Cô Ngân địa lí làm thiện nguyện
Cô Đỗ Thị Ngân, Trường THCS Thăng Long (quận Ba Đình, Hà Nội) đã hơn 10 năm gắn bó với nghề. Nhưng cũng từng đó thời gian cô hết mình với công tác thiện nguyện.
Cô Đỗ Thị Ngân trong giờ dạy học trực tiếp. Ảnh TL
Dạy Địa lí bằng tiếng Anh
Cô Đỗ Thị Ngân dạy Địa lí nhưng ngoại ngữ tốt nên đã tham gia nhiều chương trình giao lưu quốc tế. Cô hỗ trợ phiên dịch cho giáo viên đến từ New Zealand, Hàn Quốc…
Năm 2016, khi tham gia chương trình “Trao đổi giáo viên khu vực châu Á – Thái Bình Dương vì giáo dục toàn cầu”, cô Ngân là một trong người hoạt động tích cực nhất khi có tham luận bằng tiếng Anh đăng trên Tạp chí giáo dục Sangseang của tổ chức UNESCO.
Năm 2020, cô tiếp tục đạt giải Ba trong cuộc thi The Challenge ( Video and Photo Contest) for 2020 Online SSAEM Conference của APCEIU – UNESCO tổ chức, đồng thời là đại diện duy nhất của Việt Nam đạt giải trong cuộc thi này.
Theo cô Ngân, bài giảng điện tử là xu hướng giáo dục hiện đại, gần gũi hơn với học trò. Từ đó, các tiết học Địa lí không gói gọn trong những trang sách khô cứng mà được mở rộng với những hình ảnh, video minh họa đầy màu sắc, tương tác trực tiếp với học sinh.
Cô Đỗ Thị Ngân trao đổi bài giảng với đồng nghiệp.
Video đang HOT
Tận tụy với học trò
Là giáo viên chủ nhiệm, cô Ngân luôn gần gũi, tâm sự, động viên học sinh như “người mẹ thứ hai”. Cô từng phụ trách nhiều học sinh thiệt thòi do chịu ảnh hưởng chất độc da cam, nhận thức kém, khó khăn trong việc phát âm, tăng động nhẹ hoặc có hoàn cảnh gia đình đặc biệt…
Cô Ngân luôn coi các em là bạn thân để cùng học, cùng nhân lên niềm đam mê. Cứ cuối giờ hay giải lao, cô lại tranh thủ phụ đạo cho các bạn có sức học yếu. Có lần, cô hỗ trợ tiền cho các bạn học sinh khó khăn để các em tiếp tục được đến trường.
Với nhiệt huyết, cô xin phép Ban giám hiệu mượn phòng học ngoài giờ và liên hệ với giáo viên phụ trách tiếng Anh để hỗ trợ học sinh làm bài tập, ôn tập trước các bài kiểm tra quan trọng.
Cô nhận kèm 10 học sinh yếu trong lớp khoảng 2 buổi/tuần suốt 2 năm học qua. Nhiều học sinh vốn ở diện lưu ban hoặc nhận thức kém đã thực sự tiến bộ.
Là thành viên Ban Tham vấn học đường của trường, cô Ngân trở thành “người bạn” mà học trò có vướng mắc trong học tập, tình cảm, gia đình có thể tâm sự, giãi bày.
Với cô Ngân, động viên, chia sẻ, đưa ra những lời khuyên kịp thời khi học trò cảm thấy bế tắc, tuyệt vọng mới thực sự là giáo dục toàn diện.
Trong hành trình làm “bác sĩ tâm lý học đường”, cô Ngân đã động viên, vực dậy tinh thần của một bạn học sinh nghiện điện thoại, tự nhốt mình trong phòng và lưu ban một năm học. Hiện, bạn đó vừa là học sinh có học lực khá, vừa tích cực tham gia hoạt động tập thể của trường, của lớp. Ngoài ra, còn rất nhiều học sinh khác dù ra trường vẫn được cô giữ liên lạc, chia sẻ khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống.
“ Làm đẹp” cho đời
Bên cạnh giờ dạy chuyên môn, cô Ngân còn là người tích cực trong phong trào thiện nguyện. Từ 2010 đến nay, cô Ngân cùng nhà trường vận động phụ huynh và học trò tham gia giải cứu nông sản, quyên góp ủng hộ lũ lụt miền Trung, ủng hộ học sinh miền núi, ủng hộ học sinh nghèo hàng năm…
Cô Ngân kể, có khi chỉ là bộ đồ dùng học tập cho học sinh khó khăn, có khi lại là thực phẩm, thuốc men cho người già. Số tiền hỗ trợ tính tới tháng 4/2021 là 85 triệu đồng, tự bản thân cô Ngân ủng hộ 10 triệu đồng.
Dù giúp đỡ nhiều hoàn cảnh, có lẽ, trường hợp học sinh N.L có cha bỏ đi, chỉ còn em với mẹ và bà có tuổi, đau ốm khiến cô giáo trẻ này thương cảm nhất. Biết chuyện, cô Ngân chủ động hỗ trợ gia đình trước mắt và nhận bảo trợ cho bạn này đến khi tốt nghiệp. Vượt qua bao gian khó, bạn N.L Nay đã tốt nghiệp trường nghề và có công việc ổn định.
Cô Nguyễn Thanh Hà – Hiệu trưởng Trường THCS Thăng Long (quận Ba Đình, Hà Nội) tâm sự, cô Đỗ Thị Ngân là một giáo viên giỏi chuyên môn, hiện làm Trưởng nhóm Lịch sử – Địa lí 6, giáo viên chủ nhiệm lớp 8D và thành viên Ban tham vấn học đường.
“Dù đạt nhiều thành tích nhưng cô Ngân vẫn tự trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ và chia sẻ kinh nghiệm quý giá cho đồng nghiệp. Là một người trẻ, cô Ngân rất ham học hỏi và nhiệt tình tham gia không chỉ các hoạt động của nhà trường mà còn các dự án giáo dục trong nước và quốc tế”, cô Hà chia sẻ.
Với sự nỗ lực trong dạy và học, cô Đỗ Thị Ngân vinh dự được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen năm 2008 về nghiên cứu khoa học; Giải Khuyến khích, giải Ba cấp thành phố Thiết kế bài giảng E-learning các năm 2015, 2021 cùng với nhiều phần thưởng cao quý khác.
Đặc biệt, mới đây (10/2021) cô Đỗ Thị Ngân vinh dự được nhận Bằng khen Người tốt việc tốt cấp thành phố Hà Nội. Niềm vui nối tiếp niềm vui, cô Ngân còn được Chi bộ Trường THCS Thăng Long bồi dưỡng để kết nạp Đảng trong tương lai.
Vì sao không nên lạm dụng chêm ngoại ngữ vào tiếng Việt?
Trong thời đại toàn cầu hóa, mở rộng giao lưu quốc tế, khó tránh khỏi sự xâm nhập của ngoại ngữ vào tiếng Việt. Tuy nhiên, không nên lạm dụng việc chêm ngoại ngữ vào tiếng mẹ đẻ khi giao tiếp.
"Chuyển mã" khi giao tiếp có ở khắp nơi
Ngôn ngữ là vỏ của tư duy, nên đặc tính tư duy của mỗi dân tộc thể hiện thành những đặc điểm ngôn ngữ của mình. Tư duy của người Việt thiên về tình cảm, nên nguồn gốc từ vựng tiếng Việt đều rất cụ thể, nhưng kho từ biểu thị thái độ, tình cảm cũng rất phong phú. Trái lại, tiếng Anh có tính chất khái quát - trừu tượng, ngắn gọn và bao hàm nhiều tầng nghĩa.
Một ví dụ về hiện tượng "chuyển mã": wanderlust là một từ tiếng Đức nhưng thường bị nhầm là tiếng Anh, được người dân toàn thế giới sử dụng với nghĩa "khao khát du lịch".
Trong thời đại toàn cầu hóa, việc sử dụng tiếng Anh, tiếng Hán - Việt hoặc các từ mượn trong ngôn ngữ nước ngoài là cần thiết và đã trở nên thông dụng. Không khó để bắt gặp các thương hiệu hàng hóa, tên quán ăn, quán cà phê... bằng tiếng nước ngoài, hoặc phiên âm tiếng Việt của một từ ngoại ngữ.
Do xã hội đã quen với các từ đa âm của nước ngoài, xu hướng dùng nguyên dạng ngoại ngữ với những từ không có trong tiếng Việt (thay vì dịch, chuyển sang dạng âm Hán - Việt hoặc phiên âm chúng như trước kia) đã được khẳng định. Nói chung, việc tạo nên các thuật ngữ mới, cũng như việc mượn các từ tiếng nước ngoài cần thiết và hợp lý như trên đã cho thấy một sự phát triển, một hình thái mới của ngôn ngữ tất cả các nước.
Không nên lạm dụng
Hiện nay, việc đan xen ngoại ngữ vào tiếng Việt không dừng lại ở giới hạn của sự cần thiết và hợp lý, mà nhiều khi bị lạm dụng. Trong giao tiếp hàng ngày và trên mạng xã hội, những từ tiếng Anh đơn giản, hoàn toàn có từ tiếng Việt tương ứng, được sử dụng rất nhiều.
Mới đây, việc nữ ca sĩ Chi Pu và Mỹ Anh sử dụng xen lẫn tiếng Anh một cách thái quá vào đoạn hội thoại, giao tiếp cùng người hâm mộ đã làm dấy lên làn sóng chỉ trích, giễu nhại sự "sính ngoại". Rõ ràng việc sử dụng tiếng Anh một cách bất hợp lý và không cần thiết như vậy là phản cảm và hạ thấp giá trị tiếng Việt.
Giống như với tiếng lóng và ngôn ngữ mạng, chỉ nên dùng xen pha ngoại ngữ khi nói vui, giải trí một cách thân mật, hoặc có thể dùng trong trường hợp cần nhấn mạnh điều gì đó, nhưng phải dùng trong văn cảnh phù hợp. Việc cố tình "chêm" tiếng nước ngoài vào câu nói của mình khi đang trò chuyện cùng người Việt thể hiện sự tự ti, khiếm khuyết của mỗi cá nhân về ngôn ngữ mẹ đẻ, và trên hết là sự tự ti về dân tộc. Mỗi người nên có ý thức hạn chế việc lạm dụng này để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.
Chị Nguyễn Hoàng Thảo - Giảng viên ĐH Hà Nội - dịch giả tiếng Anh, tiếng Nhật khẳng định: "Mình luôn nói với các bạn sinh viên của mình là càng học lên cao, càng nên trau dồi vốn tiếng mẹ đẻ của mình. Yêu nước trước tiên đến từ yêu tiếng nói, chữ viết của nguồn cội mình."
Văn hóa là gốc để định hình cho vị thế, niềm tự hào kiêu hãnh của mỗi dân tộc, mà nguồn gốc của văn hóa lại là ngôn ngữ. Học giả Phạm Quỳnh đã nói: "Tiếng ta còn thì nước ta còn." Hy vọng tất cả mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ - chủ nhân mới của nước nhà sẽ nâng cao ý thức gìn giữ những nét đẹp của tiếng Việt.
Công an Hải Phòng thông tin vụ nổ súng trên phố làm một người bị thương Liên quan đến vụ một người làm thiện nguyện bị thương trong vụ nổ súng trên đường phố, Công an TP Hải Phòng sáng nay (22/9) đã có thông tin chính thức. Tuyến phố xảy ra vụ nổ súng (Ảnh: CTV). Theo đó, vào lúc 9h45 ngày 21/9, tại cửa nhà số 4 Phạm Bá Trực, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hồng Bàng,...