Cơ ngơi bạc tỷ rộng 500m2 bị bỏ hoang ở Hà Nội
Căn biệt thự 500m2 nằm trên khu “đất vàng” của quận Tây Hồ với trị giá hàng trăm tỉ bị bỏ hoang nhiều năm khiến nhiều người không khỏi xót xa.
Từ lâu nay, trên mặt đường Lạc Long Quân (phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội, một căn biệt thự rộng hàng trăm mét vuông bị bỏ hoang phế nhiều năm khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên. Giữa lúc “tấc đất tấc vàng”, một cơ ngơi bạc tỉ như vậy lại bị vứt chỏng chơ mặc cho gió mưa tàn phá.
Quan sát thực tế, Biệt thự có 4 tầng tọa lạc trên mặt đường Lạc Long Quân (phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội) diện tích khoảng 500m2. Phía dưới có một tầng hầm để xe ô tô. Theo tìm hiểu từ những người dân sinh sống nơi đây, lịch sử của toà biệt thự bỏ hoang đã hơn 10 năm nay. Khoảng năm 1988, khu đất xây dựng biệt thự này thuộc sở hữu của một người đàn ông tên Hiển, có tiếng trong giới kinh doanh ở Hà Nội.
Toà biệt thự bỏ hoang nhiều năm nay trên đường Lạc Long Quân (phường Nhật Tân, Tây Hồ, Hà Nội)
Sau khi mua đất, ông Hiển đã cho công nhân san lấp để mở một xưởng buôn bán đồ gỗ nội thất cao cấp. Cửa hàng hoạt động kinh doanh tấp nập được một thời gian dài thì Chủ khu đất rơi vào cảnh phá sản do giá gỗ khi thành phẩm bị rớt giá thê thảm, ông chủ buôn gỗ lỗ nặng. Khu đất sau đó bị chính quyền thu hồi.
Đến năm 1991, một cặp vợ chồng sau khi làm thủ tục đã mua lại khu đất trên và cho xây dựng thành một khách sạn thuộc dạng “vip”. Với vốn đầu tư hàng chục tỉ đồng. Khách sạn được kiến trúc sư thiết kế theo phong cách tây âu. Mục đích của hai vợ chồng nhằm kinh doanh cho thuê phòng nghỉ, tổ chức đám cưới. Năm 1994, toà nhà được hoàn thành và trở thành công trình hoành tráng nhất trên đường Lạc Long Quân thời bấy giờ.
Toà biệt thự đã xuống cấp nghiêm trọng sau nhiều năm hoang phế
Tuy nhiên, sau khi khánh thành, không như mong đợi, khách sạn không mấy khi có khách. Việc là ăn bị rơi vào bế tắc. Đặc biệt, hai vợ chồng chủ khách sạn do bất hoà trong cuộc sống đã làm đơn ly dị ra toà và ly hôn. Sau đó vài năm, đường Lạc Long Quân được mở rộng, căn nhà ở mặt đường nên dính một phần quy hoạch. Gia đình chủ khách sạn không đồng ý trong việc đền bù đất. Do chưa thoả thuận được nên khách sạn tạm đóng cửa và bỏ hoang phế cho đến tận bây giờ.
Video đang HOT
Toà biệt thự có trị giá vài trăm tỉ bị bỏ hoang khiến nhiều người xót xa
Sau khi khách hạn bỏ hoang, nhiều người dân đã bắt đầu đồn thổi về “khu đất ma ám”. Họ cho rằng khu đất này nằm ngay sát khu nghĩa địa, phong thủ xấu nên ai sinh sống, làm ăn ở đây đều gặp chuyện xui xẻo. Cho đến thời điểm hiện tại, căn nhà được quây tôn phía dưới, do để hoang quá lâu nên phần sơn đã bong tróc bung bét. Bên trong căn nhà các hạng mục công trình đã hư hỏng nặng. Nhiều người đi qua không khỏi xót xa trước “của một đống tiền” bỏ hoang.
Theo một lãnh đạo ở phường Nhật Tân, Trước đây, toà nhà từng được dùng để kinh doanh khách sạn nhưng do không có khách nên hoạt động kinh doanh bị đổ vỡ. Sau đó, căn nhà xảy ra tranh chấp kiện tụng kéo dài cả chục năm nên biệt thự tiền tỉ trên đất vàng vẫn bị bỏ hoang.
Theo Dân trí
7 triệu ý kiến, nhưng chỉ một ước mơ
Chúng ta thường được nghe con số 7 triệu ý kiến đóng góp cho Luật Đất đai. Nhưng tha thiết trong 7 triệu ý kiến đó, chỉ là một ước mơ nho nhỏ: Một mảnh đất không bị thu hồi. Và "chẳng may" có bị thu hồi thì được đền bù theo giá thỏa thuận ngoài thị trường.
* Ông Phạm Thế Duyệt - nguyên Uỷ viên thường vụ Thường trực Bộ Chính trị - nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam: "Luật còn những điều khoản chưa rõ, dễ bị lợi dụng...".
Người dân đi qua khu đô thị Thiên đường Bảo Sơn (Hà Nội). Ảnh: giang huy
Càng minh bạch, càng ít bị lợi dụng
Tuần trước, một khảo sát về "Phát triển kinh tế và hạnh phúc" do ĐH Copenhagen (Đan Mạch) và Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư công bố đã gây ra không ít ngậm ngùi từ dư luận.
Nhưng chẳng có gì là bất ngờ khi chỉ 7% dân nông thôn "rất hài lòng" với cuộc sống.
Điều bất ngờ, có chăng là 7% này trả lời họ hài lòng vì có thu nhập cố định khi tìm thấy niềm vui trong lao động nông nghiệp, trên đồng ruộng của mình. Một kiểu hạnh phúc "như anh nông dân cày xong thửa ruộng" rất nên thơ.
Một khu biệt thự hoang ở Bắc Ninh. Ảnh: TTXVN
Câu trả lời giản dị về hạnh phúc, hóa ra cũng gắn với mơ ước quá đỗi đơn sơ: Có một mảnh đất để vừa trồng trọt cấy hái, vừa là "chỗ cắm dùi". Nông thôn cả ngàn năm nay vẫn thế và ngàn năm sau vẫn vậy.
Tháng 10 năm ngoái, trong một hội thảo về Luật Đất đai được tổ chức ở thủ đô Hà Nội, xuất hiện một phụ nữ nông dân đến từ Lộc Hà (Hà Tĩnh). Chị đến để chỉ mộc mạc nói rằng: "Người dân chỉ mong được Nhà nước giao đất lâu dài.
Và chẳng may có bị thu hồi thì cũng được đền bù theo giá thỏa thuận ngoài thị trường". Phó Chủ nhiệm UBKT của QH Nguyễn Văn Phúc - người tự giới thiệu từng tham gia vào Luật Đất đai đầu tiên năm 1987 - tỏ ra bất ngờ với sự việc trên, bởi lần đầu tiên, một người dân được mời đến dự một cuộc hội thảo bàn về một bộ luật quyết định đến sinh kế của hàng chục triệu người dân.
Chúng ta thường được nghe con số 7 triệu ý kiến đóng góp cho Luật Đất đai. Nhưng tha thiết trong 7 triệu ý kiến đó, chỉ là một ước mơ nho nhỏ: Một mảnh đất không bị thu hồi. Và "chẳng may" có bị thu hồi thì được đền bù theo giá thỏa thuận ngoài thị trường.
Nhưng ước mơ không bị thu hồi thật giản dị, thật chính đáng, hóa ra lại không dễ thực hiện khi Luật Đất đai sửa đổi đang "quá kiên định" với việc thu hồi đất.
Có ĐBQH nhắc lại khẩu hiệu từ những năm 30, khẩu hiệu làm nên cuộc cách mạng giải phóng dân tộc "Người cày có ruộng", để nói khái niệm "thu hồi đất" là chưa phù hợp. Có ĐBQH nói quy định thu hồi đất tại Luật Đất đai không thể chung chung như thế. Rằng "Phải quy định rõ các dự án nào phục vụ phát triển kinh tế, xã hội. Nếu không rất dễ bị lợi dụng, dẫn đến thu hồi tràn lan...".
Có ĐBQH bàn đến chữ "thỏa thuận", hay "trưng mua" thay cho quyết định hành chính.
Điểm nghẽn chưa có lời giải
Nói như ĐBQH Bùi Thị An là có ở đâu, trong lĩnh vực nào "tham nhũng nhiều nhất" khiến một vài nhóm lợi ích "giàu lên nhanh nhất", tình trạng "khiếu kiện nóng bỏng và dai dẳng nhất", trong khi Nhà nước thì "thất thu nhiều nhất".
Những con số không nói dối. 1.571.500 lượt công dân có khiếu tố chỉ trong 4 năm qua và cứ 10 vụ thì có tới 7 vụ khiếu tố liên quan đến đất đai. Mà khiếu tố chỉ chủ yếu xoay quanh hai định chế "thu hồi" và "đền bù".
Sao mà người dân không khiếu kiện khi việc thu hồi đất hiện nay - nói như ĐBQH Đồng Hữu Mạo - là "không thỏa đáng", là "không đúng", là "lấy lợi ích của người sử dụng đất để chuyển cho các doanh nghiệp"?
"Nếu đền bù thỏa đáng rồi thì người dân cãi cọ làm gì?"- ông Mạo đặt câu hỏi.
"Nếu Luật Đất đai lần này vẫn giữ nguyên quy định các trường hợp thu hồi đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thì vấn đề khiếu kiện về đất đai vẫn là điểm nghẽn chưa có lời giải" - ĐBQH Trần Ngọc Vinh khẳng định.
"Chính sách hai giá đất cũng như việc định giá đất không thật đúng đắn, khách quan, sợ công khai, minh bạch, công bằng là nguyên nhân làm phát sinh đầu cơ, tiêu cực, tham nhũng, tạo điều kiện cho một số người làm giàu bất chính. Dự thảo luật hầu như chưa có quy định để thu hẹp và xóa bỏ tình trạng hai giá đất để khắc phục sự bất công giữa người có đất bị thu hồi và những người có đất thương mại" - Phó Chánh án Trần Văn Độ cũng từng nhận xét.
Nhân dân vẫn lắng nghe và chờ đợi trách nhiệm của các vị đại biểu trong phiên họp sáng mai.
Theo Lao Động