Có nên trả ơn anh bằng “chuyện ấy”?
Nhìn vào mắt anh, cháu biết anh rất muốn làm “chuyện ấy” với cháu
Bác sỹ Liêm kính mến!
Cách đây 2 năm, anh theo đuổi cháu nhưng cháu không đồng ý. Anh cứ kiên trì theo cháu với hy vọng cháu sẽ đổi ý. Cho đến tận khi cháu thông báo đã có người yêu, anh vẫn tiếp tục nuôi hy vọng với lý luận: “Trên đời này chẳng thằng nào yêu em hơn anh yêu em, khi nào em cảm nhận được được điều đó thì anh vẫn chờ”.
Anh và cháu thỉnh thoảng vẫn đi uống cà phê cùng nhau để “tám” bởi cháu nhận thấy anh quá chân thật (mà cháu nghiệm thấy rằng cái gì quá cũng không tốt). Khi ở bên anh cháu luôn là “Bà Hoàng”. Cháu thích gì anh cũng chiều. Có lẽ anh là người hiểu cháu nhất bác sỹ ạ. Lúc bực tức, cháu luôn tìm đến anh và luôn cảm thấy được chia sẻ. Những lúc không có tiền tiêu cháu toàn xin anh và không cảm thấy ngượng ngùng gì cả.
Thế rồi cháu chia tay với mối tình đầu tiên vì cái tôi của hai người quá lớn và chẳng ai chịu sống vì ai cả. Nhưng cháu vẫn không yêu anh dù thời gian cháu và anh điện thoại và đi chơi cùng nhau nhiều hơn những gì cháu đã làm với người yêu. Đã có lúc cháu đề xuất: “ Anh hãy thử phá cách, hãy thử đểu với em có khi em lại yêu anh”. Nhưng anh trả lời mà cháu chẳng biết là thật hay là đùa cháu: “Đấy là tính cách của anh và anh lại càng không thể làm thế với em được!”.
Sau đó cháu có người yêu mới. Chúng cháu rất hợp với nhau cả về suy nghĩ và “chuyện ấy”. Cháu ngập tràn hạnh phúc với tình yêu mới đến mức cả tuần chẳng nhớ gọi điện hỏi thăm anh. Thế rồi sau cơn mê cháu mới phát hiện ra cháu đã yêu nhầm kẻ bắt cá hai tay. Lúc suy sụp nhất cháu mới nghĩ đến anh. Anh vẫn tốt và kiên nhẫn với cháu. Anh vẫn là chỗ dựa cho cháu mỗi khi cần chia sẻ và mỗi khi “cháy túi”.
Anh vẫn là chỗ dựa cho cháu mỗi khi cần chia sẻ và mỗi khi “cháy túi” (Ảnh minh họa)
Cháu đã nghĩ rất lâu về những người đàn ông đã đi qua cuộc đời mình. Nhưng tại sao cháu lại chẳng thể có cảm giác yêu đương, ham muốn làm “chuyện ấy” với anh như khi cháu ở bên cạnh những người đàn ông cháu đã từng yêu? Cháu đã có lúc nghĩ hay là cứ gật đầu với anh, nhưng cháu nghĩ như thế không phải tình yêu. Và như thế là cháu đã lợi dụng lòng tốt của anh. Hay là cháu trả ơn anh bằng cách làm chuyện ấy với anh. Nhìn vào ánh mắt của anh cháu biết là anh rất muốn làm chuyện ấy, nhưng lại rất tôn trọng cháu. Nhưng nếu như thế thì sau khi làm chuyện ấy, anh có khinh thường cháu không?
Video đang HOT
Cháu cảm ơn bác sỹ!
L.L.H (Thái Nguyên)
Bẫy tâm lý thường gặp trong tình yêu
L.L.H thân!
Câu cuối cùng trong thư cháu viết chính là chìa khóa cuộc tình của cháu. Chúng ta cùng phân tích câu này theo 3 đoạn như sau:
“Nhưng nếu thế…” có nghĩa là gì? “ Anh rất tôn trọng cháu dù nhìn vào ánh mắt của anh cháu biết là anh muốn làm chuyện ấy”. Trong khi đó, cháu lại tự đặt cho mình câu hỏi và tự trả lời “hay là cháu trả ơn anh bằng cách làm chuyện ấy với anh”. Khi cháu tự trả lời thì trong tiềm thức tâm lý có thể có một hoặc hai phương án trả lời khác mà cháu không muốn nó xuất hiện. Nhưng có một điều rất rõ ràng ở đây là cháu đã liên kết ơn nghĩa của mình với việc trả ơn bằng làm “chuyện ấy”. Chỉ phân tâm học mới biết là núp sau câu trả lời thật của cháu còn có những câu trả lời khác. Theo thuyết của Freud thì cha mẹ thương yêu con cái và con cái thương yêu cha mẹ. Giữa hai thế hệ vì là ruột thịt với nhau. Thế thì giữa cháu và anh ấy, quan hệ đùm bọc vô điều kiện giống như trong họ hàng khi cháu “cháy túi” nên cháu “khó” mà làm chuyện ấy (với anh) với mức độ “hấp dẫn” như với những người đàn ông khác đã đi qua cuộc sống của cháu.
“ … thì sau khi làm chuyện ấy…” có nghĩa là gì? Thì cũng không rõ là để trả ơn vì chính cháu cũng không hài lòng với câu mình đã tự trả lời. Nói cách khác là không phải làm chuyện ấy để trả ơn và để cảm ơn cái gì đó. Nhưng như thế thì cháu rung động trước cái gì, như thế nào và với ai? Cháu đã đi một vòng rồi trở về, giống như về nhà ba mẹ, hay về nhà người quá thân quen, đến mức cháu không còn cảm hứng gì là táo bạo, là nghĩa vụ phải trả ơn.
“ … anh có khinh thường mình không?” có nghĩa là gì? Thật ra là mình tự coi thường mình đấy. Anh ấy rất chờ đợi thì làm sao mà khinh thường người anh yêu. Nói cách khác, “Tôi” sợ anh ấy khinh thường vì qua bao nhiêu lần và qua bao nhiêu lâu, “Tôi” kiềm chế không cho cái tình yêu ấy bộc lộ ra chính vì trong tiềm thức tôi liên đới tình yêu (cho anh ấy) với một ơn, một nghĩa (cho gia đình). Nói cách khác hơn, con người không thể nào làm “chuyện ấy” vì ơn, vì nghĩa, trong gia đình và với gia đình.
Để kết luận, tôi nói thêm với cháu vài câu về tình yêu và chọn người yêu. Không ai có thể nói là trong tâm lý mình không có một khuôn mẫu về tình yêu. Mẫu ấy có hai tầng: Tầng cơ sở là từ cái gì thấy và biết trong gia đình giữa nam và nữ (không kể thế hệ). Tầng trên là những gì môi trường xã hội, bạn bè thêm vào giống hay không giống những gì đã biết trong gia đình và với gia đình. Như thế từ tình yêu quen biết trong gia đình (mà không bao giờ cho phép có “chuyện ấy”) người trẻ lớn lên chuyển cái tình yêu ấy ra ngoài thành hành động để cụ thể hóa những cảm hứng ấy với người mà, gia đình, xã hội, văn hóa cho phép. Những bẫy tâm lý thường gặp là nhầm tưởng tình yêu phải sống với những gì chưa từng biết và từng thấy nơi gia đình và bạn bè, lẫn lộn giữa kích động (hoặc những cái mới liên tục) với tình yêu…
Theo BDVN
Khốn khổ vì bệnh quá chung tình
Một cô gái ở Bắc Ninh ra Hà Nội, tìm đến trung tâm tư vấn tâm lý, mong muốn được giúp đỡ để quên người yêu cũ đã chia tay cách đây 6 năm.
Trong khi nhiều người kêu ca về những mối tình dễ đến dễ đi, thì cũng có những người khổ sở về chuyện không thể quên được mối tình đã mất. Chứng "quá chung thuỷ" không chỉ ảnh hưởng tới tâm lý, sức khoẻ, mà còn tới tương lai của người trong cuộc.
Một cô gái ở Bắc Ninh ra Hà Nội, tìm đến trung tâm tư vấn tâm lý, mong muốn được giúp đỡ để quên người yêu cũ đã chia tay cách đây 6 năm. Hành trang cô mang theo là 4 quyển nhật ký dày cộp, có chung tên gọi là "Anh còn nhớ hay anh đã quên".
Suốt những năm qua, cô đã sống day dứt, đau khổ vì chuyện tình yêu dang dở. Mọi tâm sự, kỷ niệm đã có hoặc do tưởng tượng, cô viết vào những cuốn nhật ký này. Nhiều chàng trai ngỏ lời nhưng cô khép chặt lòng mình, không cho ai một cơ hội gần gũi. Cô cũng muốn quên đi con người bội bạc, nhưng không thể quên được. Cô cũng biết mình dại, nhưng không biết phải làm sao.
Anh Trường là hiệu trưởng một trường cấp II ở giữa Thủ đô. Năm nay đã ngót 50 tuổi, nhưng anh cứ nhìn phụ nữ "chẳng khác gì đàn ông", bởi trái tim anh đã gửi trọn cho mối tình đầu hồi còn học đại học. Không phải không có lúc anh thấy cô đơn, muốn lấy vợ, nhất là khi bà mẹ già ngày đêm thúc giục. Nhưng mỗi khi gần gũi với phụ nữ nào, anh chỉ thấy bóng dáng người xưa.
Một cô gái quá đau khổ vì người yêu chia tay đã phát điên, phải vào bệnh viện tâm thần điều trị. Mặc dù anh người yêu đã lấy vợ, có con mấy năm rồi, nhưng cô vẫn ôm ấp hình ảnh của anh. Vào viện tâm thần mà cô vẫn hằng ngày đứng ở cửa phòng, thấy bóng dáng đàn ông đi qua là vẫy gọi tên người yêu.
Có thể một số bạn trẻ sẽ ca ngợi những người nói trên và cho họ là thuỷ chung nhưng thực tế, họ sống rất khổ sở trong sự dằn vặt, đau đớn. Các nhà khoa học còn cho rằng đó là một biểu hiện tâm lý... bất thường.
Các nhà tâm lý học khẳng định, ghi nhớ và lãng quên là hai công đoạn của quá trình trí nhớ, diễn ra song song. Nhờ có quên cái cũ mà con người mới có thể ghi nhớ những cái mới được. Trong não người cũng đã cài đặt sẵn sự lãng quên. Khi não đấu tranh với cảm giác đau khổ, buồn bã, thất tình, nó không ngừng tiết ra một chất gọi là cannabinoid. Chất này giúp ký ức mờ dần.
Nhà sinh vật người Pháp tên là Isabelle Mansuy nghiên cứu và chứng minh rằng não người có chức năng quên lãng tự nhiên để gạt bỏ đi những thông tin vô dụng, từ đó tiến hành tự bảo vệ hệ thống ký ức. Vì vậy, việc quá ghi nhớ những gì đau buồn, tiêu cực là một vấn đề tâm lý, cần điều chỉnh.
Một con người cái gì cũng nhớ, không biết quên bất cứ điều gì dù là niềm vui hay sự đau khổ thì sớm muộn cũng sẽ phát điên. May thay bộ não của chúng ta là một cái máy vi tính biết ghi nhớ những cái cần thiết, độc đáo và ấn tượng thôi. Có thể sau một bài phát biểu dài hàng chục trang của một học giả nào đó, ta chỉ ghi nhớ một vài điều mà ta cho là quan trọng nhất, còn lại là "xoá". Có thể trong số hàng chục người gặp gỡ hôm ấy, ta chỉ nhớ một gương mặt ấn tượng, một giọng nói đặc biệt mà thôi.
Làm sao chữa bệnh nhớ dai?
Những người mắc chứng "quá thuỷ chung" cũng chỉ là trường hợp đặc biệt của một hội chứng tâm lý được mang tên là "hội chứng nhớ quá độ". Những ám ảnh đau thương của quá khứ chiến tranh, những mất mát lớn do thiên tai, hoả hoạn gây ra, nỗi kinh hoàng của một vụ tai nạn, sự đau đớn của mất mát người thân... sẽ trở thành lực cản để chúng ta có cuộc sống bình thường, nếu như chúng không bị quên dần.
Với những người mắc chứng này, cần có sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý trị liệu. Những lời khuyên thông thường, sự phân tích lợi hại, sự khích lệ động viên của người thân không mấy hiệu quả, bởi nó đã quá đà, trở thành khó kiểm soát của lý trí của chính người trong cuộc. Phải dùng những "liệu pháp" khác nhau mới giúp người ta quên đi dần dần quá khứ của mình.
Các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra một thứ "thuốc lú", có tác dụng xoá nhoà ký ức thống khổ của người bị thương tổn tâm lý. Đó là thuốc ropranolol. Thật ra, đây là thuốc điều trị huyết áp cao, nhưng có tác dụng phụ là làm suy giảm trí nhớ. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là cũng làm mất luôn những kỉ niệm tốt đẹp muốn lưu giữ. Để giải quyết vấn đề này, nhà khoa học Stefano Zago cho rằng nên kết hợp tâm lý trị liệu với sử dụng thứ "thuốc lú".
Để xoá một kỷ niệm không vui, cần có thời gian và cả sự tích cực của người trong cuộc. Thời gian sẽ mất tác dụng nếu người trong cuộc luôn luôn "ôn lại" những điều muốn quên. Một cô gái sẽ không quên được "người yêu bội bạc", nếu thỉnh thoảng cô lại gặp anh ta, đêm đêm cô lấy những lá thư cũ ra để đọc, ghi hồi ký về những kỷ niệm đã có với nhau. Một anh chàng sẽ không quên được cô người yêu cũ, người đã mang đến cho anh nỗi buồn, nếu anh cố tình tìm kiếm một cô nào giống như cô đó để yêu hay lập hẳn một cái kho lưu lại những kỷ vật hai người đã tặng nhau.
Trong cuộc sống, sự nhớ và quên đều rất cần thiết. Người chồng biết quên những lỗi lầm của vợ sẽ làm cho cô ấy sung sướng, hạnh phúc. Nhưng nếu anh ta lại quên ngày sinh nhật, ngày cưới, những ngày kỷ niệm... thì sẽ vô cùng tai hại.
Ở một số nước còn có cả những trung tâm hỗ trợ, giúp mọi người mau quên. Đa số khách hàng của những trung tâm này là những người bị trầm cảm nặng. Hoặc một số dân tộc có tập tục là sau khi người thân quá cố, họ sẽ đốt sạch, huỷ sạch những gì liên quan đến người ấy. Họ tổ chức ăn uống, ca hát... cho vui. Đây có lẽ không phải là một sự tàn nhẫn, mà là một cái nhìn lạc quan, đúng đắn về cuộc sống, về tương lai.
Theo Gia Đình & Xã Hội
Yêu phải... cave Cô ấy đã từng qua đêm ở nhà nghỉ với rất nhiều chàng trai khác nhau (Ảnh minh họa) Tôi đau đớn khi nhận được những tin nhắn "chào mời" đầy khẩu dục của người yêu gửi cho cậu bạn thân của tôi... Tôi ngồi đây viết những dòng chữ này là khi tôi đang khóc trong đau khổ cho mối tình đầu...