Có nên trách cứ hàng hậu vệ đội tuyển Việt Nam?
Việc đội tuyển Việt Nam bị thủng lưới 10 bàn, sau 4 lượt trận toàn thua vòng loại thứ 3 World Cup 2022 khu vực châu Á không làm ai ngạc nhiên.
Nhưng không thể hoàn toàn trách cứ Quế Ngọc Hải và các cầu thủ hậu vệ đội tuyển.
Điều đầu tiên phải nói vòng loại thứ 3 World Cup 2022 khu vực châu Á HLV Park Hang-seo mới phải đối diện với những đối thủ khó chơi nhất sau 4 năm làm việc tại Việt Nam. Triết lý bóng đá của ông Park từ trước đến nay luôn ưu tiên xây dựng một hàng phòng ngự vững chắc rồi mới nghĩ tới tấn công. Nhưng đội tuyển Việt Nam đã thua liên tiếp 5 trận đấu, lỗi cá nhân có, lỗi hệ thống có, phải chăng là chất lượng hàng phòng ngự của chúng ta đang có vấn đề?
Sân chơi quá tầm
HLV Park Hang-seo: “Không ai vào trận muốn thua cả, chúng ta còn nhiều trận đấu phía trước”. Ảnh: VFF
Bình luận viên Đặng Gia Mẫn cho rằng: “Trong quá khứ, chúng ta đang rất tự hào về hàng phòng ngự trong sơ đồ 3 hậu vệ mà ông Park đang áp dụng tại Việt Nam. Nên nhớ AFF Cup 2018, thủ môn Đặng Văn Lâm đã lập kỷ lục khi có 405 phút giữ sạch lưới giúp ĐT Việt Nam vô địch giải đấu. Ở tại vòng loại thứ 2 World Cup 2022, Quế Ngọc Hải và các đồng đội không để thủng lưới 5/8 trận góp phần vào chiến tích lịch sử cho ĐTQG. Nhưng vòng loại thứ 3 World Cup 2022 thì 11 đội bóng khu vực châu Á ở một tầm cao hoàn toàn khác, đó chính là sự khác biệt mà đánh giá đội tuyển chúng ta cần lưu ý”.
Trong 4 trận đấu đã qua, ĐT Việt Nam đã để đối phương làm rung mành lưới đến 10 lần. Đa phần những bàn thua đều xuất phát từ lỗ hổng ở tuyến phòng ngự, các bàn thua tâm phục khẩu phục, trong cảnh biết mà chịu. Trước hết, ngoại trừ 2 bàn thua của Thanh Bình, lỗi về nhận định trình độ học trò trong việc thay người mà ông Park đã nhận, thì 8 bàn thua còn lại đều khó trách HLV Park Hang-seo. Theo chúng tôi có 3 yếu tố khiến chúng ta đã để thủng lưới trung bình 2,5 bàn/trận như hiện nay:
Video đang HOT
Tuyến phòng ngự của ĐT Việt Nam thiếu đi sự ổn định vànhân sự tốt nhất. Ngoài việc Đoàn Văn Hậu chấn thương và vắng mặt trước ngày trận đấu đầu tiên diễn ra thì thủ môn và tiền vệ phải Nguyễn Trọng Hoàng không thể góp mặt trong 2 cuộc đối đầu với Trung Quốc và Oman. Trung vệ Bùi Tiến Dũng cũng chỉ thi đấu từ trận gặp Australia tại Mỹ Đình. Những người thay thế khó lòng ăn ý với Quế Ngọc Hải và các cầu thủ đá chính khác.
Ngoại trừ Trung Quốc không chơi pressing, những đối thủ của ĐT Việt Nam ở VL cuối cùng World Cup 2022 đều tận dụng tối đa thể hình, thể lực để dồn lên tấn công, ép sâu đội hình chúng ta. Với những màn tra tấn thể lực với nhịp độ cao của các trận đấu, hàng thủ của thầy Park đã không giữ được sự tập trung cần thiết trong 90 phút. Để ý sẽ thấy 15 phút cuối trận đấu, chúng ta phải co cụm chống đỡ, trận đấu với đội tuyển Trung Quốc thậm chí đến phút cuối cùng cũng không thể đứng vững, thúc thủ 3-2.
Đối với các cầu thủ hàng đầu châu lục, kinh nghiệm và tiểu xảo thi đấu của những cuộc so tài căng thẳng đã khiến các tuyển thủ Việt Nam không thể giữ được cho mình cái đầu lạnh. Điều này dẫn đến những sai lầm cá nhân đáng tiếc do ức chế , h ai pha phạm lỗi lãng xẹt dẫn đến phạt penalty của Hồ Tấn Tài và Đỗ Duy Mạnh trong trận gặp Oman là minh chứng rõ nhất cho điều đó. Bảy lần bị thổi penalty trong suốt hành trình VL World Cup 2022 thể hiện sự thiếu kinh nghiệm của tuyến phòng ngự. Điều này không bộc lộ trong các lần đối đầu với các đội bóng trong khu vực, khi trình độ chúng ta nhỉnh hơn.
Điều đọng lại
Thua trận liên tiếp nên hàng hậu vệ Việt Nam toàn bị chấm điểm thấp hơn trung bình của toàn đội là điều đương nhiên. Nhiều khả năng trong 6 trận đấu còn lại, khi cuộc cạnh tranh càng đi vào giai đoạn quyết định thì số bàn thua còn có thể tăng thêm. Trước mắt đội tuyển Nhật Bản cũng đang rất cần điểm ngay khi gặp chúng ta trên sân Mỹ Đình vào đầu tháng tới.
HLV Park Hang-seo sẽ còn đau đầu để tìm ra giải pháp cho hàng thủ của mình trong thời gian tới. Điều quan trọng nhất là các cầu thủ đội tuyển Việt Nam học được kinh nghiệm thi đấu khi cọ xát với các đội bóng hàng đầu châu Á./.
AFF Cup 2020: Nơi khẳng định vị thế của bóng đá Việt Nam ở Đông Nam Á
Đội tuyển Việt Nam đang hướng đến những nhiệm vụ quan trọng trong năm 2021 là vòng loại thứ 3 World Cup 2022 và AFF Suzuki Cup 2020.
Đội tuyển Việt Nam sẽ nỗ lực để bảo vệ thành công ngôi vô địch tại AFF Cup 2020. Ảnh: AFC
Vòng loại thứ 3 World Cup 2022 khu vực châu Á là lần đầu tiên trong lịch sử bóng đá Việt Nam được tham dự. Đây là cơ hội để bóng đá Việt Nam được thi đấu cùng những đội bóng hàng đầu châu lục, mang đến cho tuyển Việt Nam những bài học, trải nghiệm vô cùng quý giá. Bên cạnh đó, theo Phó Chủ tịch Thường trực VFF Trần Quốc Tuấn, đội tuyển Việt Nam cũng sẽ nỗ lực bảo vệ thành công ngôi vô địch tại AFF Cup 2020.
Theo kết quả bốc thăm, tuyển Việt Nam nằm ở bảng B và sẽ gặp lại những đội tuyển vừa qua đã thi đấu với đội tuyển Việt Nam tại vòng loại thứ 2 World Cup là đội tuyển Malaysia và Indonesia. Cùng với đó là Campuchia và Lào.
"Chúng tôi hy vọng với những nỗ lực của mình, tuyển Việt Nam sẽ có những thành công ở vòng loại 3 World Cup. Và sau những trận đấu trước những đối thủ hàng đầu châu lục cùng nỗ lực tối đa, chúng ta có thể bảo vệ thành công chức vô địch AFF Cup mà chúng ta đạt được năm 2018", ông Trần Quốc Tuấn.
Theo lịch thi đấu, AFF Cup 2020 bắt đầu từ ngày 5/12/2021 - 1/1/2022. Bên cạnh đó, đội tuyển Việt Nam cũng đồng thời phải chuẩn bị cho các trận đấu tại vòng loại thứ 3 World Cup 2022. Thầy trò HLV Park Hang-seo kết thúc loạt trận tháng 11 vào ngày 16/11 và tiếp tục trở lại vào 27/1.
Phó chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn cũng thông tin, về kế hoạch tổ chức AFF Cup 2020, thông qua đánh giá tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ở các nước Đông Nam Á, AFF đã nghiên cứu và quyết định phương án đá tập trung tại một quốc gia đăng cai.
Với mật độ thi đấu dày đặc khi cùng lúc phải thi đấu trên 2 mặt trận, đây sẽ là bài toán cho HLV Park Hang-seo và đội tuyển Việt Nam.
Theo quan điểm của ông Trần Quốc Tuấn, do các giải đấu có thời gian giãn cách khác nhau nên việc chuẩn bị lực lượng đã có kế hoạch. Bên cạnh đó, những mục tiêu được giao đều quan trọng nên HLV Park Hang-seo và ban huấn luyện sẽ cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.
HLV Park Hang-seo cũng từng chia sẻ, hiện tuyển Việt Nam đang thi đấu tại vòng loại thứ ba World Cup 2022, vì thế sẽ gặp nhiều khó khăn do phải di chuyển để thi đấu sân khách, sân nhà, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19. Bên cạnh đó, việc V-League không thi đấu, nên việc tuyển chọn cầu thủ cũng chỉ có thể lựa từ danh sách mà đội tuyển đang chuẩn bị cho vòng loại thứ ba World Cup.
Cần phải thấy rõ rằng, sân chơi AFF Cup vẫn có ý nghĩa lớn với bóng đá Việt Nam. Thành tích ở giải đấu này vẫn là điều được VFF và Tổng cục Thể dục Thể thao chú trọng. Ở sân chơi Đông Nam Á, bóng đá Việt Nam vẫn cần thêm những danh hiệu để khẳng định vị thế.
Danh hiệu AFF Cup mang đến những giá trị về cả chuyên môn, hình ảnh và thương hiệu. Trong quá trình từng bước vươn ra châu lục thì AFF Cup vẫn là sân chơi làm bệ phóng. Những gì mà đội tuyển Việt Nam có được sau chức vô địch năm 2018 là minh chứng rõ nhất. Từ đó đến nay, đây là quãng thời gian bóng đá Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc, đi từ thành công này đến thành công khác: vô địch AFF Cup, giành HCV SEA Games 30. Các cấp độ từ đội tuyển quốc gia, U23 hay Olympic đều đã vượt ngưỡng, tiệm cận trình độ châu lục. Việc đang chơi ở vòng loại thứ 3 World Cup 2022 khu vực châu Á là sự khẳng định cho thành công đó.
Hiện đội tuyển Việt Nam được xếp ở hàng số 1 tại khu vực Đông Nam Á, nhưng xét trên mọi phương diện của bóng đá chuyên nghiệp, Việt Nam vẫn thua thiệt so với các nền bóng đá cùng khu vực. Việc mới chỉ lần thứ 2 vô địch Đông Nam Á là chưa đủ để đội tuyển Việt Nam khẳng định vị thế. Rõ ràng, sân chơi AFF Cup vẫn cần được chú trọng. Do đó, việc tuyển Việt Nam đặt mục tiêu bảo vệ chức vô địch cũng là điều rất được chú trọng.
Bên cạnh đó, sân chơi AFF Cup vẫn luôn nhận được sự quan tâm lớn của khán giả Việt Nam, nên thầy trò HLV Park Hang-seo sẽ nhận được nhiều kỳ vọng lớn. Chính vì thế, nhiệm vụ bảo vệ thành công chức vô địch vẫn là điều rất quan trọng ở thời điểm này.
"Những sân chơi khu vực là đòn bẩy quan trọng trong quá trình mà bóng đá Việt Nam vẫn đang từng bước ra sân chơi châu lục. Nên nhớ rằng, chúng ta mới chỉ tiệm cận sân chơi châu lục chứ chưa thực sự vươn tầm. Thế nên, những giải đấu như AFF Cup vẫn rất có giá" - Phó Chủ tịch VFF nhấn mạnh.
Với AFF Cup 2020, việc tuyển Việt Nam bảo vệ ngôi vương được xem là "nằm trong khả năng" của mình. Nhưng nếu thất bại, bóng đá khu vực sẽ cho rằng đó chỉ là "ăn may", kiểu phong độ nhất thời trong vài năm qua. Vì thế, AFF Cup lần này là để tuyển Việt Nam khẳng định lần nữa một cách vững chắc về vị thế lúc này ở Đông Nam Á.
Khách quan mà nói, các đội bóng trong khu vực đang dành sự tôn trọng rất lớn cho thành quả của đội bóng áo đỏ trong 3 năm trở lại đây. Mặt khác, nỗ lực để truất ngôi của thầy trò HLV Park Hang-seo của các đội bóng "hàng xóm" cũng chính là sự ghi nhận của đối thủ với vị thế của đội tuyển Việt Nam tại đấu trường khu vực. Nói vậy để thấy rằng, sẽ rất khó để những người đứng đầu bóng đá Việt Nam "buông" AFF Cup 2020 để tập trung cho vòng loại cuối cùng World Cup 2022 khu vực châu Á.
Không chọn Hải Phòng, tuyển Việt Nam vẫn đá vòng loại World Cup 2022 ở sân Mỹ Đình SVĐ Mỹ Đình đang được nâng cấp, cải tạo để đáp ứng tốt nhất việc thi đấu của đội tuyển Việt Nam trong thời gian tới. Chiều 16/9, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đã có cuộc họp với Tổng cục TDTT, đại diện Ban quản lý Khu Liên hợp Thể thao quốc gia Mỹ Đình. Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng vẫn...