Có người coi tu bổ là dịp “kiếm”
Tiếp tục câu chuyện về những “thảm họa tu bổ di tích”- mà gần đây nhất là chùa Trăm Gian, PV Báo An ninh Thủ đô đã có cuộc trao đổi cùng Họa sĩ, Kiến trúc sư Lý Trực Dũng – một trong những người gắn bó lâu năm với nghề trùng tu.
- PV: Liên tục có những sai phạm trong việc tu bổ di tích, đặc biệt là các di tích kiến trúc gỗ, phải chăng hệ thống các văn bản pháp quy của ta còn thiếu chặt chẽ, thưa ông?
- Kiến trúc sư Lý Trực Dũng: Hành lang pháp lý của chúng ta đã có, chặt chẽ là đằng khác, chỉ có điều, những người thực hiện nó có nghiêm túc hay không mà thôi. Ý tôi là, đang có vấn đề ở khâu thực thi. Nếu bây giờ, lật hết văn bản pháp lý về trùng tu di tích, tôi nghĩ sai sót nhỏ cũng khó mà “lách” được, chứ chưa nói đến việc “động trời” như ở chùa Trăm Gian. Tôi nói ví dụ thế này, nhà sư trụ trì chùa Một Cột từng than phiền rằng, chỉ xin sửa một cái mái dột thôi cũng phải đủ các loại văn bản giấy tờ, rất nhiêu khê. Nếu nó là một công trình dân sinh bình thường thì việc này đơn giản lắm. Nhưng đã là di tích là phải nghiêm túc, phải có quy trình hẳn hoi. Ví dụ có thay ngói thì cũng phải xem là ngói gì, kích cỡ ra sao để tránh không có những “dị vật” lọt vào công trình kiến trúc cổ.
- Thưa ông, lâu nay người ta cứ than phiền thiếu nhân lực trong trùng tu tôn tạo. Là một người trong nghề, ông thấy, vấn đề nhân lực có thực sự khan hiếm không?
- Một số đồng nghiệp mà tôi biết, họ rất có kinh nghiệm trong việc tu bổ di tích kiến trúc gỗ. Họ nghiêm túc trong nghề, oái oăm là nghiêm túc lại luôn bị “bật bãi”. Họ hầu như không nhận được công trình, nếu họ làm theo đúng lương tâm. Di tích lịch sử không phải là nơi bám vào để làm tiền, để kinh doanh, để nhận “hoa hồng”. Nhưng xin lỗi là tôi phải nói thẳng, một số người đã coi đó là một nơi để thu lợi bất chính. Tôi đã từng sang Đức, Nhật, Lào, Campuchia… để học cách tu bổ của các chuyên gia nước ngoài. Kỹ thuật thì mỗi nơi thực hiện một cách khác nhau, nhưng họ cùng có điểm chung, đã là di tích thì không thể xâm phạm. Tôi từng có chuyến công tác tại Myanmar, giữa Thủ đô là một ngôi chùa được làm từ 8 tấn vàng, trên trần khảm rất nhiều ngọc, rồi kim cương… Có cái lạ, câu đầu tiên của những người Việt Nam khi đến thăm di tích này thắc mắc là “Không mất cắp à?”. Tất nhiên người Myanmar họ cũng có hình thức bảo vệ, nhưng cái mà du khách thấy được là sự tự giác. Với họ, đó là thứ tôn giáo nghiêm túc, chứ không phải thứ mượn tôn giáo để làm tiền.
Video đang HOT
- Có nhà nghiên cứu đã đau đớn thốt lên rằng, tu bổ đôi khi cũng là hình thức xâm hại, ông có đồng tình với quan điểm này?
- Tôi xin nói thẳng, có một số người, nhân danh văn hóa, sửa chữa công trình rồi “ăn cắp” một cách trắng trợn. “Ăn cắp” bằng cách nào? Đáng lẽ không cần hạ giải thì lại hạ giải. Để làm gì? Để đẩy số tiền tu bổ càng lớn càng tốt. Trong nghề tu bổ, người ta rất kỵ chuyện hạ giải. Dỡ cả một công trình từng tồn tại đến mấy trăm năm chuyện vỡ, hỏng sẽ rất nhiều. Có những loại gạch, từ thế kỷ 17 hay gần hơn là thế kỷ 19, giờ mình không thể làm lại được. Bây giờ, một số công ty tư vấn kiến trúc rất hay hạ giải, cấu kiện cũ không được tái sử dụng, và rồi lại thêm một lần tiền để phục hồi lại hoa văn họa tiết cũ. Càng vẽ ra nhiều hạng mục, kinh phí càng cao. Điều tôi nói đó là một sự thật, từ lâu những người làm nghề đều rõ cả. Và nữa, cần phải giải quyết được tình trạng “hoa hồng”. Nếu không sẽ có nhiều di tích ở Việt Nam lâm nguy.
- Thực tế có không ít trường hợp, các di tích chờ tu bổ trong mòn mỏi và cực chẳng đã, họ mới phải làm cái chuyện “vượt rào”?
- Chuyện này, tôi nghĩ phải cần có sự giúp đỡ của truyền thông. Để chùa, đình, đền xuống cấp những người có liên quan phải bị buộc trách nhiệm. Phải rõ ràng rằng, một hồ sơ xin cấp phép tu bổ, cơ quan cấp phép buộc phải trả lời có được tu bổ hay không, nếu không thì tại sao. Và thời hạn buộc phải trả lời cho từng hồ sơ là bao nhiêu ngày. Không thể để mãi tình trạng chùa dột, xin sửa mà chờ cả tháng trời trong khi mùa mưa bão đến gần. Tôi từng chứng kiến có ngôi chùa sắp sập, sư cụ phải cho người mang cột tre vào chống. Khổ lắm! Trong khi mãi không được cấp phép. Hiện di tích được quản lý theo kiểu phân cấp, phân cấp không có nghĩa là địa phương toàn quyền. Đến khi có chuyện lại bảo tôi phân cấp rồi, không quản lý là có tội với các di tích đấy.
- Thưa ông, vậy chúng ta phải làm gì để cứu di sản?
- Ngoài việc cố gắng giữ gìn những gì mà cha ông để lại, tôi nghĩ ngay lúc này, cơ quan điều tra cần phải vào cuộc để xác định xem ở những cuộc “đại trùng tu” phần nhiều mang tính hồn nhiên, những người thực thi có thực sự hồn nhiên hay không? Hay đó là sự hồn nhiên có lợi? Chỉ có tách bạch giữa hồn nhiên và mưu lợi cá nhân trong việc tu bổ di tích, thì lúc đó di sản mới qua được nạn “bạ đâu cũng trùng tu tôn tạo”!
Theo ANTD
Nhiều "khuất tất" sau vụ "bức tử" ngôi chùa Trăm Gian nghìn tuổi
Hàng loạt hiện vật quý giá của chùa đã biến mất hoặc bị đập phá qua các lần trùng tu trước đây. Sau câu chuyện trùng tu ngôi chùa nghìn tuổi, nhiều câu chuyện "khuất tất" đã được hé lộ.
Sự việc Nhà Tổ và Gác Khánh của chùa Trăm Gian bị "bức tử" khiến dư luận bức xúc đã được xác định là hành vi xâm hại nghiêm trọng. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV Người đưa tin, thì ngoài hai địa điểm nói trên, hàng loạt di vật quý giá nằm trong nhiều hạng mục khác thuộc quần thể di tích nghìn tuổi này, từ khu thờ Phật Thánh (Tam Bảo), bảy gian Tiền đường cho đến hai dãy hành lang Thập bát La hán, đều bị mất mát, huỷ hoại khiến người dân địa phương bức xúc kêu trời.
Di vật quý giá tại các hạng mục nằm trong quần thể chùa Trăm Gian bị vứt ngổn ngang
Nhiều hiện vật quý không còn
Vụ việc ngôi chùa Trăm Gian nghìn tuổi được Nhà nước xếp hạng di tích đặc biệt quý giá cấp Quốc gia bỗng nhiên bị "khai tử" đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Một công trình được xây dựng từ đời Lý, nức tiếng với kiến trúc cổ kính và độc đáo mà ít ngôi chùa nào có được về cả tuổi đời và đường nét hoa văn tinh xảo hiện đã bị xâm hại đến mức khó bề khắc phục nổi. Sự việc ngôi chùa nghìn tuổi b? "b?c t?" vỡ l? khiến nhiều người dân trong cả nước vô cùng bức xúc về sự hiểu biết về Luật Di sản cũng như sự thiếu hiểu biết về giá trị của một công trình đặc biệt quý giá này. Điều đáng nói là không chỉ dừng lại ở việc Gác Khánh và Nhà Tổ bị "đập đi" xây mới, mà nhiều vấn đề liên quan đến việc trùng tu của ngôi chùa này trước đó cũng còn nhiều điều khuất tất.
Trao đổi với PV Người đưa tin, ông Nguyễn Quốc Ân, một cán bộ hưu trí, có thâm niên 10 năm làm chủ tịch MTTQ Việt Nam xã Tiên Phương (Quốc Oai, Hà Nội) cho biết: "Dù tượng cũ cũng còn nhiều, nhưng một số đã mất đi như tượng đồng đen Thích ca (nằm trong toà Cửu Long Châu). Người dân hỏi thì nhà chùa bảo rằng chôn dưới bệ để không bị mất trộm. Hay như toà Cửu long Châu có 9 vị thánh cũng vừa được làm mới. Không hiểu sao những giá trị vô giá như thế lại được thay bằng cái mới. Án gian (trước cửa gian Tiền đường) cũng không thể tránh khỏi "số phận cũ kỹ" và thay bằng Ô Sa cải tiến của nước ngoài. Như vậy làm gì còn là đồ cổ, còn gì là giá trị văn hóa nữa. Những cái đèn thắp nến cổ đồng và gỗ cũ bốn mặt kính, kiểu đèn lồng hộp cũng biến đâu mất, thay vào đó nhà chùa cho lắp đèn điện nhấp nháy xanh đỏ.
Đặc biệt, cũng theo ông Ân trong chùa có một di vật vô cùng quý giá đó chính là Đài sen xếp bằng gạch đất không nung (nằm ở khu thờ Phật Thánh), khi xếp vào nhau sẽ ra hình 12 con giáp. Tuy nhiên, khoảng 10 năm trước thầy Khoa cũng cho đập đi và xây lại nhưng vẫn không thể được như cũ. Hơn nữa, nhà chùa còn tự ý cho đào một nhà hầm sâu dưới đất chỉ dùng với mục đích sinh hoạt mà không hề xin ý kiến của các cụ. Bên cạnh đó còn nhiều tượng và di vật khác trong chùa được sơn lại cho mới nhưng theo kiểu khác hoàn toàn với cái cũ. Bởi vậy không thể nói đây là tượng cũ đã được sơn lại mà là tượng mới hoàn toàn, chỉ cần nhìn qua là biết ngay. Những di vật đó bây giờ đi đâu về đâu thì chỉ có... trời mới biết. nhà chùa "tự tung tự tác" như vậy, trách nhiệm này thuộc về ai"?
Cùng chung nỗi bức xúc và tâm trạng như ông Ân, một cán bộ địa phương về hưu cho biết: "Trong chùa từ cái chân cột, đến bức tường cổ bị đào tung lên thay vào những vật liệu mới. Trước đó khoảng gần chục năm, nhà chùa cũng cho đào tung lên để lát gạch hoa Trung Quốc, nhưng sau đó dân làng phản đối và yêu cầu nhà chùa cạy lên lát lại, nhưng mãi đến vừa rồi mới lát lại loại gạch đỏ mới. Đến bây giờ thì di tích không còn là di tích nữa rồi, bởi mọi thứ đổi mới hết, tượng phật được... tô son điểm phấn đến khác lạ. Chúng tôi đặt câu hỏi về những điều nhà chùa đã làm rằng, liệu có việc lợi dụng ngôi chùa để trục lợi cá nhân không? Điều này phải chờ cơ quan chức năng có thẩm quyền kết luận.
Nhà chùa "tự tung tự tác"?
Theo người dân nơi đây, việc trùng tu và tu bổ ngôi chùa Trăm Gian đã được tiến hành nhiều lần với số tiền tài trợ "khủng" nhờ vào các mối quan hệ" của vị trụ trì chùa. Nhưng dường như mọi cố gắng của nhà chùa đều đi ngược lại với mong muốn của người dân, khi thay việc trùng tu bằng việc xây mới.
Để biện minh cho sự cố ý "làm trái" của mình, sư thầy Thích Đàm Khoa bày tỏ: "Thật ra công trình đã được sửa chữa nhiều lần đến nay không thể chống đỡ được nữa, nên nhà chùa phải cho "tu sửa" lại để đảm bảo an toàn cho người dân đến lễ Phật, tham quan được an toàn khi mùa mưa bão đang đến gần".
Hiện, Nhà Thờ Tổ và Gác Khánh tại chùa Trăm Gian gần như sắp hoàn thành, chỉ còn một vài hạng mục nhỏ chờ thi công nốt. Nằm sát bên ngoài công trình "một vài ngày tuổi" này là những cột gỗ lim vững chắc, tảng đá xanh, đá gạch cổ viền quanh, cấu kiện cũ, rui, kèo..., nằm ngổn ngang. Đống ngói hai mặt âm dương cũng bị xếp vào một đống không khác gì rác vật liệu xây dựng đang chờ để vứt đi. Cùng với đó là những người không hiểu vì kém hiểu biết về di sản hay đồng tình với nhà chùa để được "chân râu ria" quanh chùa như trông xe, bán nước hay bán hương, đồ lễ, sẵn sàng "khai tử", rũ bỏ những giá trị văn hóa nghìn năm tuổi này.
Thiết nghĩ, công trình này dù có được tiếp tục hoàn thành nốt hay phục dựng lại nguyên trạng thì chùa Trăm Gian cũng mãi mãi không thể trở lại như trước được nữa. Nếu không xử lý nghiêm vụ việc này thì những di tích tiếp theo khó thoát khỏi "số phận" như chùa Trăm Gian.
Yêu cầu đình chỉ thi công Trước bức xúc của dư luận về vụ "bức tử" chùa Trăm Gian, thứ trưởng Bộ VH -TT&DL Lê Khánh Hải đã ký văn bản gửi UBND TP. Hà Nội. Văn bản yêu cầu đình chỉ việc thi công tại di tích chùa Trăm Gian và có biện pháp xử lý vi phạm Bảo vệ toàn bộ cấu kiện gỗ, chân tảng, ngói lợp cũ của Nhà Tổ, Gác Khánh và bậc cấp cũ trước sân tiền đường nhanh chóng xây dựng phương án phục hồi nguyên trạng Nhà Tổ, Gác Khánh và bậc cấp sân trước tiền đường trên cơ sở tái sử dụng tối đa các cấu kiện cũ của công trình và thiết kế đã được thỏa thuận thực hiện các thủ tục để tu bổ di tích theo quy định. Sư trụ trì chùa Trăm Gian nhận trách nhiệm tự ý tháo dỡ, thi công nhà tổ, Gác Khánh và bậc cấp phía trước tiền đường khi chưa được sự đồng ý của các cấp có thẩm quyền. Trụ trì chùa Trăm Gian vừa "trượt" bầu cử Hội đồng nhân dân Ghi nhận của PV Người đưa tin tại xã Tiên Phương (Quốc Oai, Hà Nội): Người dân nơi đây ít ai thiện cảm đối với "phong cách sống" của sư thầy Thích Đàm Khoa. Theo một cán bộ hưu trí trong xã, thầy Khoa sống khép kín và không quan hệ với ai trong xóm. Đợt bầu cử Hội đồng nhân dân xã vừa qua, cả xóm không ai bầu thầy và đương nhiên là không trúng HĐND xã. Nhưng không hiểu sao, cấp địa phương không trúng cử nhưng cấp Huyện lại trúng? Theo NDT
Sai phạm đến đâu còn phải chờ... thanh tra! Hôm qua, 30-8, Sở VH-TT&DL Hà Nội đã tổ chức họp báo với mục đích: "Thông báo cho giới truyền thông toàn bộ sự thật trong việc tu bổ di tích chùa Trăm Gian". Ngoài sự tham dự của lãnh đạo Sở, còn có lãnh đạo huyện Chương Mỹ, lãnh đạo xã Tiên Phương và Viện Bảo tồn di tích, đơn vị dự...