Có nên tự rửa khoang động cơ ô tô?
Nhiều gara ô tô chào mời dịch vụ rửa khoang máy ô tô nhưng khách hàng chưa rõ tác dụng của dịch vụ này và bao nhiêu lâu cần thực hiện một lần?
Hỏi:
Tôi thấy nhiều gara ô tô chào mời dịch vụ rửa khoang máy ô tô, xin được hỏi tác dụng của dịch vụ này và bao nhiêu lâu cần thực hiện một lần?
Đào Chí Thiện (Cầu Giấy, Hà Nội)
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Hà, Giám đốc Trung tâm sửa chữa ô tô HZ Auto (Nam Từ Liêm, Hà Nội) tư vấn:
Trong quá trình sử dụng, động cơ quay dẫn động xe chạy tiến lùi gây bụi bám đầy khoang máy. Nếu để lâu dài có thể dẫn tới giải nhiệt động cơ kém, làm giảm tuổi thọ các chi tiết cao su, nhựa, phíp, đồ điện và điện tử… Một số trường hợp còn có côn trùng làm tổ hoặc chết ở khu vực dàn nóng điều hòa, két nước.
Vì vậy việc vệ sinh khoang máy là cần thiết để làm tăng tuổi thọ các chi tiết trong khoang động cơ, giúp động cơ giải nhiệt tốt hơn và phòng tránh chuột, bọ.
Mức giá hiện tại khoảng 600.000 đồng với ô tô 4 chỗ, 800.000 đồng với xe 7 chỗ hoặc bán tải. Thời gian vệ sinh khoảng 2 tiếng và nên thực hiện 1 lần/năm, mỗi 6 tháng bảo dưỡng lại một lần.
Khi rửa cần chú ý tới các vị trí phải tránh nước như giắc điện, hộp đen, bugi, ắc quy. Không nên tự rửa khoang máy tại nhà nếu không có hiểu biết, kinh nghiệm và các dụng cụ cần thiết như dung dịch vệ sinh, thiết bị xì hơi để thổi nước…
Có cần mua bảo hiểm cho riêng pin xe điện?
Một số công ty bảo hiểm đã triển khai dịch vụ bảo hiểm cho xe điện, tách rời việc bảo hiểm pin riêng với thân vỏ xe với các điều khoản cụ thể.
Hỏi:
Tôi dự định mua xe điện VF8 theo cơ chế mua đứt pin của VinFast, xin hỏi viên pin có cần mua bảo hiểm riêng hay có sẵn trong gói bảo hiểm thân vỏ xe. Quy tắc bảo hiểm pin như thế nào?
Tống Ngọc Trung (KĐT Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Nội)
Dòng xe VF8 của VinFast (Ảnh minh họa)
Chuyên gia Đỗ Hồng Sơn, Giám đốc Công ty CP Tư vấn dịch vụ bảo hiểm Việt Nam trả lời:
Một số công ty bảo hiểm đã triển khai dịch vụ bảo hiểm cho xe điện, tách rời việc bảo hiểm pin riêng với thân vỏ xe với các điều khoản cụ thể, ghi trong phụ lục hợp đồng.
Đồng thời, một số đơn vị bảo hiểm đã ban hành quy tắc cho nghiệp vụ này, trong đó việc loại trừ trách nhiệm bồi thường (từ chối bảo hiểm) đối với tổn thất pin và cách sử dụng, do các nguyên nhân sau:
Pin sử dụng cho xe khác; Pin dùng để cầm cố - thế chấp sẽ bị loại trừ bảo hiểm. Khách hàng tự ý thải bỏ pin cũng bị từ chối bảo hiểm.
Ngoài ra, pin bị hỏng/lỗi do nguyên nhân từ nhà sản xuất, hoặc do lỗi bất cẩn của bên cho thuê và người sử dụng pin, hoặc khi tổng dung lượng pin tối đa (SOH) dưới 70%.
Lưu ý, khách hàng sử dụng thiết bị sạc hoặc trạm sạc không do VinFast cung cấp, không nằm trong danh mục thiết bị phù hợp do VinFast công bố, cũng bị loại trừ bảo hiểm.
Đặc biệt, khi dung lượng pin còn thấp hơn 5% (dung lượng hiển thị màu đỏ trên màn hình) nhưng khách hàng không sạc ngay lập tức, gây hư hỏng pin cũng bị loại trừ bảo hiểm.
Ngoài ra, bộ dây sạc/dây cáp hoặc đầu nối điện cao áp (là thiết bị tách rời khỏi xe), cũng không được bảo hiểm.
Kéo kính ô tô có tiếng rít phải làm sao? Dạo gần đây, khi ấn công tắc kéo kính lái tôi thấy kính lên xuống chậm hơn trước, có tiếng rít. Xin hỏi vì sao? Đối với trường hợp kính lên xuống chậm, có tiếng rít nhiều khả năng do sử dụng lâu ngày, bụi bẩn bám vào các thành kẽ cửa kính. Khi này sẽ tạo ra ma sát lớn làm hạn...