiệm trong tình huống dịch xuất hiện trong KCN.
Khi phát hiện ca nhiễm ở các nhà máy, xí nghiệp trong KCN, cần hết sức chú ý đến các khu công nhân ở trọ có mật độ rất dày đặc khi thực hiện khoanh vùng, cách ly, phong tỏa.
Trong thời gian tới, TPHCM cần khẩn trương hoàn thiện hướng dẫn thí điểm cách ly các trường hợp F1 tại nhà bảo đảm an toàn chặt chẽ về y tế cũng như quyền riêng tư của người dân, phù hợp với điều kiện của thành phố trong tình huống có đông người bị nhiễm.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết: Từ ngày mai (18/6), TPHCM sẽ thí điểm tự lấy mẫu xét nghiệm; thực hiện cách ly F1 tại nhà, đồng thời sẽ tổ chức rà soát để bảo đảm an toàn trong khu cách ly tập trung, chống lây nhiễm chéo; tăng cường tiến hành rà soát ngoài cộng đồng, các KCN.
Phó Thủ tướng tha thiết đề nghị các tỉnh nhường vắc-xin cho TP HCM Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tha thiết đề nghị Bộ Y tế, các tỉnh, thành nhường một phần vắc-xin để TP HCM tiêm trước cho người dân nhằm đạt được miễn dịch cộng đồng, cứu được nhiều người hơn. Ngày 30-7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với 63 tỉnh, thành phố để thực...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Những dấu mốc lịch sử trong Chiến dịch Hồ Chí Minh

Tái diễn tình trạng chiếu laser vào máy bay khu vực tiếp cận sân bay Đà Nẵng

Tiết lộ của người đầu tiên phát hiện nhiều bộ xương trong hang đá ở Nghệ An

TP. Pleiku: Xuất hiện mưa đá sau đợt nắng nóng kéo dài

Trên đường đi thu mua rau, 2 vợ chồng tử vong do va chạm với xe tải

Tài xế lái ô tô húc xe máy khi bị đe dọa giữa đường ở TPHCM

Tàu hỏa tông ô tô tải, tài xế mắc kẹt trong cabin

Người dân rời buổi sơ duyệt diễu binh, ga metro Bến Thành quá tải

Đoàn quân diễu binh trùng trùng như sóng tại buổi sơ duyệt đại lễ 30/4

Dùng can nhựa bơi từ thuyền vào bờ, ngư dân 71 tuổi bị sóng cuốn, tử vong

Đại diện Thương mại Mỹ nói cuộc điện đàm với Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hiệu quả

Điện giật khi đào giếng, một người đàn ông tử vong
Có thể bạn quan tâm

Robot siêu nhỏ biến hình
Thế giới số
08:38:23 26/04/2025
Thấy xe và dép con trên cầu, mẹ già khóc ngất
Netizen
08:34:45 26/04/2025
Nỗi lo hàng đầu của doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc
Thế giới
08:34:03 26/04/2025
Môi mỏng nên đánh son màu gì?
Làm đẹp
08:24:42 26/04/2025
5 hành động đơn giản để gan thải độc tự nhiên
Sức khỏe
08:18:53 26/04/2025
Á hậu Vbiz bị tấn công vì drama yêu đương, căng đến mức nhãn hàng phải cầu cứu vì vạ lây
Sao việt
08:16:13 26/04/2025
Lamborghini Revuelto mang màu ngoại thất có thể chuyển sắc theo ánh sáng
Ôtô
08:14:12 26/04/2025
Phát hiện 1 lỗi sai nghiêm trọng của Google liên quan đến BLACKPINK, fan tá hỏa gửi khiếu nại
Nhạc quốc tế
08:12:45 26/04/2025
An Giang: Trộm đột nhập cửa hàng lấy hơn 80 điện thoại di động
Pháp luật
08:10:24 26/04/2025
Mẹ biển - Tập 30: Quân bị chính bố đẻ chối bỏ
Phim việt
08:09:32 26/04/2025